1. Mớn nước là gì?

Mớn nước là độ chìm của tàu – khoảng cách theo chiều thẳng đứng, vuông góc với mặt nước, tính từ đáy tàu lên đến mặt nước – được gọi là mớn nước của tàu. Mớn nước thay đổi tùy theo thiết kế của tàu và không chỉ phụ thuộc vào trọng lượng của cả con tàu (bao gồm trọng lượng của bản thân tàu, mọi thứ có trên tàu như hàng hóa, nhiên liệu, phụ tùng…), mà còn phụ thuộc vào tỷ trọng của nước (density) mà tàu nằm trong đó. Mớn nước của tàu được thể hiện bằng dấu mớn nước (draft marks), kẻ ở đuôi tàu và mũi tàu. Thuật ngữ này còn được gọi là “draught”.

Ví dụ: Một tàu có mớn nước 9,00M, nghĩa là khoảng cách theo chiều thẳng đứng từ đáy tàu đến mặt nước là 9,00M.

Giới hạn mớn nước (Draught limitation) là độ sâu tối đa của sồng, biển mà thân tàu (hull) có thể ngập trong nước ở cảng hay nơi nào đó. Độ sâu này được tính theo mét hoặc foot (1 foot = 0,3048 m). So sánh giới hạn mớn nước với “bảng tải trọng” (deadweight scale) của tàu sẽ biết được trọng lượng hàng mà tàu có thể chở được.

Ý nghĩa của mớn nước

Trên thực tế, mớn nước của tàu sẽ được dùng để xác định độ sâu mà tàu có thể ra vào cảng biển, kênh đào, sông ngòi, v.v. Mớn nước của tàu có thể thay đổi tùy theo khối lượng hàng hóa trên tàu, vùng biển kinh doanh hoặc từng mùa nước nổi khác nhau.
Hiện nay có hai loại mớn nước được sử dụng:
– Một là Mớn nước khi tàu không chở hàng. Thông thường chiều cao thấp nhất sẽ được đo từ đáy tàu lên mặt nước.
– Hai là Mớn nước khi tàu chở hàng. Đây là độ cao lớn nhất đạt được tính từ đáy tàu lên mặt nước.
Thường vào mùa hè chiều cao mớn nước sẽ lớn hơn. Như vậy theo mớn nước của con tàu trong từng mùa, từng vùng nước mà con tàu di chuyển để người ta vẽ những vạch để xếp hạng mớn nước nhất định trên tàu. Dựa vào các vạch này để có thể căn chỉnh nhằm đảm bảo an toàn khi vận chuyển hàng bằng tàu trên biển. Vạch xếp hạng này được thể hiện như sau:

Mớn nước là gì? Độ sâu (Draft) là gì? Cách đọc mớn nước, độ sâu?

Trong đó:

– TF: Vạch xếp hàng ở vùng nước ngọt nhiệt đới.

– F: Vạch xếp hàng ở vùng nước ngọt.

– T: Vạch xếp hàng ở vùng nhiệt đới.

– S: Vạch xếp hàng mớn nước vào mùa hè

– W: Vạch xếp hàng draught vào mùa đông

Ngoài ra, một số vạch xếp hàng còn có một nấc thấp hơn là WNA, thường dành cho các tàu ở vùng Bắc Đại Tây Dương vào mùa đông.

Đặc biệt, các vạch xếp hàng T, S, WNA, W thường sẽ thể hiện cho mức mớn nước tối đa của tàu ở vùng nước mặn (vùng biển) do khi vào các dung môi khác nhau, trọng lượng và thể tích của tàu cũng sẽ khác nhau. Do vậy điều cần chú ý ở đây chính là việc tàu đi từ vùng biển này sang vùng khác cần phải đảm bảo tàu đi qua các vùng biển có độ mặn tương đương nhau. Đồng thời, mớn nước của nó không được lớn hơn mức mớn nước tối đa tại vùng biển khác đó.

Đọc mớn nước như thế nào?

Để nâng cao hiệu quả, độ chính xác của việc đọc mớn nước của tàu thì cần chú ý những điểm sau đây:

– Đọc mớn nước khi nước yên tĩnh để thước đo bề mặt nước được chính xác.

– Trường hợp có sóng gợn nhẹ hoặc trung bình thì tốt nhất nên đứng trên cầu cảng hoặc ca nô để đọc chỉ số mớn nước. Tuу nhiên khi dùng canô cần chú ý không chạу quá gần tàu, ở khoảng cách vừa đủ để có thể ᴠừa nhìn thấу thước đo mớn mà không tạo ѕóng lớn nhấp nhô gâу khó khăn cho ᴠiệc quan ѕát.

