Luật sư tư vấn:

Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi, căn cứ vào Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010; luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và các văn bản hướng dẫn hai luật này có có thể phân tích về phí tín dụng trong hợp đồng cho vay như sau:

Các quy định hiện nay tương đối cụ thể về quyền được thu các khoản phí của tổ chức tín dụng liên quan đến hoạt động cho vay (Điều 14 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN). Quy định này thể hiện rõ quan điểm của nhà làm luật, theo đó tổ chức tín dụng chỉ thu các khoản chi phí liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hợp đồng cho vay (ví dụ như: chi phí trả nợ trước hạn, phí cho hạn mức tín dụng dự phòng, phí cam kết rút vốn…). Pháp luật cũng đã bổ sung thêm một loại phí – “phí cam kết rút vốn”, áp dụng cho lần giải ngân đầu tiên, nhằm bù đắp chi phí thu xếp vốn cho vay của tổ chức tín dụng. Khoản phí này được thu trong trường hợp khách hàng đã ký kết thỏa thuận cho vay, được tổ chức tín dụng sắp xếp, bố trí nguồn vốn vay nhưng sau đó họ (khách hàng) quyết định không vay. Việc bổ sung quy định này trong luật nhằm tăng cường trách nhiệm bên vay, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh do khách hàng tự ý chấm dứt vay trước thời hạn hợp đồng, tìm đến ngân hàng khác vay để hưởng mức lãi suất thấp, hoặc các khoản tín dụng ưu đãi hơn.

Trên lý thuyết, khoản phí tín dụng thường không cố định, không phụ thuộc vào từng đặc điểm của khoản vay và chi phí thực tế các bên đã bỏ ra. cần phân biệt những khoản phí này khác với các chi phí vận hành của một tổ chức tín dụng (tiền lương, thưởng, chi phí thuê, đầu tư mặt bằng, tìm kiếm khách hàng, quảng cáo…) thường được tổ chức tín dụng hạch toán vào lãi suất như một căn cứ xác định lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu pháp luật không có sự phân định cụ thể chi phí khách hàng phải trả theo đúng yêu cầu, đúng tiêu chí nhất định, điều này không tránh khỏi những lạm dụng từ phía các ngân hàng, làm tăng thêm gánh nặng cho khách hàng vay.

Trong thực tiễn, các tổ chức tín dụng thường tổ chức các khâu thủ tục, phải trả các khoản phí như: chi phí thẩm định giá trị tài sản bảo đảm, lệ phí công chứng,… Các khoản lệ phí, chi phí nêu trên, theo tác giả cần được xem như chi phí của tổ chức tín dụng phải bỏ ra, được đưa vào tiền lãi của hợp đồng vay để khấu trừ. Trường hợp tổ chức tín dụng đã quyết định cho vay, khách hàng từ chối không ký kết hợp đồng vay, những khoản thiệt hại này của tổ chức tín dụng, khách hàng phải chịu trách nhiệm bồi hoàn đầy đủ. Cơ chế trách nhiệm trong trường hợp này dựa theo luận cứ khoa học về trách nhiệm bồi thường trong giai đoạn tiền hợp đồng đã được đề cập, đề xuất hướng giải quyết bằng các kiến nghị có căn cứ cụ thể tại Chương tiếp theo của cuốn sách.

Liên quan đến việc thu phí, Nghị định số 88/2019/ NĐ-CP cho phép xử phạt hành chính, với mức phạt lên đến 20.000.000 đồng là phù hợp (khoản 1 Điêu 13). Song, biện pháp khắc phục hậu quả nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp, theo tác giả là trái với nguyên tắc của giao dịch dân sự. Theo đó, ngân hàng phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau (bên vay) những gì đã nhận (khoản 2 Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015), do đây là khoản phí thu trái pháp luật từ khách hàng vay.

Như vậy, điều khoản về lãi suất và phí tín dụng tiếp tục nhận được sự quan tâm nhiều nhất của khách hàng, cũng như trong các nghiên cứu khoa học. Thật vậy, qua những phân tích, minh chứng cho thấy quy định vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Điều cần thiết hiện nay, cần phải minh bạch hơn nữa chính sách lãi suất, phí của các tổ chức tín dụng, cơ chế điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng vay phải được công bằng, tránh tình trạng thu phí tràn lan, thiếu căn cứ.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hoạt động vay vốn, giải ngân vốn… Quý khác hàng vui lòng gọi: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng, tài chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại. Đội ngũ Luật sư của LVN Group của Công ty luật LVN Group luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.