1. Mức bồi thường tai nạn giao thông?

Chồng tôi gây tai nạn giao thông do đi cua lấn làn đường làm cho 02 người đi xe máy bị thương (một người bị chấn thương sọ não nhưng không phải mổ, một người bị gãy chân). Hiện nay 02 người đã ra viện và về nhà, cháu bị chấn thương sọ não đã sinh hoạt bình thường, cháu bị gãy chân đang chờ hồi phục (gia đình chúng tôi đã thăm hỏi kịp thời và đã hỗ trợ 28 triệu đồng/02 người để chữa bệnh).

Vậy chồng tôi có bi truy cứu không và mức xử phạt như thế nào? (hiện nay chưa thỏa thuận đền bù được vì gia đình có người bị chấn thương sọ não yêu cầu bồi thường hơn 100 triệu nếu gia đình không chấp nhận thì khởi kiện, gia đình có cháu bị gãy chân không yêu cầu).

 Mức bồi thường tai nạn giao thông (TNGT) ?

Cảnh sát giao thông (CSGT) đang đo đạc hiện trường một vụ tai nạn giao thông – ảnh minh họa

Luật sư trả lời:

Như thông tin bạn cung cấp, chồng bạn đi lấn làn gây tai nạn giao thông làm cho hai người bị thương, do đó đã làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có hành vi xâm phạm đến sức khỏe của người khác. Và theo quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại thì thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác về mức bồi thường, hình thức bồi thường. Căn cứ theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được xác định bao gồm:

“Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

Đối với trường hợp của bạn, nếu các bên không có thỏa thuận khác về vấn đề bồi thường thì chồng bạn phải có trách nhiệm bồi thường cho bên bị thiệt hại các khoản thiệt hại nêu trên cùng với một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Mức bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Về trách nhiệm hình sự, vì việc gây ra tai nạn được xác định là do chồng bạn đã có lỗi đi lấn làn nên căn cứ theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, chồng bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nếu thuộc các trường hợp sau :

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

Do bạn không cung cấp đầy đủ thông tin về tỷ lệ thương tật của các nạn nhân cũng như mức độ thiệt hại về tài sản nên có thể căn cứ vào các quy định trên của pháp luật, đối chiếu với trường hợp của mình để xác định xem chồng bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không và khung hình phạt của chồng bạn (nếu có)

Ngoài ra, trường hợp nếu vi phạm của chồng bạn chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì chồng bạn vẫn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm g, khoản 3, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

Như vậy, nếu bị xử phạt hành chính thì chồng bạn sẽ thuộc trường hợp áp dụng mức phạt từ 400.000 đến 600.000 đồng….

2. Mức bồi thường tai nạn giao thông?

Em dâu tôi đi xe đạp điện đến ngã tư đường phố thì bị một thanh niên lái xe Taxi lao tới đâm chính diện và đun em tôi đi gần 20m, qua chụp chiếu em tôi bị rạn xương hông, chèn dây chằng. Gia đình bên nhà xe cũng đã kịp thời đưa em tôi đến bệnh viện chụp chiếu và hoàn trả các thủ tục nhập viện,

Tuy nhiên từ khi về nhà đến nay em tôi chưa ngồi dậy được, nhưng gia đình nhà xe cũng không hề đến thăm hỏi động viên và đưa các khoản chi phí khác. Vậy xin hỏi Luật sư của LVN Group trong trường hợp thế này thì gia đình tôi giải quyết thế nào? Rất mong Luật sư của LVN Group tư vấn.

Trả lời:

Trong trường hợp này, để xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì cần phải xác định được trạng thái của chiếc xe taxi và người điều khiển phương tiện lúc xảy ra tai nạn. Nếu lỗi hoàn toàn là ở người điều khiển xe, thì người này có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại với toàn bộ thiệt hại gây ra cho gia đình bạn. Còn nếu là do chiếc xe bị lỗi kỹ thuật, hay nằm ngoài sự kiểm soát của con người thì sẽ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như: xe ô tô đang chạy với tốc độ cao đột nhiên mất phanh, mất lái hoặc nổ lốp gây ra thiệt hại…

Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thì khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Như vậy, xe tải được coi là nguồn nguy hiểm cao độ theo khoản 1 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015.

Căn cứ vào quy định trên, chiếc xe thuộc sở hữu của nhà xe, do đó, nhà xe sẽ là bên chịu trách nhiệm bồi thường trừ trường hợp nhà xe và người lái xe có thỏa thuận khác. Về mức bồi thường, các bên sẽ thỏa thuận mức bồi thường. Nếu không thống nhất được mức bồi thường, đương sự có quyền khởi kiện lên Tòa án yêu cầu xác định mức bồi thường.

3. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn?

Tôi lưu thông bằng xe máy với tốc độ 70-80km/h. Xe đầy đủ đèn chiếu sáng. – người bị nạn mặc quần áo màu đen, đi bộ gần ven đường. Sau khi bị tai nạn, bản thân tôi đã đưa người bị nạn vào bệnh viện gần nhất là bệnh viện Nông Nghiệp để kiểm tr : chụp XQ, nội soi… và kết luận của bác sĩ là người bị nạn không ảnh hưởng gì . Kê đơn thuốc cho người bị nạn.

Sau khi ra viện, tôi đã ở lại nói chuyện với gia đình người bị nạn và xin được lấy xe để đi về, nhưng gia đình người bị nạn không cho và giữ chìa khóa xe + chứng minh thư nhân dân của tôi. Gia đình người bị nạn yêu cầu tôi chờ đến ngày hôm sau để đi khám kiểm tra lại, đến bệnh viện 103 ( Hà Nội ) các bác sĩ ở đây cho kết quả phải mổ phần cổ bàn tay phải của người bị nạn (tôi không biết lý do). Người bị nạn nhập viện và tôi cũng đã đóng tiền viện phí tại bệnh viện là 7 tr VND + 500.000 tiền phí chụp chiếu lại.

Sau đó, người bị nạn ra viện và yêu cầu tôi đến bồi thường thêm về thiệt hại như : chi phí tại viện 103 và bồi dưỡng tinh thần , thu nhập thiệt hại của ngươi bị nạn. Vậy mong sự tư vấn

Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông ?

Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Thứ nhất: Về tốc độ khi lưu thông bằng xe máy.

Theo quy định tại Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT Quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ thì tốc độ tối đa cho phép đôi với xe máy khi tham gia giao thông như sau:

– Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)

Loại xe cơ giới đường bộ

Tốc độ tối đa (km/h)

Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên

Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới

Các phương tiện xe cơ giới, trừ các xe được quy định tại Điều 8 Thông tư này.

60

50

– Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc). Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không quá 40 km/h.

Theo quy định tại khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt thì:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này;

Như vậy, bạn sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đến 5 triệu cho hành vi của mình, còn về việc gây tai nạn giao thông, bạn phải chi trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn.

Thứ hai: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Bạn đã gây ra thiệt hại cho sức khỏe của người bị tai nạn nên bạn sẽ phải bồi thường thiệt hại cho họ.Vấn đề bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm trước hết do các bên thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường. Nếu các bên không thể tự thỏa thuận được thì tòa án sẽ giải quyết theo quy định pháp luật. Việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015. Hay nói cách khác có hiểu phân tích là bao gồm các khoản:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm: Tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường

Như vậy, bạn hòa toàn có thể căn cứ vào quy định này để tính mức bồi thường mà bạn phải bồi thường cho người bị hại.

4. Bồi thường tai nạn giao thông?

Thưa Luật sư! Tôi đi xe máy bị tại nạn va chạm với 1 người đi xe đạp. Tôi đang đi đường thẳng. Người kia đi xe đạp sang đường. Tôi có tuýt còi xin đi trước. Người đó ngần ngự, nửa muốn sang nửa muốn nhường đường. Rồi người đó đi chéo lên xong ngoặt sang đường thì tôi và người đó xảy ra va chạm với nhau.

Lúc đó tôi cũng đang vận hành với tốc độ khoảng 50>70km/h. Khi va chạm tôi chỉ bị xây xước nhẹ ngoài da. Còn người đi xe đạp thì bị bất tỉnh và được đưa vào bệnh viện việt đức cấp cứu. Bác sĩ chuẩn đoán là bị rạn xương thái dương 22mm. Hiện vẫn đang nằm ở bệnh viện việt đức. Vậy Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi là trường hợp của tôi phải bồi thường cho người đó như thế nào?

Tư vấn về vấn đề bồi thường tai nạn giao thông với người đi xe đạp ?

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài 24/7:1900.0191.

Trả lời:

Căn cứ theo Bộ Luật dân sự 2015 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:

– Phải có thiệt hại xảy ra.Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.

– Phải có hành vi trái pháp luật.

– Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

– Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại.

Hơn nữa, vấn đề bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm trước hết do các bên thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường. Nếu các bên không thể tự thỏa thuận được thì tòa án sẽ giải quyết theo quy định pháp luật. Việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể thì việc bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm và mức bồi thường vè tinh thần,

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông – Công ty luật LVN Group