1.Việt Nam gia nhập ASEM trong lĩnh vực chính trị 

– Việt Nam đã tham gia đầy đủ và tích cực vào các sinh hoạt chính trị của ASEM tại các hội nghị cấp cao, hội nghị bộ trưởng, các cuộc họp ASEM SOM, họp điều phối viên. – Tham gia xây dựng các văn kiện như khuôn khổ hợp tác Á-Âu, các tuyên bố của chủ tịch hội nghị nhằm xác định mục tiêu, nguyên tắc, cơ chế, ưu tiên, định hướng cho hợp tác ASEM. – Đề xuất đưa hợp tác ASEM, nhất là hợp tác kinh tế, đi vào thực chất tại Hội nghị cấp cao ASEM 5 và đã được các thành viên ủng hộ. – Đăng cai Hội nghị thượng đỉnh ASEM 5 tại Hà Nội năm 2004.

2.Trong lĩnh vực kinh tế

– Việt Nam đã tham gia xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động thuận lợi hoá thương mại (‘TFAP’): Xây dựng Danh sách các rào cản chung trong thương mại trên 8 lĩnh vực ưu tiên ban đầu của TFAP và một số rào cản chung khác. – Việt Nam đã tham gia xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động xúc tiến đầu tư (‘IPAP’); trong đó tham gia mạng thông tin về đầu tư ASEM, cung cấp thông tin cập nhật về tình hình đầu tư nước ngoài, các văn bản pháp luật, chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; cử người tham gia Nhóm chuyên gia về đầu tư (‘IEG’). – Việt Nam tích cực trao đổi tài chính, tham gia các chương trình hợp tác chống rửa tiền, trao đổi kinh nghiệm về quản lí nợ công. Việt Nam đã tận dụng được Quỹ tín thác ASEM (‘AFT’) cho tiến trình cải cách hệ thống tài chính-ngân hàng và hệ thống an ninh xã hội với sự trợ giúp hơn 20 dự án, giá trị trên 13 triệu USD. Một số dự án triển khai có hiệu quả như: Cải cách và phát triển hệ thống ngân hàng; cải cách các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam; thúc đẩy và cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước trong khu vực giao thông vận tải; Chương trình phát triển mạng lưới bảo đảm xã hội và tạo công ăn việc làm; cơ cấu khu vực ngân hàng; cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo và đào tạo các nhà lãnh đạo và quản lí về quản trị doanh nghiệp…

3. Một số khó khăn trong hợp tác ASEM 

Kể từ ASEM-5 tại Hà Nội, hợp tác kinh tế ASEM không có nhiều biến chuyển. Các hội nghị thường niên chính thức của kênh kinh tế như Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEM, Hội nghị các quan chức cao cấp về thương mại và đầu tư ASEM đều không thể tổ chức hoặc tổ chức không thành công do nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ do sự bất đồng quan điểm về tính định hướng của một số thành viên ASEM mà còn xuất phát từ bản thân cơ chế hợp tác của ASEM. Kể từ đầu năm 2004 đến nay, các vấn đề lớn liên quan đến nội dung kinh tế hầu như chưa được khai thông và định hướng. Chỉ có ba hội nghị chính thức của ASEM về kinh tế được tổ chức (sau khi trì hoãn nhiều lần), đó là Hội nghị các quan chức cao cấp (cấp vụ) về thương mại và đầu tư lần thứ 10 (SOMTI-10) tại Trung Quốc tháng 7/2005, Hội nghị không chính thức các quan chức cao cấp ASEM tại Hà Lan tháng 10/2005 và mới đây nhất là Hội nghị các quan chức cao cấp về thương mại và đầu tư ASEM lần thứ 11 (SOMTI-11) tại Xlô-vê-ni-a tháng 4/2008, song các hội nghị này chỉ mang tính chất gặp gỡ và trao đổi. Trong năm 2011, Việt Nam đã tham dự Hội nghị các quan chức cao cấp về thương mại và đầu tư ASEM, được tổ chức tại Brúc-xen, Bỉ vào tháng 2/2011 và cũng đã tranh thủ vận động các thành viên ASEM nối lại hợp tác kinh tế, trong đó có việc tổ chức Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEM đã bị trì hoãn trong nhiều năm qua.

4. Việt Nam tham gia các FTAs và thực trạng 

Đối với Việt Nam, FTAs không phải là sân chơi mới mẻ. Việt Nam đã tham gia AFTA từ năm 1996 và từ đó đến nay đã đàm phán, tham gia 7 FTAs khu vực và song phương với nhiều hình thức và nội dung khác nhau. Trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam đã kí kết và triển khai thực hiện Hiệp định thương mại tự do ASEAN (‘AFTA’), Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (‘ACFTA’), Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (‘AKFTA’), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (‘AJCEP’), Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu Di-lân (‘AANZFTA’), và Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ (‘AIFTA’). Ngoài ra, đến thời điểm tháng 2/2012, Hiệp định thương mại tự do ASEANEU đang tiếp tục đàm phán. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-Nhật Bản là FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, tiếp theo là FTA song phương với Chi-lê. Một số cam kết của Việt Nam trong FTAs đã cao hơn so với cam kết trong khuôn khổ gia nhập WTO. Trong thời gian tới, Việt Nam đứng trước cơ hội tham gia nhiều ‘sân chơi’ phức tạp hơn, như việc thực hiện Lộ trình hướng đến Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015, đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (‘TPP’), FTA song phương Việt Nam-EU, Hiệp định FTA Việt Nam với Khu vực thương mại tự do châu Âu (‘EFTA’), FTA Việt Nam-Liên bang Nga. Đối với Việt Nam, việc tham gia các FTAs sẽ nhằm thực hiện đường lối, chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.

