Mô hình đánh đổi Williamson (Williamson trade-off model) là mô hình do O.Williamson (1932 – ) thiết lập để đánh giá những cái lợi có thể thu được (dưới dạng chi phí thấp hơn) và những cái bất lợi (dưới dạng giá cá cao hơn) từ sự sáp nhập. Mô hình này có thể dùng để đánh giá chính sách độc quyền tuỳ nghi.
Hình 80 mô tả một tình huống sáp nhập dự kiến. Sự sáp nhập này có thể tạo ra sức mạnh thị trường trong một thị trường trước đây mang tính cạnh tranh. Trong thị trường chưa có sự sáp nhập, các doanh nghiệp được giả định là sản xuất trên đường có chi phí bình quân giống hệt nhau và không thay đổi. biểu thị bằng AC. Giá cạnh tranh là OPi đúng bằng AC và đây là trạng thái cân bằng đem lại lợi nhuận bình thường. Mức sản lượng cạnh tranh là OOy.
Hình 80. Mô hình đánh đổi Williamson.
Ngược lại, doanh nghiệp sau khi sáp nhập sản xuất trên đường chi phí bình quân không đổi thấp hơn (AC2) và định giá bằng P2, không những vượt quá AC 2, mà còn vượt quá cả AC. Nghĩa là, giá cả cao hơn trường hợp cạnh tranh, mặc dù có sự hiện diện của kinh tế quy mô. Trong những tình huống như vậy, rõ ràng cần có sự đánh đổi phúc lợi giữa mức thiệt hại về thặng dư của người tiêu dùng do giá cao hơn (phần diện tích Aị) và mối lợi thu được từ tiết kiệm chi phí của người sản xuất (phần diện tích A2). Theo quy tắc đơn giản thì nếu A, vượt quá A2, người ta không cho phép sáp nhập. Ngược lại, nếu Aị vượt quá người ta cho phép sáp nhập.
Tuy nhiên, việc cho phép trong tình huống thứ hai cũng làm nảy sinh một số vấn đề. Ban đầu, mọi mối lợi về nết kiệm chi phí thu được từ sự hợp nhất đều thuộc về người sản xuất. Để làm lợi cho người tiêu dùng, chúng phải được chuyến cho họ. Nhưng do sự gia tăng sức mạnh độc quyền, không có lý do gì đảm bảo rằng điều này xảy ra.