Hành vi khách quan được quy định là hành vi bắt cóc người khác làm con tin. Hành vi này được hiểu gồm hành vi bắt giữ người trái pháp luật và đe dọa người thân thích của người bị bắt giữ đó. Hành vi bắt giữ người trái phép có thể được thực hiện bằng những thủ đoạn khác nhau
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
1. Khái quát chung
Đây là tội danh thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu.Khách thể của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như tội cướp tài sản, tức là cùng một lúc xâm phạm đến hai khách thể (quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Thông thường tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt, người bị bắt cóc là người bị xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự; còn người bị xâm phạm tài sản lại là những người thân của người bị bắt cóc. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người bị bắt cóc đồng thời là người bị xâm phạm tài sản. Người thực hiện hành vi thõa mãn các dấu hiệu của tội danh này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà người phạm tội ngoài việc bị áp dụng hình phạt chính còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung khác.
Tội phạm hoàn thành khi đã có hành vi bắt cóc và đòi tiền chuộc không kể là có lấy được tiền hay không. Nếu vì không đạt được mục đích đòi tiền chuộc mà kẻ phạm tội xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của con tin thì tùy hành vi thực hiện mà xử thêm tội giết người hoặc cố ý gây thương tích cùng với tội bắt cóc theo nguyên tắc phạm nhiều tội”; “Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt, giữ người khác làm con tin do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý nhằm buộc người muốn chuộc phải nộp cho mình tiền hoặc tài sản thì mới thả người bị bắt, giữ”; “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt người làm con tin nhằm buộc người khác phải nộp cho mình một khoản tiền hoặc tài sản thì mới thả người bị bắt”…
Theo Từ điển Tiếng Việt, “bắt cóc là bắt người một cách đột ngột và đem giấu đi”. Chúng tôi cho rằng, việc giải thích thuật ngữ “bắt cóc” trong Từ điển Tiếng Việt là tương đối sát nghĩa, thể hiện được bản chất của hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản so với các tội phạm khác.
Bắt cóc người khác phải thể hiện việc đưa người bị bắt giấu đi ở một nơi nào đó mà không muốn cho người khác biết, đặc biệt là đối với người thân, gia đình của người bị bắt (người muốn chuộc con tin). Do đó, trong vụ án trên, nếu xử lý đối tượng về hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là chưa thật sự phù hợp, chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
Với những phân tích trên, chúng tôi cho rằng, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt người khác đem giấu ở một địa điểm nào đó để làm con tin, nhằm uy hiếp buộc người muốn chuộc con tin (có thể là người thân trong gia đình, bạn bè của người bị bắt…) phải giao tiền hoặc tài sản khác thì mới thả người bị bắt.
2. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định như thế nào?
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 169 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:
Điều 169. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:a) Có tổ chức;b) Có tính chất chuyên nghiệp;c) Dùng vũ khỉ, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;d) Đổi với người dưới 16 tuổi;đ) Đối với 02 người trở lên;e) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;g) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;h) Gãy ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;i) Tái phạm nguy hiểm.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;b) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tốn thương cơ thế từ 31% đến 60%).4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;b) Làm chết người;c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhãn mà tỷ lệ tốn thương cơ thể 61%) trở lên.5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
3.Bình luân
Điều luật gồm 6 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; các khoản 2, 3, 4 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng; khoản 5 quy định trường hợp chuẩn bị phạm tội và khoản 6 quy định khung hình phạt bổ sung.
3.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 14 tuổi trở lên nếu hành vi phạm tội thuộc các khoản 2, 3 và 4 của điều luật hoặc là người từ đủ 16 tuổi trở lên nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 1 của điều luật.
3.2 Dấu hiệu hành vỉ khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan được quy định là hành vi bắt cóc người khác làm con tin. Hành vi này được hiểu gồm hành vi bắt giữ người trái pháp luật và đe dọa người thân thích của người bị bắt giữ đó. Hành vi bắt giữ người trái phép có thể được thực hiện bằng những thủ đoạn khác nhau (dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn dụ dỗ, lừa dối…). Người bị bắt giữ là người có quan hệ tình cảm thân thiết với người bị đe dọa, có thể là trẻ em hoặc người lớn. Hành vi đe dọa người thân thích của người bị bắt giữ trái phép có thể là đe dọa dùng vũ lực nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của người bị bắt giữ (con tin) trong trường họp người bị đe dọa không thoả mãn yêu cầu (chiếm đoạt) của người phạm tội. Cách thức chuyển lời đe dọa có thể khác nhau (qua thư, qua điện thoại hoặc gặp và trao đổi trực tiếp…). Với sự đe dọa này, người phạm tội có thể tạo ra tâm lý lo sợ cho người bị đe dọa, buộc họ phải thoả mãn yêu cầu giao nộp tài sản nếu muốn con tin được an toàn.
3.3 Dấu hiệu loi của chủ thể
Hành vi bắt cóc (bao gồm hành vi bắt giữ… và hành vi đe dọa…) đã thể hiện lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.
