Hành vi khách quan của tội này được quy định là hành vi đối xử tàn ác hoặc hành vi làm nhục. Đó là những hành vi có tính chất hành hạ, gây đạu đớn về thể xác, về tinh thần cho người lệ thuộc. Điều luật tuy không đòi hỏi hành vi này phải gây ra hậu quả thương tích …
1. Tội hành hạ người khác được quy định như thế nào?
Tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:
Điều 140. Tội hành hạ người khác1. Người nào đổi xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:a) Đổi với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhãn mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 3 ỉ % trở lén;c) Đối với 02 người trở lên.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
2. Bình luận tội hành hạ người khác?
Điều luật gồm 2 khoản. Trong đỏ, khoản 1 quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội hành hạ người khác; khoản 2 quy định trường hợp phạm tội tăng nặng.
– Dấu hiệu chủ thế của tội phạm
Chủ thể của tội này chỉ có thể là người có quan hệ lệ thuộc với nạn nhân, trong đó nạn nhân là người bị lệ thuộc. Trong thực tế có nhiều loại quan hệ lệ thuộc, trong đó có những quan hệ lệ thuộc do tính đặc biệt nên thuộc phạm vi điều chỉnh ở những điều luật riêng mà không thuộc phạm vi điều chỉnh của điều luật này như quan hệ lệ thuộc do quan hệ gia đình (Điều 185 BLHS) hoặc do quan hệ chỉ huy phục tùng trong các lực lượng vũ trang (Điều 397 BLHS). Theo đó, chỉ những quan hệ lệ thuộc chưa được quy định riêng như vậy mới thuộc phạm vi điều chỉnh của điều luật này (Điều 140 BLHS) như quan hệ lệ thuộc phát sinh do quan hệ công tác, do quan hệ tín ngưỡng V.V.. Do vậy, việc điều luật quy định dấu hiệu “nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185” là không cần thiết. Theo Điều 12 BLHS, chủ thể của tội này là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
– Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội này được quy định là hành vi đối xử tàn ác hoặc hành vi làm nhục. Đó là những hành vi có tính chất hành hạ, gây đạu đớn về thể xác, về tinh thần cho người lệ thuộc. Điều luật tuy không đòi hỏi hành vi này phải gây ra hậu quả thưong tích hay tổn hại cho sức khoẻ của người bị lệ thuộc nhưng hành vi đối xử tàn ác hoặc hành vi làm nhục phải ở mức độ nhất định để có tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.
– Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý. Chủ thể biết mối quan hệ giữa mình với nạn nhân cũng như biết tính chất của hành vi nhưng vẫn thực hiện.
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 01 năm đến 03 năm được áp dụng cho trường họp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– (Phạm tội) đổi vói người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, om đau hoặc người không có khả năng tự vệ: Đây là trường hợp nạn nhân của tội phạm là đối tượng cần được sự bảo vệ đặc biệt hon so với người bình thường và do vậy hành vi phạm tội đối với đối tượng này có tính nguy hiểm hơn trường hợp bình thường, thê hiện trước hết ở mức độ lỗi của chủ thể.
– Gây rối loạn tâm thần và hành vỉ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên: Đây là trường hợp đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cụ thể cho nạn nhân và do vậy hành vi phạm tội có tính nguy hiểm hơn trường hợp bình thường.
– (Phạm tội) đổi với 02 người trở lên: Đây là trường họp có nhiều nạn nhân và do vậy hành vi phạm tội cũng có tính nguy hiểm hơn trường họp bình thường.
3. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi được quy định như thế nào?
Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 144 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:
Điều 144. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tĩnh trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tủ từ 05 năm đến 10 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường họp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:a) Có tính chất loạn luân;b) Làm nạn nhân có thai;c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây roi loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60°/o;d) Phạm tội 02 lần trở lên;đ) Đổi với 02 người trở lên;e) Tái phạm nguy hiêm.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:a) Nhiều người cưỡng dâm một người;b) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;c) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.4. Người phạm tội còn có thể bị cẩm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
4. Bình luận tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
Điều luật gồm 4 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội cưỡng dâm người dưới 16 tuổi; các khoản 2, 3 quy định các trường họp phạm tội tăng nặng và khoản 4 quy định khung hình phạt bổ sung.
– Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm được quy định là chủ thể bình thường giống như ở tội cưỡng dâm. Theo Điều 12 BLHS, chủ thể của tội phạm này được quy định là người từ đủ 14 tuổi trở lên.
– Dấu hiệu hành vi khách quan
Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định giống như hành vi khách quan của tội cưỡng dâm. Đó là hành vi ép buộc (“khiến”) và hành vi giao cấu hoặc hành vỉ quan hệ tình dục khác. Trong đó, hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác là kết quả của hành vi ép buộc (“khiến”).
Nạn nhân (đối tượng tác động) của hành vi khách quan là người bị lệ thuộc hoặc là người đang ở trong tình trạng quẫn bách và ở độ tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Dấu hiệu về độ tuổi này là điểm khác so với tội cưỡng dâm.
Dấu hiệu “quan hệ lệ thuộc” và dấu hiệu “tình trạng quẫn bách có nội dung như hai dấu hiệu này ở tội cưỡng dâm.
Hành vi ép buộc ở tội phạm này được hiểu là lợi dụng quan hệ lệ thuộc hoặc hoàn cảnh quẫn bách của nạn nhân là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi để khống chế tư tưởng, buộc họ phải miễn cưỡng theo ý mình (miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác). Thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để khống chế nạn nhân có thể là đe dọa hoặc hứa hẹn. Nội dung của thủ đoạn (hành vi) đe dọa cũng như của thủ đoạn (hành vi) hứa hẹn tương tự như nội dung của hai thủ đoạn này ở tội cưỡng dâm.
– Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý. Chủ thể biết nạn nhân là người lệ thuộc mình hoặc biết họ là người đang trong tình trạng quẫn bách cũng như biết hành vi đe dọa hay hứa hẹn của mình là hành vi lợi dụng quan hệ lệ thuộc hoặc là hành vi lợi dụng tình trạng quẫn bách của nạn nhân để buộc họ phải miễn cưỡng cho giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. Ngoài ra, về lý thuyết, họ cũng phải biết độ tuổi của nạn nhân.
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Có tính chất loạn luân: Đây là trường hợp giữa người phạm tội và nạn nhân có quan hệ cùng dòng máu về trực hệ hoặc có quan hệ là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha và mối quan hệ đặc biệt này làm tăng tính nguy hiểm của hành vi phạm tội nên cũng làm tăng trách nhiệm hình sự
– Làm nạn nhãn có thai: Đây là trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự vì nạn nhân còn phải chịu thêm tác động tâm lý nặng nề do việc mang thai khi còn ít tuổi.
– Gãy thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rôì loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tốn thương cơ thế từ 31% đến 60°/o: Đây là trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự vì hành vi phạm tội còn xâm phạm nghiêm trọng đến sức khỏe của nạn nhân.
– Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường hợp chủ thể đã thực hiện nhiều hành vi phạm tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đối với cùng 01 nạn nhân hoặc đối với các nạn nhân khác nhau.
– Đối với 02 người trở lẽn: Đây là trường hợp chủ thể phạm tội cưỡng dâm đối với nhiều nạn nhân từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuối.
– Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp phạm tội thỏa mãn các dấu hiệu của tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 53 BLHS. Tình tiết nhân thân này của chủ thể làm tăng trách nhiệm hình sự của họ.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Nhiều ngiĩời cuồng dãm một người: Đây là trường họp đồng phạm cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi mà có nhiều người thực hiện hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác với cùng nạn nhân.
– Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61°/o trở lên: Đây là trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự vì hành vi phạm tội còn xâm phạm rất nghiêm trọng đến sức khỏe của nạn nhân.
– Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội: Đây là trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự vì hành vi phạm tội còn có thể làm cho nạn nhân bị lây nhiễm HIV, đe dọa đến tính mạng của họ.
