1. Câu hỏi 1: Hành vi tấn công hoặc bắt giữ người trên tàu biển, trên máy bay hoặc…

phương tiện hàng hải khác đang ở biển cả hoặc ở nơi không thuộc quyền tài  phán của quốc gia nào thì bị xử lý hình sự như thế nào?

Trả lời:

Điều 302 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định người thực hiện một trong các hành vi: tấn công tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác đang ở biển cả hoặc ở nơi không thuộc  quyền  tài phán của quốc  gia  nào; tấn công hoặc bắt giữ người trên  tàu  biển,  phương tiện  bay hoặc phương tiện hàng hải khác khác đang ở biển  cả hoặc  ở nơi không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào; cướp phá tài sản trên tàu biển, phương tiện bay hoặc  phương  tiện  hàng hải khác khác đang ở biển cả hoặc ở nơi không thuộc  quyền tài phán của quốc gia nào  thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Như vậy, hành vi tấn công hoặc bắt giữ  người  trên  tàu biển,  phương tiện  bay hoặc phương tiện hàng  hải khác  khác  đang ở biển cả hoặc  ở nơi không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào thuộc tội cướp biển có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

2. Câu hỏi 2: Người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng  thủ đoạn khác cản  trở…

người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật thì bị xử lý hình sự như thế nào?

Trả lời:

Điều 330 Bộ luật hình  sự  năm  2015 quy định về tội chống người thi hành công vụ. Theo đó, người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ  thực  hiện  hành vi trái pháp luật thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc  phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trường hợp phạm tội tổ chức hoặc phạm tội 02 lần trở  lên  hoặc  xúi giục,  lôi  kéo, kích động người khác phạm tội hoặc gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên hoặc tái phạm nguy hiểm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

3. Câu hỏi 3: Ông P đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình ép buộc người có thẩm quyền…

trong hoạt động tố tụng, thi hành án làm trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước thì bị xử lý hình sự về tội danh nào?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 372 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp  luật  như sau: người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án làm trái pháp  luật  gây  thiệt  hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 50.00.00 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Như vậy, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình  ép  buộc cấp dưới có thẩm quyền trong hoạt động tố  tụng,  thi hành  án  làm  trái pháp  luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước của ông P đã phạm tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật.

4. Câu hỏi 4: Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật bị…

phạt tù từ 02 năm đến 05 năm…trong các trường hợp nào theo quy định của Bộ luật hình sự 2015?

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 372 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định thì tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư  pháp làm trái pháp luật bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Dẫn đến ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật;
– Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt khác;
– Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

5. Câu hỏi 5: Hành vi dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác…

dưới bất kỳ hình thức nào trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì bị xử lý hình sự về tội danh nào?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 373 Bộ luật  hình sự năm 2015  quy định  về  tội dùng nhục  hình như sau: người nào trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các  biện pháp  đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào  cơ sở cai  nghiện bắt buộc mà dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục  nhân  phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Như vậy, người dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm của người khác dưới bất kỳ hình thức nào trong hoạt động tố tụng,  thi hành án hoặc  thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã phạm tội dùng nhục hình.

6. Câu hỏi 6: Người dùng nhục hình đối với người khác trong hoạt động tố tụng, thi hành án…

đối với người chưa thành niên hoặc người già yếu thì có bị xử lý hình sự nặng hơn so với người bình thường không?

Trả lời:

Người chưa thành niên, người già yếu là đối tượng yếu  thế  trong  xã  hội  cần được bảo vệ. Việc dùng nhục  hình  đối với người chưa thành niên  sẽ gây ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển thể lực cũng như tư tưởng, suy nghĩ và nhận thức của người chưa thành niên. Vì vậy, người dùng nhục hình đối với người khác trong hoạt động tố tụng, thi hành án đối với người chưa thành niên hoặc người già  yếu sẽ bị áp  dụng  khung hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Khoản 2 Điều 373 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định thì người dùng nhục hình đối với người khác trong hoạt động tố tụng, thi hành án bị phạt tù từ 02 năm đến 07  năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Đối với 02 người trở lên;
– Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
– Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
– Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 60%.

7. Câu hỏi 7: Người phạm tội dùng nhục hình, gây thương tích cho nạn nhân mà tỷ lệ…

thương tật tới 61% trở lên thì bị xử lý hình sự như thế nào?

Trả lời:

Khoản 3 Điều 373 Bộ luật hình sự năm  2015  quy định,  người phạm tội dùng nhục hình bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
– Làm người bị nhục hình tự sát.
– Phạm tội làm người bị nhục hình chết, thì bị phạt tù từ  12  năm đến 20  năm hoặc tù chung thân.
– Người phạm tội còn bịcấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

8. Câu hỏi 8: Người có hành vi sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai,…

hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc trong hoạt động tố tụng thì bị xử lý hình sự về tội danh nào?

Trả lời:

Người có hành vi sử dụng  thủ đoạn trái pháp luật (như đe dọa sẽ xử nặng hơn, đe dọa sẽ giam lâu, đe dọa dùng nhục hình, hỏi cung liên tục vào ban đêm…) ép buộc người bị lấy lời khai, hỏi cung  phải khai  ra thông tin liên  quan đến vụ án,  vụ việc  thì  bị xử lý hình sự về tội bức cung.
Cụ thể, Khoản 1 Điều 374 Bộ  luật hình sự năm 2015 quy định về tội bức cung  như sau: Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ  đoạn trái pháp  luật ép buộc người bị lấy lời khai, hỏi cung  phải khai ra thông tin  liên  quan đến vụ án,  vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Như vậy, người có hành vi sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép  buộc người bị lấy  lời khai, hỏi cung phải khai ra thông tin liên  quan đến vụ án,  vụ việc  trong hoạt động  tố tụng thì bị xử lý hình sự về tội bức cung.

