1. Câu hỏi 1: Cán bộ điều tra của các cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội…

nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn gì khi được được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra?

Theo khoản 3 Điều 40 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, cán bộ điều tra của các cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân khi được được giao nhiệm  vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
– Lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về  tội phạm;  lấy  lời khai của những  người có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm;
– Lập hồ sơ vụ án hình sự;
– Lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người làm chứng, bị hại, đương sự;
– Tiến hành khám nghiệm hiện trường;  thi hành  lệnh  khám xét,  thu giữ,  tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án;
– Giao, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố  tụng khác  theo  quy định của Bộ luật này.

2. Câu hỏi 2: Người bắt, giữ, giam người khác trái pháp luật mà làm cho người bị bắt, giữ,…

giam hoặc gia đình họ lâm vào  hoàn cảnh kinh tế  đặc biệt khó khăn thì bị xử lý hình sự như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 157 Bộ  luật  hình sự năm 2015  (sửa đổi,  bổ sung năm 2017), người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật mà phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
– Có tổ chức;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
– Đối với người đang thi hành công vụ;
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Đối với 02 người trở lên;
– Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai,  người già  yếu  hoặc  người không có khả năng tự vệ;
– Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia  đình họ  lâm vào  hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;
– Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc  gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
Theo đó, trường hợp người bắt, giữ, giam người khác trái pháp luật mà làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ  lâm vào  hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

3. Câu hỏi 3: Người bắt, giữ, giam người khác trái pháp luật mà có hành vi tra tấn, đối xử hoặc…

trừng phạt tàn bạo vô nhân đạo hoặc  hạ  nhục  nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam thì bị xử lý hình sự như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 157 Bộ  luật  hình sự năm 2015  (sửa đổi,  bổ sung năm 2017), người nào bắt, giữ hoặc giam  người  trái  pháp  luật  mà  phạm  tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
– Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát;
– Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam;
– Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc  gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
Theo đó, người bắt, giữ, giam người khác trái pháp  luật  mà  có  hành  vi tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô  nhân đạo hoặc  hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

4. Câu hỏi 4: Anh V là trưởng phòng Tổ chức cán bộ của một đơn vị sự nghiệp công lập…

Vì muốn đưa người thân của mình vào công ty, anh V đã đe dọa buộc viên chức C phải thôi việc. Hành vi của anh V đã có dấu hiệu của tội gì và  có thể bị  xử lý hình sự như thế nào?

Khoản 1 Điều 162, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật như sau: Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác  mà thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì  bị phạt  tiền  từ  10.000.000  đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt  tù từ 03 tháng đến 01 năm:
– Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;
– Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;
– Cưỡng ép, đe dọa buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc.
Như vậy, hành vi nêu trên của anh V đã có dấu hiệu của tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật, theo đó hành vi này có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo  không giam giữ đến  01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Nếu phạm tội đối với 02 người trở lên; đối với phụ nữ mà biết là có thai; đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; làm người bị buộc thôi việc,  người bị sa thải tự sát; gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc  đặc  biệt  nghiêm trọng khác, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

5. Câu hỏi 5: Ông C đe dọa dùng vũ lực để cản trở chị D khiếu nại, tố cáo các hành vi…

vi phạm pháp luật của ông. Hành vi của ông C có thể  bị  xử lý hình sự về tội  danh nào? Mức xử lý hình sự đối với tội danh này được quy định như thế nào?

Khoản 1 Điều 166, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo. Theo đó, người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác cản trở việc khiếu nại,  tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.
Như vậy, hành vi đe dọa dùng vũ lực của  ông C nhằm cản trở chị D thực  hiện  việc khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp  luật  của  ông C  đã phạm tội  xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo và  bị  phạt  cải tạo  không giam  giữ  đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Nếu phạm tội có tổ chức; trả thù người khiếu nại, tố cáo;  lợi  dụng  chức  vụ, quyền hạn thực hiện  hành vi;  dẫn đến biểu tình; làm  người khiếu nại, tố cáo tự sát, thì  bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

6. Câu hỏi 6: Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác…

cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị xử lý hình sự như thế nào?

Điều 167 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp  cận thông tin, quyền biểu tình của công dân. Theo đó,  người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,  tiếp  cận thông tin,  quyền biểu  tình của công dân, đã bị xử lý kỷ  luật hoặc  xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo  không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ  03 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.

7. Câu hỏi 7: Người có hành vi cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ,…

ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác có thể bị xử lý hình sự không? Trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị xử lý như thế nào?

Theo Điều 181 Bộ luật hình sự năm 2015, thì hành vi cưỡng ép hoặc  cản trở  người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác là hành vi có dấu hiệu của tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện,  tiến  bộ, cản trở ly hôn tự nguyện.  Trường hợp  vi phạm  lần đầu thì không bị xử lý hình sự về hành vi này mà bị xử phạt vi phạm hành chính.
Trường hợp đã bị xử phạt  vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

8. Câu hỏi 8: Ở Tổ dân phố 2 thuộc phường X có ông K thường xuyên có hành vi ngược đãi,…

đối xử tồi tệ và bỏ đói mẹ ruột của mình. Hành vi của ông K có thể bị xử lý hình sự về tội gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều  185  Bộ  luật hình sự năm 2015,  người nào  đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường  hợp  sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Như vậy, hành vi ngược đãi, đối xử tồi tệ và bỏ đói mẹ ruột của ông K đã có dấu hiệu của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu/người có công nuôi dưỡng mình. Với hành vi đó, ông C có thể bị xử phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

9. Câu hỏi 9: Hành vi bắt, giữ hoặc giam người khác làm con tin nhằm cưỡng ép một quốc gia,…

vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế hoặc  cơ  quan, tổ chức, cá nhân làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để thả con tin có thể bị xử lý hình sự về tội danh nào theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 của Việt Nam?

Điều 301 Bộ luật Hình sự năm  2015  (sửa đổi,  bổ  sung năm 2017) quy định về tội bắt cóc con tin như sau: người nào bắt, giữ  hoặc  giam người khác  làm con tin nhằm cưỡng ép một quốc gia, vùng lãnh  thổ,  tổ chức quốc tế hoặc cơ quan, tổ chức,  cá nhân làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để thả con tin,  nếu không  thuộc trường hợp phạm tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân và tội khủng bố theo Bộ luật Hình sự thì bị phạt tù từ 01 năm đến 04 năm.
Như vậy, hành vi bắt, giữ hoặc giam người khác làm con tin nhằm cưỡng ép một quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân làm hoặc  không làm một việc như một điều kiện để thả con tin có thể bị xử lý hình sự về tội bắt cóc con tin tại Điều 301 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà  biết  là  có thai,  người đủ 70 tuổi trở lên; đối với người đang thi hành công vụ; gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 08 năm  đến 15 năm.”.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group