Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Bộ luật lao động năm 2012
Nghị định số 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên hức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn
Thông tư liên tịch số 08/2011/TTLT-BNV-BTC của Bộ Tài chính-Bộ Nội vụ : Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
2. Phân tích nội dung:
Xin chào Luật sư. Xin hỏi Luật sư điều kiện hưởng phụ cấp thu hút tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có nhất thiết phải có thời gian làm việc thực tế từ 50% trở lên tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hay không? Trân trọng cảm ơn Luật sư!
Căn cứ vào Nghị định 116/2010/NĐ-CP thì:
“Điều 4. Phụ cấp thu hút
1. Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng, bao gồm: mức lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có.
2. Thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và không quá 5 năm. Thời điểm tính hưởng phụ cấp thu hút được quy định như sau:
a) Nếu đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành;
b) Nếu đến công tác sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.”
Như vậy nếu bạn là đối tượng được hưởng phụ cấp thu hút thì được hưởng phụ cấp này kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành hoặc nếu đến công tác sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền chứ không phải có thời gian làm việc thực tế từ 50% trở lên.
Chào Luật sư của LVN Group. Theo quyết định của chính phủ 1/2/2016 xã nơi trường tôi đang công tác thuộc diện xã 135 nhưng từ tháng 5/2016 cán bộ giáo viên không được hưởng thu hút theo Nghị định 116 và bị truy thu phụ cấp thu hút và lâu năm của tháng 2,3,4 là đúng hay sai ạ ? Xin cảm ơn Luật sư của LVN Group.
Căn cứ vào Quyết định 204/QĐ-TTg PHÊ DUYỆT DANH SÁCH XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN, XÃ BIÊN GIỚI, XÃ AN TOÀN KHU VÀO DIỆN ĐẦU TƯ CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135 NĂM 2016, tại thời điểm đó chúng tôi hiểu là xã nơi bạn đang công tác không được coi là xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn nên bạn không còn được hưởng phụ cấp thu hút do đó nếu bạn đã được hưởng phụ cấp thu hút thì có thể bị truy lại. Tuy nhiên vấn đề bị truy thu lại phụ cấp lâu năm khi đã chi trả là chưa chính xác.
Luật sư cho em hỏi. Chú em công tác ở trường THCS Vĩnh Hiệp từ năm 1984 đến 11 năm 2014 thi chuyển công tác đến trường THCS Hòa Đông. Như vậy chú em có được hưởng chế độ phụ cấp chuyển vùng không ? Em xin cảm ơn.
Căn cứ Nghị định 61/2006/NĐ-CP VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CÔNG TÁC Ở TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT, Ở VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
“Điều 9. Thời hạn luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và trợ cấp chuyển vùng
1. Thời hạn luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn là 3 năm đối với nữ và 5 năm đối với nam. Hết thời hạn công tác nói trên, nhà giáo,cán bộ quản lý giáo dục được cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền sắp xếp luân chuyển công tác trở về nơi ở và làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc tạo điều kiện để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục liên hệ chuyển công tác, giải quyết thuyên chuyển theo nguyện vọng.
2. Cơ quan quản lý giáo dục, địa phương nơi nhà giáo,cán bộ quản lý giáo dục luân chuyển trở về có trách nhiệm tiếp nhận, sắp xếp và bố trí việc làm đồng thời luân chuyển người khác đi thay thế nếu có yêu cầu. Nếu có khó khăn về biên chế và quỹ lương sẽ được điều chỉnh về biên chế và quỹ lương. Hết thời hạn trên, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tình nguyện ở lại để tiếp tục công tác và ổn định cuộc sống lâu dài thì được xét để cấp đất làm nhà, làm kinh tế trang trại, kinh tế gia đình và được vay vốn làm nhà, làm kinh tế với lãi suất ưu đãi trả dần trong 10 năm.”