9. Câu hỏi 9: Nhằm nhanh chóng kết thúc điều tra vụ án để lập thành tích, điều tra viên A đã ép…

buộc bị can phải nhận tội và đồng ý với những gợi ý về thực hiện hành vi phạm tội. Xin hỏi A sẽ bị xử lý hình sự như thế nào?

Trả lời:

A sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 2 Điều  374  Bộ  luật  hình sự năm 2015. Điều khoản này quy định như sau: Người phạm tội bức cung bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây:
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Đối với 02 người trở lên;
– Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
– Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, hỏi cung;
– Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
– Làm sai lệch kết quả khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử;
– Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật.

10. Câu hỏi 11: Thời gian vừa qua, một số vụ án nghiêm trọng có nêu về trường hợp bị án oan….

Nạn nhân đều khai rằng trong quá trình điều tra  bị bức  cung, không chịu được nên phải nhận tội. Xin hỏi, người thực hiện hành vi bức cung trong trường hợp này sẽ bị xử lý hình sự như thế nào?

Trả lời

Người phạm tội bức cung dẫn đến làm oan người vô tội như ông/bà hỏi, tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả xảy ra sẽ bị xử phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Theo khoản 4 Điều 374 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định, thì người phạm tội  bức cung bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc  tù chung  thân  nếu  phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

–              Làm người bị bức cung chết;

–              Dẫn đến làm oan người vô tội;

–              Dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

12. Câu hỏi 12: Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn ra lệnh, quyết định bắt, giữ…

giam người không có căn cứ theo quy định của luật thì bị xử lý hình sự về tội danh nào?

Trả lời

Khoản 1 Điều 377 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ  sung năm 2017 quy  định về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật. Theo đó, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện  một trong các  hành  vi: không ra quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo  quy định của  luật; ra lệnh,  quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật; không chấp hành quyết định trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của luật;  thực  hiện việc  bắt, giữ, giam người không có lệnh, quyết định theo quy định  của luật  hoặc  tuy  có lệnh, quyết định nhưng chưa có hiệu lực  thi hành;  không  ra  lệnh,  quyết định gia hạn tạm giữ, tạm giam  hoặc  thay  đổi,  hủy bỏ biện pháp  tạm giữ, tạm giam khi hết thời hạn tạm giữ, tạm  giam  dẫn đến người bị tạm  giữ,  tạm giam bị giam,  giữ quá hạn,  thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Như vậy, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn ra lệnh, quyết định bắt, giữ, giam người không có căn cứ theo quy định của luật thì  bị xử  lý  hình sự về  tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật.

13. Câu hỏi 13 : Trong trường hợp nào thì người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt…

giữ, giam người trái pháp luật có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm?

Trả lời

Theo khoản 2 Điều 377 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt,  giữ,  giam  người trái pháp  luật  bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

–              Giam, giữ trái pháp luật từ 02 người đến 05 người;

–              Làm người bị giam, giữ trái pháp luật bị tổn hại về sức khỏe với tỷ  lệ  tổn  thương cơ thể từ 31% đến 60%;

–              Làm người bị giam, giữ hoặc gia đình họ lâm  vào  hoàn  cảnh kinh tế đặc biệt  khó khăn;

–              Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.

14. Câu hỏi 14: Người đang bị giam, giữ hoặc đang bị áp giải, đang bị xét xử bị mà bỏ trốn…

thì bị xử lý hình sự như thế nào?

Trả lời

Theo quy định tại Điều 386 Bộ luật hình sự năm  2015,  người đang bị tạm giữ,  tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì  bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: có tổ chức; dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

15: Câu hỏi 15: H bị truy cứu trách nhiệm về tội tham nhũng, trên đường dẫn giải H ra Tòa án…

để xét xử sơ thẩm, nhóm “tay chân” của H đã dựng cảnh vụ tai nạn ngay  trước xe bít bùng để dừng xe, nhóm khác đến xịt thuốc mê  lái xe và người dẫn giải. Sau đó các đối tượng này đã phá khung sắt và cứu bị can thoát ra ngoài, bỏ trốn. Xin hỏi hành vi của nhóm người giải thoát cho bị can nêu trên sẽ bị xử lý hình sự như thế nào?

Trả lời

Trường hợp ông/bà hỏi được quy định  tại Điều 387 Bộ  luật  hình sự năm 2015, tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù.

Theo đó, người thực hiện hành vi đánh tháo  người bị bắt,  tạm giữ,  tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp  hành án phạt tù, nếu không thuộc  tội chống  phá cơ sở giam giữ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Nếu phạm tội thuộc một trong những trường hợp: có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải; đánh tháo  người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc người bị kết án tử hình, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trường hợp ông/bà nêu thuộc trường hợp phạm tội có tổ chức, vì  vậy nhóm  người thực hiện hành vi giải thoát, đánh tháo  bị can H sẽ bị xử phạt tù từ 05 năm đến  12 năm.

Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group