1.Tù có thời hạn là gì ?

Theo Điều 30 BLHS năm 2015, “hình phạt là biện pháp cưỡng chế độ tiêu cực nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, Tòa án quyết định áp dụng cho người hoặc pháp nhân phạm tội nhằm loại bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại “. Như vậy, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong các hệ thống biện pháp cưỡng chế và được Nhà nước sử dụng như một công cụ sắc bén trong cuộc đấu tranh phòng chống và chống tội phạm. Tính nghiêm khắc thể hiện ở việc tước bỏ hoặc hạn chế các quyền tự do, các quyền về tài sản, thậm chí cả quyền sống của người bị kết thúc. Đồng thời hình phạt bao giờ cũng để lại hậu quả pháp lý nhất định cho người được kết đó là án tích. Sau khi chấp hành xong hình phạt theo bản án, người bị kết phải mang án tích trong một thời gian nhất định theo quy định của pháp luật, trong khoảng thời gian này, tôi mới có thể bị coi là tái phạm vi, hoặc tái phạm vi nguy hiểm và coi đây là những tình tiết tăng nặng trách nhiệm áp dụng cho người phạm tội khi quyết định hình phạt. Tính nghiêm khắc của hình phạt còn được thể hiện ngoài hình phạt chính người phạm tội có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như quản chế, cấm cư trú hay cấm hành nghề, công việc nhất định. Đây là những biện pháp hỗ trợ cho hình phạt chính nhằm xử lý một cách triệt để đối với người phạm tội.

Hình phạt chỉ được quy định bởi BLHS trong mọi trường hợp tác không thể áp dụng một loại hình phạt nào đó nếu hình phạt đó không được quy định trong hệ thống hình phạt ở phần chung và không được quy định trong chế tài của điều luận mà hành vi bị xử phạt ở phần chung và không được quy định trong chế tài của điều luật mà hành vi vị xử phạt thỏa mãn ở các phần tội phạm.

>> Xem thêm: Lý luận về động cơ phạm tội trong vụ án hình sự ?

Trong áp dụng hình phạt chỉ có Tòa án là cơ quan duy nhất nhân danh Nhà nước quyết định áp dụng hình phạt với người phạm tội, ngoài tòa án không có cơ quan nào khác có quyền quyết định hình phạt. Hình phạt chỉ có áp dụng đối với người phạm tội. Một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự nước ta là trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với cá nhân hoặc pháp nhân phạm tội. Do đó, hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hôi được coi là tội phạm.

Hệ thống hình phạt trong luật hình sự nước ta hiện nay gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Theo Điều 32 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, hình phạt chính gồm cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. Hình phạt tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định từ 03 tháng đến 20 năm để giáo dục, cải tạo người phạm tội. Thực chất, tù có thời hạn là cách ly người phạm tội ra khỏi môi trường xã hội bình thường họ đã sống để giáo dục, cải tạo. Trong thời gian chấp hành hình phạt tù có thời hạn, người bị kết án phải chấp hành đầy đủ các nội quy, quy chế của trại giam.

Trong luật hình sự Việt Nam, tù có thời hạn là hình phạt truyền thống và có lịch sử lâu đời, là hình phạt chính được quy định thành phố biến trong các chế tài của luật. Trong thực tiễn xét xử, tù thời hạn được coi là loại hình phạt hữu hiệu nhất để đấu tranh với các loại tội phạm. Theo quy định tại Điều 38 BLHS năm 2015, “tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình tại cơ sở giam giữ trong một thời nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm tội có mức tối hiệu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian hạn chấp hành phạt tù, cứ một ngày tạm giũ, tạm giam bằng một ngày tù”.

Như vậy, hình phạt tù có thời hạn bắt buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội, khỏi môi trường sống hoạt động bình thường trong khoảng thời gian nhất định, họ phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ nhà nước.