Số lượng các hiệp định thương mại tự do đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua. Từ năm 1948 đến 1994, Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT), tiền thân của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã nhận được 124 thư thông báo. Kể từ năm 1995 trên 300 hiệp định thương mại đã được ban hành.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), số hiệp định thương mại tự do (FTA) ký kết giữa các quốc gia châu Á đã tăng từ 3 hiệp định năm 2000 lên 56 hiệp định vào cuối tháng 8 năm 2009. Mười chín trong tổng số 56 hiệp định thương mại tự do đó được ký giữa 16 nền kinh tế châu Á, một xu hướng có thể giúp cho khu vực này trở thành khối mậu dịch hùng mạnh.
 Việc hình thành các Hiệp định FTA hiện đang là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập, phát triển mà các quốc gia không thể đứng ngoài cuộc. Nhận thức rõ điều này, trong những năm qua Việt Nam rất tích cực tham gia đàm phán, ký kết các Hiệp FTA song phương và đa phương. Đến nay, Việt Nam đã chính thức tham gia, ký kết thực hiện. Tính đến tháng 9/2020, Việt Nam đã có 13 FTA có hiệu lực và hiện đang đàm phán 03 FTA. Trong số 13 FTA đã có hiệu lực và đang triển khai, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là FTA thế hệ mới đầu tiên mà Việt Nam tham gia, tiếp theo đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA).

4. Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi đàm phán

Hiệp định TPP Ngày 15/11/2010, Chủ tịch nước Việt Nam thông báo quyết định tham gia đàm phán Hiệp định TPP. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia đàm phán một FTA đa phương với tốc độ đàm phán nhanh, quy mô sâu rộng, mức độ cam kết cao và phức tạp, trong bối cảnh Việt Nam có trình độ phát triển thấp nhất trong số các nước tham gia đàm phán TPP.

1. Cơ hội

 – Việt Nam có cơ hội tham gia vào một FTA khu vực có phạm vi toàn diện; có cơ hội tiếp cận thị trường tất cả các nước thành viên TPP với điều kiện ưu đãi; kết nối nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế của Hoa Kỳ và các thành viên TPP khác, góp phần thúc đẩy đầu tư của Hoa Kỳ và các nước TPP vào Việt Nam. – Giúp Việt Nam phát triển về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, phát triển khuôn khổ pháp luật nhằm tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế. – Giúp Việt Nam có điều kiện tranh thủ sự hợp tác quốc tế để phục vụ chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, triển khai chiến lược hội nhập quốc tế nói chung và chiến lược đối ngoại ở khu vực châu ÁThái Bình Dương nói riêng, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

2. Thách thức

– Pháp luật lao động sẽ cần phải sửa đổi đạt tiêu chuẩn của các nước thành viên TPP, nhất là liên quan đến thoả ước lao động tập thể, quyền tổ chức nghiệp đoàn; – Việc tham gia TPP không làm cải thiện hơn quy chế nền kinh tế thị trường của Việt Nam; – Việt Nam có thể phải chấp nhận các cam kết ‘TRIPS+’ trong lĩnh vực IPRs và nhiều cam kết hơn trong lĩnh vực môi trường; – Việt Nam có thể phải chấp nhận gia nhập Hiệp định mua sắm chính phủ (‘GPA’). Tóm tắt Chương 3 Những hiệp định thương mại khu vực (‘RTAs’) thông thường nhằm mục đích hội nhập kinh tế, làm giảm những rào cản đối với sự dịch chuyển qua biên giới của các yếu tố kinh tế. RTAs có thể bao gồm một, một số hoặc tất cả ‘bốn tự do cơ bản’ – tự do dịch chuyển hàng hoá, tự do dịch chuyển dịch vụ, tự do dịch chuyển đầu tư, và tự do dịch chuyển lao động. Bên cạnh đó, các quan điểm chính trị đóng vai trò chỉ đạo trong việc kí kết các RTAs. Một trong những câu hỏi quan trọng trong chính sách thương mại quốc tế hiện nay là mối quan hệ giữa hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu. Các RTAs được điều chỉnh bởi những quy định của WTO. Mối quan hệ giữa các RTAs và luật WTO thường phức tạp trong việc áp dụng cả những quy định của RTAs và luật WTO. Những quy định của WTO đảm bảo rằng các RTAs sẽ tạo thuận lợi cho thương mại hơn là làm chệch hướng thương mại. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ ràng rằng trên thực tế RTAs làm chệch hướng hay khuyến khích thương mại toàn cầu. Pascal Lamy, Tổng thư kí WTO đã từng nói rằng: ‘…Tôi thấy rằng cuộc tranh luận về vấn đề chủ nghĩa khu vực là tốt hay xấu vẫn chưa có kết quả. Đây không phải là vấn đề chính. Chúng ta cần xem xét cách thức RTAs hoạt động và tác động của chúng đối với việc mở rộng thương mại và việc tạo ra các cơ hội kinh tế mới…’.Trên thực tế, RTAs có thể đồng thời làm chệch hướng và hỗ trợ hội nhập kinh tế toàn cầu. Hiện nay, các hiệp định khu vực và hiệp định song phương (xem Chương 4 của Giáo trình) là công cụ bổ trợ cho hệ thống thương mại toàn cầu, nhưng chúng không nhất thiết là công cụ thay thế. Sự thành công của hội nhập khu vực, dù là EU, NAFTA hay ASEAN, cũng phải dựa trên cơ sở thoả thuận và nhất trí được về lợi ích chính trị, kinh tế và dựa trên nền tảng pháp luật chung của các thành viên

