Điều luật không mô tả hành vi khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử thừa nhận hành vi khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi lợi dụng chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản công khai chiếm đoạt tài sản
1. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định như thế nào?
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 cụ thể như sau:
Điều 172. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giả từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000. óoo đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;c) Gây ảnh hưởng xẩu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;d) Tài sản là phưong tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;b) Hành hung để tẩu thoát;c) Tái phạm nguy hiểm;d) Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ;đ) (được bãi bỏ)3. Phạm tội thuộc một trong các trường họp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;b) (được bãi bỏ)c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;b) (được bãi bỏ)c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tĩnh trạng khẩn cẩp.5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
2. Bình luận tội công nhiên chiếm đoạt tài sản?
Điều luật gồm 5 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; các khoản 2, 3, 4 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 5 quy định khung hình phạt bổ sung.
2.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Điều luật không mô tả hành vi khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử thừa nhận hành vi khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi lợi dụng chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản công khai chiếm đoạt tài sản của họ. Theo đó, dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi chiếm đoạt tài sản như ở tội cướp giật tài sản. Dấu hiệu phân biệt hành vi chiếm đoạt ở tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội cưóp giật tài sản cũng như với một số tội phạm khác là các đặc điểm sau của hành vi chiếm đoạt:
– Hành vi chiếm đoạt tài sản có tính công khai như ở hành vi cướp giật; (nhưng)
– Hành vi này xảy ra trong hoàn cảnh người chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản. Do vậy, người phạm tội không cần và không có ý định sử dụng thủ đoạn nào khác để đối phó với chủ tài sản. Người phạm tội không dùng vũ lực, không đe dọa dùng vũ lực, không uy hiếp tinh thần cũng như không nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng lẩn tránh.
– Dấu hiệu phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản chỉ là vỉ phạm
Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản khi thoả mãn một trong các dấu hiệu sau:
– Tài sản chiếm đoạt trị giá từ 02 triệu đồng trở lên;
– Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt, có thể là hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản hoặc hành vi trộm cắp tài sản hoặc hành vi chiếm đoạt khác (về dấu hiệu này, xem thêm bình luận Điểu 134 BLHS);
– Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản (được quy định tại một trong các điều 168, 169, 170, 173, 174, 175) hoặc về tội được quy định tại Điều 290 (các hành vi chiếm đoạt có sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử) và chưa được xoá án tích (về dấu hiệu này, xem thêm bình luận Điều 134 BLHS);
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội (gây ra tâm lý lo lắng trong dân cư về an ninh, trật tự, an toàn xã hội).
– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ (như xe máy dùng để chở khách và tiền thu được từ việc chở khách là khoản thu chính của gia đình).
2.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý.
2.4 Khung hình phạt
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng: Đây là trường hợp tài sản chiếm đoạt trị giá từ 50 triệu đồng trở lên nhưng dưới mức 200 triệu đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng thứ hai được quy định tại khoản 3 của điều luật).
– Hành hung để tẩu thoát: Đây là trường họp người phạm tội đã có hành vi chống trả lại việc bắt giữ để tẩu thoát. Việc chống trả này không đòi hỏi phải gây thương tích. Mục đích của việc chống trả là nhằm để tẩu thoát. Nếu nhằm để giữ bằng được tài sản vừa công nhiên chiếm đoạt thì là trường họp chuyển hoá từ công nhiên chiếm đoạt tài sản sang cướp tài sản.
– Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thoả mãn các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 53 BLHS.
– Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ: Đây là trường hợp phạm tội mà đối tượng bị chiếm đoạt là loại tài sản có ý nghĩa đặc biệt về mặt an sinh xã hội. Đó là hàng cứu trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước hoặc của tổ chức quốc tế hoặc của tổ chức, cá nhân nước ngoài. Đây là tài sản không chỉ có giá trị, giá trị sử dụng như tài sản bình thường mà còn có giá trị tinh thần. Đặc điểm đặc biệt này của tài sản bị chiếm đoạt làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi công nhiên chiếm đoạt.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng: Đây là trường họp tài sản chiếm đoạt trị giá từ 200 triệu đồng trở lên nhưng dưới mức 500 triệu đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng thứ ba được quy định tại khoản 4 của điều luật).
– Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh: Đây là trường họp phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản mà chủ thể đã lợi dụng tình trạng thiên tai hoặc tình trạng dịch bệnh khi thực hiện hành vi phạm tội.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên: Đây là trường họp tài sản bị công nhiên chiếm đoạt trị giá từ 500 triệu đồng trở lên.
– Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tĩnh trạng khẩn cấp: Đây là trường hợp phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản mà chủ thể đã lợi dụng tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp khi thực hiện hành vi phạm tội.
Khoản 5 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
3. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định thế nào?
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 cụ thể như sau:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sảnl. Người nào bằng thủ đoạn gian dổi chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 thảng đến 03 năm:a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vỉ chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;b) Đã bị kểt án về tội này hoặc về một trong các tội qưy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vỉ phạm;c) Gây ảnh hưởng xẩu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đĩnh họ.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thỉ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:a) Có tổ chức;b) Có tính chất chuyên nghiệp;c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;d) Tái phạm nguy hiểm;đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;g) (được bãi bỏ)3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;b) (được bãi bỏ)c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;b) (được bãi bỏ)c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tĩnh trạng khẩn cấp.5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cẩm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
4. Bình luận tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Điều luật gồm 5 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; các khoản 2, 3, 4 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 5 quy định khung hình phạt bổ sung.
Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
4.1 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm hai hành vi khác nhau. Trong đó, một hành vi được điều luật quy định là thủ đoạn thực hiện hành vi thứ hai. Đó là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt. Hành vi lừa dối là thủ đoạn để thực hiện hành vi chiếm đoạt, còn hành vi chiếm đoạt là mục đích và là kết quả của hành vi lừa dối.
Hành vi lừa dối được hiểu là hành vi (cố ý) đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật.
Xét về mặt khách quan, hành vi lừa dối là hành vi đưa ra những thông tin giả. về mặt chủ quan, người phạm tội biết đó là thông tin giả nhưng mong muốn người khác tin đó là sự thật. Hành vi lừa dổi như vậy có thể được thực hiện qua lời nói, qua việc xuất trình những giấy tờ sai sự thật hoặc qua những việc làm cụ thể (đưa sai, đưa thiếu, đếm thiếu v.v..).
Hành vi lừa dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện là nhằm thực hiện việc chiếm đoạt tài sản. Những hành vi lừa dối nhằm mục đích khác dù mục đích này có tính tư lợi cũng không phải là hành vi phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội lừa đảo có hai hình thức thể hiện cụ thể:
– Neu tài sản bị chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của chủ tài sản thì hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi nhận tài sản từ người bị lừa dối. Vì đã tin vào thông tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã giao nhầm tài sản. Khi nhận được tài sản cũng là lúc người phạm tội lừa đảo đã làm chủ được tài sản định chiếm đoạt và người bị lừa dối đã mất khả năng làm chủ tài sản đó trên thực tế. Ở thời điểm này, tội phạm được xác định là tội phạm hoàn thành.
– Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang ở trong sự chiếm hữu của người phạm tội thì hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi giữ lại tài sản đáng lẽ phải giao cho người bị lừa dối. Vì đã tin vào thông tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã nhận nhầm tài sản (nhận thiếu, nhận sai loại tài sản được nhận) hoặc không nhận. Khi người bị lừa dối nhận nhầm hoặc không nhận tài sản cũng là lúc người phạm tội lừa đảo đã làm chủ được tài sản bị chiếm đoạt và người bị lừa dối đã mất tài sản đó. Ở thời điểm này, tội phạm được xác định là tội phạm hoàn thành.
Thông thường hành vi chiếm đoạt tài sản xảy ra kể tiếp ngay sau hành vi lừa dối. Nhưng cũng có trường hợp giữa hai hành vi này có khoảng cách nhất định về thời gian. Ở đây cần chú ý tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ coi là hoàn thành khi hành vi chiếm đoạt đã xảy ra.
4.3 Dấu hiệu phân biệt giữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với hành vỉ lừa đảo chiếm đoạt tài sản
chỉ là vi phạm
Theo điều luật, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi thoả mãn một trong các dấu hiệu sau:
– Tài sản chiếm đoạt trị giá từ 02 triệu đồng trở lên;
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt (có thể là hành vi trộm cắp tài sản, hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản hoặc hành vi chiếm đoạt khác);
– Đã bị kết án về tội chiếm đoạt hoặc tội được quy định tại Điều 290 (các hành vi chiếm đoạt có sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử) và chưa được xoá án tích;
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội (gây ra tâm lý lo lắng trong dân cư về an ninh, trật tự, an toàn xã hội);
– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ (như xe máy dùng để chở khách và tiền thu được từ việc chở khách là khoản thu chính của gia đình).
4.4 Khung hình phạt
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt này được áp dụng cho trường hợp phạm tội mà trị giá tài sản bị lừa đảo dưới 50 triệu đồng.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Có tổ chức: Đây là trường hợp phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện dưới hình thức đồng phạm mà trong đó có sự câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm.
– Có tỉnh chất chuyên nghiệp: Đây là trường hợp người phạm tội đã liên tiếp phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và coi việc phạm tội này như là nguồn thu nhập chính.
– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng: Đây là trường hợp tài sản lừa đảo trị giá từ 50 triệu đồng trở lên nhưng dưới mức 200 triệu đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng thứ hai được quy định tại khoản 3 của điều luật).
– Tải phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thoả mãn các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 53 BLHS.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tồ chức: Đây là trường họp phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chủ thể đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình hoặc danh nghĩa cơ quan, tổ chức khi thực hiện hành vi lừa dối. Nạn nhân của tội phạm bị mắc lừa là do tin vào chức vụ, quyền hạn của người phạm tội hoặc do tin vào cơ quan, tổ chức mà người phạm tội đã nhân danh.
– Dùng thủ đoạn xảo quyệt: Đây là trường họp phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chủ thể đã dùng thủ đoạn tinh vi để có thể lừa dối được nạn nhân.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội cỏ một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Chiếm đoạt tài sản trị giả từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng: Đây là trường họp tài sản bị lừa đảo trị giá từ 200 triệu đồng trở lên nhưng dưới mức 500 triệu đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng thứ ba được quy định tại khoản 4 của điều luật).
– Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh: Đây là trường họp phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chủ thể đã lợi dụng tình trạng thiên tai hoặc tình trạng dịch bệnh khi thực hiện hành vi phạm tội.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ ba là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên: Đây là trường họp tài sản bị lừa đảo trị giá từ 500 triệu đồng trở lên.
– Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tĩnh trạng khẩn cấp: Đây là trường hợp phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chủ thể đã lợi dụng tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp khi thực hiện hành vi phạm tội.
Khoản 5 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đen 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group