2.Phạt tù có thời hạn đối với người từ đủ 16 tuổi đến dứoi 18 tuổi

Thưa Luật sư của LVN Group, Cháu tôi tên T còn mấy tháng nữa là tròn 18 tuổi, do có xích mích với một bạn cùng lớp, trước đó hai bên đã to tiếng với nhau và hẹn nhau ra một bãi đất trống để nó chuyện và dọa rằng sẽ giết nhau. Sau khi đọc được đoạn tin nhắn anh T nhắn cho bạn đó như thế, cháu H( em gái cháu T) đã báo công an sự việc là như thế. Khi lực lương chức năng ra đến nơi thì thấy T chuẩ bị cầm con dao định ra tay giết hại bạn kia thì bị công an tóm gọn và giải hai bạn về đồn giải quyết. Theo Luật sư của LVN Group cháu T bị xưa tội gì và mức phạt tù là bao nhiêu so với quy định của pháp luật.

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, bộ phận tư vấn luật hình sự đã nghiên cứu và trả lời câu hỏi của bạn như sau :

Theo như sự việc bạn trình bày thì cháu bạn đã phạm phải tội giết người căn cứ theo khoản 3 điều 123 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tối giết người

>> Xem thêm: Khám nghiệm hiện trường là gì? Khái quát chung về khám nghiệm hiện trường

Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy với hành vi của cháu bạn thì có thể kết luận rằng cháu bạn đang chuẩn bị giết người

Vì cháu bạn chứ đủ 18 tuổi nên mức phạt của cháu bạn sẽ căn cứ theo khoản 1 điều 101 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau :

Điều 101. Tù có thời hạn

Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:

1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;

2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

Do đó hình phạt của cháu bạn được áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định

Trân trọng/

3. Hình phạt tù có thời hạn đối với người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi

>> Xem thêm: Vay tiền ngân hàng không có khả năng chi trả thì có phải ngồi tù không?

Ngày hôm qua, em Lò Văn D ( 15 tuổi ) có điều kiển một chiếc xe máy mang biển kiểm soát 28B1-23** và một balo đến tại một quán cà phê thuộc thành phố Hòa Bình để giao cho một thanh niên và sau đó công an mai phục giả làm người dân để bắt quả tang hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Hai người được đưa về đồn công an để lấy lời khai. trong balo đó có 6kg ma túy đá tổng hợp dạng rắn . Vậy mông Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi em D pahỉ chịu mức án cao nhất là gì ?

người gửi: Lò Văn Vải

Chào bạn , cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi, câu hỏi của bạn được trả lời như sau:

Căn cứ theo điểm e khoản 4 điều 251 Bộ luạt hình sự quy định như sau :

Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy

1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Mua bán với 02 người trở lên;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi;

g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

h) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

i) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

k) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;

l) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

m) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;

n) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;

o) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm n khoản này;

p) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100 gam trở lên;

c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng 75 kilôgam trở lên;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Vậy em D đã bị phạt ở mức phạt cao nhất trong tội này , tuy nhiên mới chỉ có 15 tuổi nên căn cứ theo khoản 2 điều 101 Bộ luạt hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì mức phạt trông tội này của em D như sau :

>> Xem thêm: Trách nhiệm pháp lý quốc tế là gì ? Quy định về trách nhiệm pháp lý quốc tế

Điều 101. Tù có thời hạn

Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:

1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;

Điều 101. Tù có thời hạn

Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:

1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;

Ngoài những nội dung có liên quan đến hình phạt tù có thời hạn được thể hiện ở các nguyên tắc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội, cần chú ý các điểm sau khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với những người này:

– Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định (khoản 1 Điều 101);

– Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định (khoản 2 Điều 101).

4.Quy định của pháp luật về hình phạt tù có thời hạn

>> Luật sư tư vấn pháp Luật Hình sự gọi: 1900.0191

Ngoài những nội dung có liên quan đến hình phạt tù có thời hạn được thể hiện ở các nguyên tắc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội, cần chú ý các điểm sau khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với những người này:

– Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định (khoản 1 Điều 101);

– Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định (khoản 2 Điều 101).

Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.

Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.

Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

5.Những thay đổi về hình phạt và quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

>> Xem thêm: Quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế Việt Nam ? Vấn đề cải cách tư pháp

* BLHS năm 2015 mở rộng phạm vi áp dụng các hình phạt như phạt tiền và cải tạo không giam giữ.