5. Các FTA Việt Nam đang đàm phán 

– Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA (VN-EFTA FTA) (bao gồm 4 nước Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein) bắt đầu khởi động đàm phán từ tháng 5/2012. Hiện tại FTA này vẫn đang trong quá trình đàm phán.
– Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP – còn được gọi là ASEAN+6), được ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand bắt đầu đàm phán từ ngày 09/5/2013. Hiện tại Hiệp định này vẫn đang trong quá trình đàm phán.
– Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Isarel (VIFTA): được bắt đầu khởi động đàm phán từ ngày 02/12/2015, hiện tại FTA này vẫn đang trong quá trình đàm phán.
Nhìn lại các Hiệp định đã ký kết giữa Việt Nam và các đối tác cho thấy, Việt Nam luôn chủ động, tích cực, tham gia đàm phán. Cụ thể là:
– Hiệp định FTA Việt Nam – EU được khởi động từ tháng 6/2012 tại Brussels (Bỉ), đã trải qua 10 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ. Ngày 13/10/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Manuel Barroso đã có buổi thảo luận về kết thúc đàm phán FTA này. Hai bên tập trung giải quyết một số vấn đề then chốt để hướng tới việc thực hiện các cam kết đạt yêu cầu chất lượng cao và cân bằng trong tất cả các lĩnh vực đàm phán mở cửa thị trường (thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, mua sắm công) cũng như các quy định và quy tắc quản lý (đặc biệt là sở hữu trí tuệ, bao gồm chỉ dẫn địa lý của hai bên; doanh nghiệp nhà nước và bảo vệ
đầu tư…).

– Hiệp định FTA Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) được khởi động từ tháng 8/2012, sau 8 phiên đàm phán chính thức và 8 phiên họp giữa kỳ, hai bên đã đi đến thống nhất Hiệp định với phạm vi toàn diện, mức độ cam kết cao và bảo đảm cân bằng lợi ích. Nhân dịp Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN – Hàn Quốc, ngày 10/12/2014 tại Busan (Hàn Quốc), hai nước đã ký Biên bản thỏa thuận về Kết thúc đàm phán Hiệp định FTA – Hàn Quốc. Trong Hiệp định này, phía Hàn Quốc dành cho Việt Nam ưu đãi cắt, giảm thuế quan, tạo cơ hội xuất khẩu mới quan trọng đối với các nhóm hàng nông nghiệp, thủy hải sản chủ lực, công nghiệp dệt may, sản phẩm cơ khí và tạo cơ hội cho các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật trên nhiều lĩnh vực. Phía Việt Nam cũng dành ưu đãi cho Hàn Quốc với các nhóm hàng công nghiệp, nguyên phụ liệu dệt, may, nhựa, linh kiện điện tử, xe tải và xe con, phụ tùng ô tô, điện gia dụng, sắt thép, dây cáp điện, góp phần đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào một vài nước.
– Hiệp định FTA Việt Nam – Liên minh Hải quan Nga – Belarus – Kazacstan (VCYFTA), được khởi động vào tháng 3/2013. Sau 8 phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên họp giữa kỳ ở cấp kỹ thuật, hai bên đã thống nhất nội dung Hiệp định với phạm vi toàn diện, mức độ cam kết cao và bảo đảm cân bằng lợi ích, có tính đến điều kiện cụ thể của mỗi bên. Ngày 15/12/2014, hai bên đã ký kết Tuyên bố kết thúc đàm phán Hiệp định. Theo đó, phía Liên minh Hải quan đã dành cho Việt Nam ưu đãi về các mặt hàng như: nông sản, bao gồm tất cả các mặt hàng thủy sản và hàng công nghiệp như dệt, may, da giầy, đồ gỗ và một số sản phẩm chế biến. Đồng thời Việt Nam cũng mở cửa thị trường theo lộ trình cho Liên minh Hải quan đối với một số sản phẩm chăn nuôi, hàng công nghiệp, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải góp phần làm đa dạng hóa thêm thị trường tiêu dùng trong nước.

Luật LVN Group( sưu tầm và biên tập)