Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Thuế của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Thuế, gọi:  1900.0191

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;

Thông tư  45/2013/TT-BTCban hành ngày 25 tháng 4 năm 2013 hướng dẫn chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao Tài sản cố định;

Thông tư 92/2015/TT-BTC ban hành ngày 15 tháng 06 năm 2015 hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nahapj cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế;

Thông tư số 111/2013/TT-BTC ban hành ngày 15 tháng 08 năm 2013 hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân;

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Khi thay đổi phương pháp trích khấu hao tài sản cố định có cần thông báo với thuế hay không ?

>>> Căn cứ Khoản 4, Điều 13 Thông tư  45/2013/TT-BTC ban hành ngày 25 tháng 4 năm 2013 hướng dẫn chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao Tài sản cố định:

“4. Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng Tài sản cố định mà doanh nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng Tài sản cố định. Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng Tài sản cố định để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.”

2. Chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng phần vốn góp ngang giá thì tính thuế thế nào?

>>> Chuyển nhượng cổ phần :

Thuế Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần X 0,1 %

“Căn cứ theo Điều 16, Thông tư 92/2015/TT-BTC ban hành ngày 15 tháng 06 năm 2015 hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nahapj cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế

>>>Chuyển nhượng vốn góp:

Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng – Giá mua – Chi phí hợp lý liên quan

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp  = Thu nhập tính thuế X 20%

“Điểm d, Khoản 1, Điều 11,  Thông tư số 111/2013/TT-BTC ban hành ngày 15 tháng 08 năm 2013 hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân

Như vậy, nếu chuyển nhượng Cổ phần ngang giá thì vẫn phải nộp thuế trên từng lần chuyển nhượng, còn nếu chuyển nhượng vốn góp thì không phải nộp khi chuyển nhượng ngang giá.

3. Tính tiền thuế bị phạt?

  Công ty thành lập 2015 chưa thực hiện kê khai thuế (thành lập xong không làm gì hết ) đến năm 2017 bị đóng mã số thuế. 5/2019 muốn giải thể. Tính tiền thuế bị phạt theo quy định của luật. Tại thời điểm Mã số thuế bị đóng có tính thuế tiếp không ?

>>> Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế căn cứ theo Thông tư 166/2016/TT-BTC

Theo Khoản 3, Điều 7: “3. Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế quá thời hạn quy định trên 30 ngày.”

Theo Khoản 6, Điều 8“6. Phạt tiền 3.500.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

………..d) Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm.”

Căn cứ Điều 13. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

“Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của pháp luật bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận như sau:

1. Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu (trừ các trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này) hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 32 Luật quản lý thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 33 của Luật quản lý thuế, trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 9 Thông tư này và Khoản 9 Điều này.”

Ngoài ra bị phạt chậm nộp trên số tiền thuế nợ:

Từ ngày 01/01/2015 đến ngày 30/6/2016 thì số tiền phạt được xác định bằng:

Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp X 0,05% X Số ngày chậm nộp

Từ ngày 01/7/2016 cho đến nay thì tiền chậm nộp được tính như sau:

Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp X 0,03% X Số ngày chậm nộpTại thời điểm đóng Mã số thuế từ 2017 – 2019 doanh nghiệp vẫn phải nộp tờ khai, nộp thuế (lệ phí môn bài) vì trường hợp này Doanh nghiệp bị xếp vào “Doanh nghiệp bỏ trốn” nên vẫn phải nộp tất cả các tờ khai và thuế.

Khi Doanh nghiệp muốn giải thể bắt buộc phải mở mã số thuế, tức là phải hoàn thành tất cả nghĩa vụ liên quan đến thuế

Nếu như hành vi được thực hiện, phát hiện và xử lý tại thời điểm hiện tại thì áp dụng văn bản hiện hành là Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;

4. Hướng dẫn cách kê khai thay đổi giá giữa kỳ của tờ 01/tts.

Vd: Hợp đồng từ 1/1/2018 đến 31/12/2019. Từ ngày 1/1/2018  đến 30/4/2019 giá là 18tr. Bắt đầu từ 1/5/2019 tăng lên 20 tr.

>>> Căn cứ  Điểm a, Khoản 1, Điều 8, Thông tư 92/2015/TT-BTC

“a) Nguyên tắc khai thuế

– Cá nhân trực tiếp khai thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân nếu có tổng doanh thu cho thuê tài sản trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng.

– Cá nhân lựa chọn khai thuế theo kỳ thanh toán hoặc khai thuế một lần theo năm. Trường hợp có sự thay đổi về nội dung hợp đồng thuê tài sản dẫn đến thay đổi doanh thu tính thuế, kỳ thanh toán, thời hạn thuê thì cá nhân thực hiện khai điều chỉnh, bổ sung theo quy định của Luật Quản lý thuế cho kỳ tính thuế có sự thay đổi.”

5. Đăng ký người phụ thuộc

Nhân viên Nga đi làm ở cty A có đăng ký người phụ thuộc. 1/1/2019 đến 31/12/2019. Nhưng đến t5/2019 nhân viên nghỉ sang cty B có đăng ký lại người phụ thuộc, đến cuối năm quyết toán có tính giảm trừ người phụ thuộc của cả năm.

>>> Để được tính giảm trừ người phụ thuộc thì Công ty A sẽ đăng ký cắt giảm người phụ thuộc đến tháng 5/2019

 Nếu sang công ty B đăng ký lại người phụ thuộc để cột từ tháng 6/2019 thì sẽ được tính giảm trừ người phụ thuộc cho cả năm.

“Chi tiết tại Khoản 1, Điều 9, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ban hành ngày 15 tháng 08 năm 2013 hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân

6. Thuế từ việc cho thuê tài sản

Doanh thu dưới 100 triệu/năm không phải đóng thuế Thu nhập cá nhân + Giá trị gia tăng + thuế môn bài.  Doanh thu 100 triệu/năm đóng 5% thuế VAT+ 5% thuế Thu nhập cá nhân + thuế môn bài.

Ví dụ: A cho thuê nhà doanh thu 120 triệu / năm. A phải đóng thuế Thu nhập cá nhân = 5%*120 triệu; thuế Giá trị gia tăng = 5%*120 triệu. Vậy tại sao lại tính như vậy mà không tính mức doanh thu tính thuế là phần doanh thu vượt mức 100 triệu.

>>> Theo quy định của Thông tư 92/2015, tại Khoản 2, Điều 4 có quy định:

“a) Doanh thu tính thuế

Doanh thu tính thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản được xác định như sau:

a.1) Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cho thuê tài sản là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê và các khoản thu khác không bao gồm khoản tiền phạt, bồi thường mà bên cho thuê nhận được theo thỏa thuận tại hợp đồng thuê.

a.2) Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê tài sản là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê và các khoản thu khác bao gồm khoản tiền phạt, bồi thường mà bên cho thuê nhận được theo thỏa thuận tại hợp đồng thuê.

a.3) Trường hợp bên thuê trả tiền thuê tài sản trước cho nhiều năm thì doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân xác định theo doanh thu trả tiền một lần.”

Như vậy, Doanh thu tính thuế phải là tổng doanh thuê trả theo hợp đồng, chứ không phải phần chênh lệch trên 100 triệu / năm.

Trên đây là tư vấn, phân tích quy định pháp luật của chúng tôi. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp, bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế – Công ty luật LVN Group