– Đối với hình phạt chính là phạt tiền được quy định tại khoản 1 điều 35 BLHS áp dụng đối với trường hợp người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm do BLHS quy định. Phạm vi mở rộng đối với hình phạt chính là hình phạt tiền đó là trường hợp người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng.

– Đối với hình phạt cải tạo không giam giữ được quy định tại điều 100 BLHS thì người dưới 18 tuổi phạm tội được áp dụng khi :

Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì loại tội phạm mà họ vi phạm là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng hoặc tội rất nghiêm trọng với lỗi vô ý.

Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì loại tội phạm mà họ vi phạm là tội rất nghiêm trọng.

Hình phạt cải tạo không giam giữ không chỉ áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mà còn áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

* Những điểm mới về hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội :

-Theo quy định tại khoản 6 điều 91 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 “Khi xử tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời gian thích ứng ngắn nhất”, đồng thời tại khoản 2 điều 38 BLHS năm 2015 cũng quy định “không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người phạm tội lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do lỗi vô ý và có nơi cư trú rõ ràng” đây là những quy định mới về nguyên tắc xử phạt tù đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, do đó xác định phạm vi áp hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi đã được thu hẹp.

* Về quyết định hình phạt trong trường hợp “chuẩn bị phạm tội” được quy định mức hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thấp hơn so với BLHS trước đây và được phân hóa theo từng độ tuổi:

Theo quy định tại khoản 2 điều 102 BLHS năm 2015: “ Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá 1 phần 3 mức hình phạt quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng.

Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá 1 phần 2 mức hình phạt quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng”

* Về quyết định hình phạt trong trường hợp “phạm tội chưa đạt” được quy định mức hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội:

Theo quy định tại khoản 3 điều 102 BLHS năm 2015: “ Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt không quá 1 phần 3 mức hình phạt quy định tại điều 100 và 101 của Bộ luật này.

Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội chưa đạt không quá 1 phần 2 mức hình phạt quy định quy định tại điều 99, 100 và 101 của Bộ luật này”

*Về quyết định hình phạt trong trường hợp người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội theo quy định tại khoản 1 điều 103 BLHS năm 2015:

“Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ: mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3 năm.

>> Xem thêm: Hành chính tư pháp là gì ? Khái niệm về hành chính tư pháp

Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn: mức hình phạt cao nhất được áp dụng không vướt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội.”

Ngoài ra tại khoản 2 điều 103 BLHS năm 2015 đã phân hóa mức hình phạt theo từng độ tuổi khi phạm tội :

“a) Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Nếu mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện sau khi người đó đủ 16 tuổi nặng hơn mức hình phạt đã tuyên đối với tội được thực hiện trước khi đủ 16 tuổi thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều này.”

* Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng theo quy tại khoản 3 điều 103 BLHS:

“a) Nếu mức hình phạt Tòa án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt áp dụng đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Nếu mức hình phạt Tòa án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi nặng hơn mức hình phạt áp dụng đối với tội thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội.”

*Về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đối với người dưới 18 tuổi phạm tội:

Đây là quy định mới đối với việc tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định tại điều 104 BLHS năm 2015:

“Việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước hoặc sau khi có bản án này, được thực hiện theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Bộ luật này.

Hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 103 của Bộ luật này.”

*Về xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội:

Theo quy định tại điều 107 BLHS năm 2015, xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định cụ thể hơn :

“ 1) Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a.Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi;

b.Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng do lỗi vô ý;

2) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội rất nghiêm trọng do lỗi cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì đương nhiên được xóa án tích nếu trong thời hạn 03 năm tính từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành xong hình phạt chính hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà không thực hiện hành vi phạm tội mới”

* Tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người dưới 18 tuổi phạm tội:

Tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là quy định mới của BLHS năm 2015.

Điều 106 BKHS quy định:

“ 1. Người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 điều 66 của Bộ luật này có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:

a. Phạm tội lần đầu;

b. Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt;

c Đã chấp hành xong một phần 3 thời hạn tù.

d.Có nơi cư trú rõ ràng.”

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực hình sự về trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ Luật sư của LVN Group giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group