– Làm nạn nhân chết hoặc tự sát: Trường hợp cưỡng dâm làm nạn nhân chết là trường hợp đã gây ra hậu quả nạn nhân chết và lỗi của người phạm tội đối với hậu quả này là lỗi vô ý. Nếu người phạm tội có lỗi cố ý đối với hậu quả chết người thì hành vi phạm tội của họ cấu thành tội giết người (Điều 123 BLHS) và tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Trường hợp cưỡng dâm làm nạn nhân tự sát là trường hợp nạn nhân do bị cưỡng dâm nên đã có hành vi tự tước đoạt tính mạng của mình. Giữa việc bị cưỡng dâm và việc tự sát có QHNQ với nhau.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là: cấm đảm nhiệm chức vụ,, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi được quy định như thế nào?
Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi được quy định tại Điều 152 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 cụ thể như sau:
Điều 152. Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi1. Người nào đánh trảo người dưới 01 tuổi, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:a) Có tổ chức;b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;c) Đối với người dưới 01 tuổi mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;d) Phạm tội 02 lần trở lên.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:a) Có tính chất chuyên nghiệp;b) Tái phạm nguy hiểm.4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
6. Bình luận tội đánh tráo người dưới 01 tuổi
Điều luật gồm 4 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội đánh tráo người dưới 01 tuổi; các khoản 2, 3 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 4 quy định khung hình phạt bổ sung.
Theo khoản 1 của điều luật, tội đánh tráo người dưới 01 tuổi có các dấu hiệu pháp lý sau:
– Dẩu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội đánh tráo người dưới 01 tuổi là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
– Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định là hành vi đánh tráo giữa các trẻ em dưới 01 tuổi với nhau. Đó là hành vi thay trẻ em dưới 01 tuổi này bằng trẻ em dưới 01 tuổi khác và qua đó tạo ra sự nhầm lẫn về các trẻ em này. Bố mẹ hoặc người có trách nhiệm của các trẻ em bị đánh tráo có thể đều bị mắc lừa nên nhận nhầm nhưng cũng có thể một trong số họ là người phạm tội (trực tiếp thực hiện việc đánh tráo hoặc xúi giục người khác đánh tráo hộ) nên không phải là người bị mắc lừa. Theo đó, đối tượng của tội phạm được quy định tại điều luật này chỉ có thể là trẻ em dưới 01 tuổi. Chỉ ở độ tuổi này, việc đánh tráo mới có thể gây ra được sự nhầm lẫn giữa các đối tượng với nhau.
– Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý. Trường họp nhân viên cơ sở y tế vô ý trao nhầm các đứa trẻ hoặc trường họp người mẹ bế nhầm con người khác đều không thuộc tội danh này vì họ chỉ có thể có lỗi vô ý.
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm đánh tráo người dưới 01 tuổi mà trong đó có sự câu kết chặt chẽ giữa những ngựời đồng phạm
– Lợi dụng chức vụ, qtcyền hạn, nghề nghiệp: Đây là trường hợp người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn hoặc có nghề nghiệp nhất định và đã sử dụng vị thế này khi thực hiện hành vi đánh tráo người dưới 01 tuổi.
– Đổi với người dưới 01 tuổi mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng: Đây là trường hợp phạm tội mà giữa người phạm tội và nạn nhân có quan hệ đặc biệt với nhau. Trong đó, người phạm tội là người có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng nạn nhân. Mối quan hệ đặc biệt này làm tăng tính nguy hiểm của hành vi phạm tội.
– Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường họp chủ thể đã thực hiện nhiều hành vi phạm tội đánh tráo người dưới 01 tuổi xảy ra cùng thời gian hoặc ở các thời gian khác nhau.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 07 năm đến 12 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Có tính chất chuyên nghiệp: Đây là trường hợp người phạm tội đã liên tiếp phạm tội đánh tráo người dưới 01 tuổi và coi việc phạm tội này như là nguồn thu nhập chính.0
– Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp phạm tội thỏa mãn các dấu hiệu của tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 53 BLHS. Tình tiết nhân thân này của chủ thể làm tăng trách nhiệm hình sự của họ.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 ưiệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group