3.4 Dấu hiệu mục đích phạm tội
Mục đích phạm tội được quy định là mục đích chiếm đoạt tài sản.
Theo đỏ, bắt cóc người khác làm con tin được coi là thủ đoạn để CÓ thể thực hiện được việc chiếm đoạt. Nếu không nhằm mục đích chiếm đoạt mà nhằm mục đích khác thì hành vi bắt cóc người khác làm con tin không cấu thành tội phạm này. Khi thực hiện hành vi bắt cóc người khác làm con tin, người phạm tội nhằm mục đích buộc người bị đe dọa phải giao nộp tài sản để đổi lấy sự an toàn của con tin.
Do “chiếm đoạt” chỉ được quy định là mục đích nên việc xác định thời điểm tội phạm hoàn thành của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản chỉ phụ thuộc vào việc chủ thể đã thực hiện hành vi “bắt cóc người khác làm con tin” (bắt giữ trái phép và đe dọa người thân của người bị bắt giữ trái phép đó) được mô tả trong điều luật như trình bày trên mà không phụ thuộc vào việc chủ thể đã thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản hay chưa.
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 05 năm đến 12 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Có tổ chức: Đây là trường họp phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được thực hiện dưới hình thức đồng phạm mà trong đó có sự câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm.
– Có tính chất chuyên nghiệp-. Đây là trường hợp người phạm tội đã liên tiếp phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và coi việc phạm tội này như là nguồn thu nhập chính.
– Dung vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn ngưy hiêm khác: Đây là trường hợp phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản mà chủ thể đã sử dụng vũ khí hoặc phương tiện, thủ đoạn nguy hiểm. Trong đó, vũ khí được hiểu là vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự. Phương tiện, thủ đoạn phạm tội được coi là phương tiện, thủ đoạn nguy hiểm kill có khả năng dễ dàng gây nguy hiểm đến tính mạng người bị tấn công.
– Đối với người dưới 16 tuổi: Đây là trường hợp phạm tội mà con tin bị bắt giữ là người dưới 16 tuổi.
– Đối với 02 người trở lên: Đây là trường hợp có nhiều con tin bị bắt giữ.
– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng: Đây là trường hợp tài sản chiếm đoạt trị giá từ 50 triệu đồng trở lên nhưng dưới mức 200 triệu đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng thứ hai được quy định tại khoản 3 của điều luật).
– Gây thương tích, gây ton hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tăm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thế từ 11% đến 30%: Đây là trường hợp người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đã cố ý hoặc vô ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khoẻ hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của con tin với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên nhưng dưới mức 31% (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng thứ hai được quy định tại khoản 3 của điều luật).
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội: Đây là trường họp phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đã góp phần gây ra tâm lý lo lắng trong dân cư về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thoả mãn các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 53 BLHS.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 10 năm đến 18 năm được áp dụng cho trường họp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng: Đây là trường họp tài sản chiếm đoạt trị giá từ 200 triệu đồng trở lên nhưng dưới mức 500 triệu đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng thứ ba được quy định tại khoản 4 của điều luật).
– Gây thương tích, gây tốn hại cho sức khỏe hoặc gây roi loạn tâm thần và hành vi của nạn nhãn mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%>: Đây là trường hợp người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đã cố ý hoặc vô ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khoẻ hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của con tin với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên nhưng dưới mức 61% (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng thứ ba được quy định tại khoản 4 của điều luật).
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ ba là phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên: Đây là trường hợp tài sản chiếm đoạt trị giá từ 500 triệu đồng trở lên.
– Làm chết người: Đây là trường hợp người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đã gây hậu quả con tin bị chết và lỗi của họ đối với hậu quả này là lỗi vô ý. Neu người phạm tội cố ý gây hậu quả chết người thì hành vi phạm tội không còn thuộc trường hợp này mà cấu thành hai tội (tội giết người và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản).
– Gây thương tích, gãy tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhãn mà tỷ lệ tổn thương cơ thế 61% trở lên: Đây là trường họp người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đã cố ý hoặc vô ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khoẻ hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của con tin với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
Khoản 5 của điều luật quy định khung hình phạt cho trường hợp chuẩn bị phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Đây là trường họp chủ thể chưa thực hiện hành vi bắt giữ con tin nhưng đã có hành vi tạo điều kiện cho việc thực hiện hành vi này như chuẩn bị kế hoạch phạm tội hoặc đã có hành vi lập nhóm hay tham gia nhóm có kế hoạch cướp tài sản. Quy định này là điểm mới của BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999, thể hiện rõ đường lối xử lý có sự phân hóa trách nhiệm hình sự một cách rõ ràng giữa trường họp chuẩn bị phạm tội và trường hợp tội phạm hoàn thành ở tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Theo Điều 14 BLHS, người từ đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Khoản 6 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group