Việc quan sát mớn nước được ghi lại thống kê thành bảng dữ liệu. Mỗi lần quan ѕát cố đọc ѕố đo tại điểm giữa của đỉnh ѕóng ᴠà đáу ѕóng. Đọc nhiều lần lấу giá trị trung bình của bảng thống kê ta được giá trị của mớn nước. Lưu ý rằng, trong bất kỳ trong trường hợp nào khi đọc mớn nước đều phải nới lỏng хích neo ᴠà điều chỉnh dâу buộc tàu để đảm bảo chúng không ảnh hưởng đến mớn nước thực tế của tàu đo được.

 

2. Giám định mớn nước

Giám định mớn nước “draught survey” là một nghiệp vụ nhằm xác định khối lượng của hàng hóa, vật liệu được xếp lên hoặc dỡ xuống khỏi tàu thuyền. Giám định mớn nước (Draught survey) là kiểm tra tại cảng để xác định số lượng hàng có trên tàu.

Giám định khối lượng bằng phương pháp đo mớn nước dựa trên nguyên tắc xác định sự thay đổi lượng giãn trước và sau khi xếp hàng hoặc dỡ hàng khỏi tàu để tính ra khối lượng của hàng hóa.

Công việc được thực hiện thông qua việc đọc mớn nước ban đầu (initial draft) và mớn nước cuối (final draft) tại các vị trí mũi trái, mũi phải, giữa trái, giữa phải, lái trái, lái phải, kết hợp với việc đo tỉ trọng nước, đo khối lượng nước ballast, dầu, nước ngọt, v.v… tại các két và kết hợp với những thông số kỹ thuật của tàu tại mỗi lần đo để thực hiện tính toán ra khối lượng hàng hóa.

Trong nhiều trường hợp, tàu neo đậu để chuyền tải và xếp, dỡ hàng hóa tại vùng biển động, sóng nước dâng hạ với biên độ lớn khiến cho việc cắt mớn đúng lúc quyết định độ chính xác của phép đo.

Việc kiểm tra được tiến hành làm 2 giai đoạn:

– Trước và sau khi dỡ hàng. Trước khi dỡ hàng, giám định viên xác định mớn nước phía trước, mớn nước phía sau của tàu, có xem xét đến các yếu tố như tỷ trọng của nước tại nơi tàu đỗ, mức độ biến dạng (hog, sag) của vỏ tàu, trọng lượng giãn nước (displacement tonnage). Sau đó, giám định viên sẽ đo các két ở trên tàu để xác định số lượng nhiên liệu, nước ngọt, nước dằn (ballast). Sau khi tàu dỡ xong hàng, giám định viên sẽ làm lại những bước như trên để có được trọng lượng giãn nước mới.

– Tính số lượng hàng. Đây là bước tiếp theo sau khi dỡ hàng, giám định viên tính toán số lượng nhiên liệu, nước ngọt đã tiêu thụ trong quá trình dỡ hàng cũng như số lượng nước dằn đã bơm ra khỏi tàu, để từ đó tính được số lượng hàng. Phương pháp này đôi khi còn được sử dụng để làm cơ sở cho việc thanh toán tiền bán hàng, tiền cước vận chuyển đối với hàng rời / hàng xá.

 

3. Hiệu chỉnh mớn nước

Hiệu chỉnh mớn (Trim) là tương quan giữa mớn nước ở phía mũi và phía lái (phía sau) của tàu biển. Mớn nước cần được thay đổi để có mớn nước phù hợp, nhất là sau khi bốc hàng, để tàu hành trình an toàn và có hiệu quả kinh tế nhất về mặt tốc độ, tiêu hao nhiên liệu… Mớn nước phía mũi thường thấp hơn mớn nước phía lái.

Ví dụ: tàu có trọng tải khoảng 4.500 DWT, sau khi bốc xong hàng, tàu được điều chỉnh mớn nước phía mũi khoảng 6,6m, mớn nước phía lái khoảng 7,Om. Có nhiều cách để điều chỉnh mớn nước phía mũi và phía lái như: chất xếp hàng hóa trong hầm hàng ở những vị trí khác nhau, bơm nước dằn tàu từ két này sang két khác… Chú ý phân biệt thuật ngữ này với thuật ngữ “trim cargo” là san hàng rời (in bulk) trong hầm hàng để xếp được nhiều hàng hơn và tăng tính ổn định cho tàu.

 

4. Độ sâu “Draft” là gì?

Độ sâu của nước tại một cảng hay nơi nào đó. Thuật ngữ này còn được gọi là “draft”.

Ví dụ: Cảng có độ sâu là 9,5M. 

Độ sâu “draft” có mối liên hệ mật thiết đến mớn nước của tàu. Độ sâu của cảng phải lớn hơn mớn nước tối đa của tàu để đảm bảo tàu không bị chạm đáy cảng. Đồng thời khi vào cảng, độ sâu cũng được giảm dần để đảm bảo quá trình bốc dỡ hàng không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi sóng đáy.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật LVN Group về Mớn nước và Độ sâu – thuật ngữ dùng trong vận tải biển. Mong rằng nội dung trên hữu ích cho bạn đọc. Cảm ơn sự theo dõi của các bạn.