Điều 6 Nghị định 116/2010/NĐ-CP quy định trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng“Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ 3 năm trở lên đối với nữ và từ 5 năm trở lên đối với nam được hưởng trợ cấp như sau:
1. Trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung;
2. Trường hợp có gia đình chuyển đi theo thì ngoài trợ cấp lần đầu, còn được trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi và hưởng trợ cấp chuyển vùng bằng 12 tháng lương tối thiểu chung cho hộ gia đình;
3. Chỉ thực hiện một lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trong cả thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.”
Nếu chú bạn đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ 5 năm trở lên thì sẽ được hưởng trợ cấp này.
Chào Luật sư của LVN Group, tôi được cử đi học tập trung trên 3 tháng, trong quá trình đi học tôi có đến cơ quan làm việc khoảng 5 ngày/ tháng. Vậy tôi có bị cắt phụ cấp ưu đãi trong thời gian đi học không ? Chân thành cảm ơn
Theo quy định của Khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD-DT-BNV-BTC thì những đối tượng không được hưởng phụ cấp ưu đãi bao gồm:
– Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP
– Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;
– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
– Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;
– Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.
Theo dữ liệu bạn đưa ra thì bạn vẫn tới cơ quan làm việc 5 ngày/ tháng do đó theo quy định pháp luật trên bạn vẫn được hưởng phụ cấp ưu đãi.
Xin Luật sư của LVN Group cho em hỏi: Em là nhân viên thiết bị mã ngạch 01.003 mới được tuyển dụng vào tháng 11/2015. Vậy xin Luật sư của LVN Group tư vấn giúp em là em có được hưởng phụ cấp độc hại theo công văn số 9552/tccb không ạ ? Xin Luật sư của LVN Group tư vấn nếu có thì phải làm thế nào ạ ? Em xin chân thành cảm ơn.
Căn cứ theo công văn số 9552/tccb thì bạn chỉ được hưởng phụ cấp độc hại khi là đối tượng sau: “Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế (kể cả hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế) đang hưởng lương theo các bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 25/CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ làm việc trong các phòng thí nghiệm ở các trường và các cơ sở giáo dục khác.” Do đó nếu bạn thuộc đối tượng trên bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu đơn vị xem xét, làm hồ sơ chi trả.
Chào Luật sư của LVN Group, cháu mới ra trường ngành Bác sĩ đa khoa, chính quy và mới kí hợp đồng lao động vào tháng 8/2016 với 1 bệnh viện đa khoa tuyến huyện. Hợp đồng kí 9 tháng lương hưởng 85% lương cơ bản. Trong hợp đồng có quy định là thưởng và phụ cấp ngành theo quy định nhưng cháu chưa được lĩnh phụ cấp ngành tháng nào cả và không có tiền trực, tiền thưởng. Cháu muốn hỏi hợp đồng như vậy có đúng quy định không ? Có quy định nào về hưởng phụ cấp ngành hay tiền trực đối với bác sĩ kí hợp đồng lao động không ? Chân thành cảm ơn Luật sư của LVN Group.
Căn cứ theo Bộ luật lao động năm 2012 thì mức tiền lương trong thời gian thử việc quy định: “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”. Tuy nhiên theo dữ liệu bạn đưa ra thì bạn đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động do đó theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 thì ít nhất mức lương mà đơn vị chi trả cho bạn phải bằng mức lương tối thiểu vùng. Do đó bạn có thể xem xét, bạn đang công tác tại vùng nào, đơn vị bạn trả như vậy đã đảm bảo chưa,… Nếu đơn vị bạn chưa đảm bảo cho bạn về mức lương theo quy định pháp luật thì bạn hoàn toàn có quyền xem xét, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nhà nước bảo vệ quyền lợi của mình.
Các khoản phụ cấp như tiền thưởng hay tiền trực phụ thuộc vào nội dung hợp đồng lao động hai bên ký kết như thế nào.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn pháp luật Lao động – Công ty Luật LVN Group.