Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định về quản lý đất đai. Hành vi này được điều luật quy định cụ thể là:Giao đất đai trái pháp luật như giao đất trái thẩm quyền;………..
1. Khái quát chung
Vi phạm các quy định về quản lý đất đai, được hiểu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý Nhà nước về đất đai đã lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn để giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật.
Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai là hành vi lấn chiếm đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất, sử dụng đất trái với các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai.
2. Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai được quy định như thế nào?
Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai được quy định tại Điều 229 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định mới này đã có sự sửa đổi bổ sung nhất định nhằm làm rõ hơn nội dung điều luật cũng như nâng cao tính khả thi của việc áp dụng điều luật trong thực tế cụ thể như sau:
Điều 229. Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai1. Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trải quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Đất trồng lúa có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 30.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp cỏ diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 40.000 mét vuông (m2);b) Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng đổi với đất nông nghiệp hoặc từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp;c) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.2. Phạm tội thuộc một trong các ưường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:à) Có tố chức;b) Đất trồng lúa có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 70.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đen dưới 100.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 40.000 mét vuông (m2) đến dưới 80.000 mét vuông (m2);c) Đất có giả trị quyền dụng đất được quy thành tiền từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 7.000.000.000 đồng đổi với đất nông nghiệp hoặc từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 15.000.000.000 đồng đổi với đất phi nông nghiệp;d) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:a) Đất trồng lúa có diện tích 70.000 mét vuông (m2) trở lên; đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích 100.000 mét vuông (m2) trở lên; đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích 80.000 mét vuông (m2) trở lên;b) Đất có giả trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền 7.000.000.000đồng trở lênđốivớiđất nông nghiệp hoặc 15.000.000.000 đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp.4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cẩm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
3. Bình luận
3.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này được quy định là người có chức vụ, quyền hạn trong quản lý đất đai.Đây là tội phạm đòi hỏi dấu hiệu chủ thể đặc biệt. Chủ thể của tội phạm phải là người có chức vụ, quyền hạn liên quan đến việc quản lí đất đai.
3.2 Mặt khách thể
Tội phạm xâm phạm chế độ quản lí nhà nước về đất đai.
3.3 Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm
Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai được quy định tại Điều 229 Bộ luật hình sự 2015 được xác định khi người phạm tội có một trong các hành vi: Có hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn để giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật. Bên cạnh đó người có hành vi nêu trên phải thuộc một trong các trường hợp sau đây: Đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn; gây hậu quả nghiêm trọng (Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này).
Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định về quản lý đất đai. Hành vi này được điều luật quy định cụ thể là:
+ Giao đất đai trái pháp luật như giao đất trái thẩm quyền;
+ Thu hồi đẩt đai trái pháp luật như thu hồi đất đã giao cho người thuê khi chưa hết thời hạn thuê mà không tuân thủ quy định của Luật đất đai;
+ Cho thuê đất trái pháp luật như cho người thuê đất sử dụng trái mục đích;
+ Cho phép chuyển quyền sử dụng đất trái pháp luật như cho phép chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất trái luật;
+ Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật như cho phép chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở trái pháp luật.
Các hành vi vi phạm trên bị coi là tội phạm nếu có một trong các dấu hiệu sau:
+ Đất trồng lúa có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) trở lên; đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) trở lên; đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) trở lên;
+ Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền từ 500 triệu đồng trở lên đối với đất nông nghiệp hoặc từ 01 tỷ đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp;
+ Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm: Đây là dấu hiệu được quy định bổ sung và theo đó hành vi vi phạm chưa đến mức được quy định của hai trường hợp trên vẫn bị coi là tội phạm nếu chủ thể có đặc điểm nhân thân này.
Người phạm tội có hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định về quản lý đất đai. Thể hiện ở các hành vi cụ thể:
Giao đất đai trái pháp luật như giao đất trái thẩm quyền;
Thu hồi đất đai trái luật như thu hồi đất đã giao cho người dân thuê, nhưng khi chưa hết thời hạn thuê đã thu hồi mà không tuân thủ quy định của Luật đất đai;
Cho thuê đất trái pháp luật như cho người dân thuê đất sử dụng trái mục đích;
Cho phép chuyển quyền sử dụng đất trái pháp luật. Ví dụ: cho phép chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đai trái pháp luật;
Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật. Ví dụ:cho phép chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở trái pháp luật.
Người phạm tội có thể thực hiện một hành vi hoặc nhiều hành vi trong các hành vi kể trên.
Các hành vi nói trên chỉ bị coi là tội phạm nếu kèm theo một trong các dấu hiệu sau:
Đất trồng lúa có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 30.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phòn hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 40.000 mét vuông (m2) (a)
Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng đối với đất phi nông nghiệp; (b)
Đã bị xử lý kỉ luật về hành vi này mà còn vi phạm. Mặc dù điều luật không quy định rõ, nhưng trên cơ sở tinh thần của điều luật, có thể hiểu, trong trường hợp này, người phạm tội đã thực hiện một trong các hành vi kể trên như thu hồi đất đai trái pháp luật, cho thuê đất trái pháp luật…với định mức về diện tích đất, giá trị quyền sử dụng đất thấp hơn quy định ở trường hợp (a) hoặc (b) kể trên nhưng lại thõa mãn dấu hiệu đã bị xử lí kỉ luật về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm.
3.4 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý.
3.5 Khung hình phạt
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Có tổ chức: Đây là trường họp đồng phạm vi phạm quy định về quản lý đất đai mà trong đó có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm;(5,7)
– Đất trồng lúa có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 70.000 mét vuông (m2); đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2); đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích từ 40.000 mét vuông (m2) đến dưới 80.000 mét vuông (m2);
– Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiên từ 02 tỷ đồng đến dưới 07 tỷ đồng đối với đất nông nghiệp hoặc từ 05 tỷ đồng đến dưới 15 tỷ đồng đối với đất phi nông nghiệp;
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội: Đây là trường hợp phạm tội đã gây tác động xấu đến xã hội, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân hoặc gây phản ứng, bức xúc trong dư luận xã hội.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 05 năm đến 12 năm được áp dụng cho trường họp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Đất trồng lúa có diện tích 70.000 mét vuông (m2) trở lên; đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất có diện tích 100.000 mét vuông (m2) trở lên; đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp có diện tích 80.000 mét vuông (m2) trở lên;
– Đất có giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền 07 tỷ đồng trở lên đối với đất nông nghiệp hoặc 15 tỷ đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể áp dụng đối với người phạm tội) là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 150 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group