Nhưng trong trường hợp người lao động được công ty cử đi đào tạo, công ty chi trả toàn bộ chi phí, và công ty đã thỏa thuận trước bằng văn bản với người lao động, thì sau khi đào tạo công ty có quyền giữ lại bản chính văn bằng/chứng chỉ/chứng nhận liên quan đến việc đào tạo của người lao động hay không?
Xin vui lòng hồi đáp qua email, xin cảm ơn!”

Luật sư tư vấn:

Thưa quý khách hàng, Công ty Luật TNHH LVN GROUP xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Chúng tôi nhận được yêu cầu của anh liên quan đến nội dung cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:  

Bộ luật lao động số 10/2012/QH11;

– Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

2. Giải quyết vấn đề:  

Điều 17 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động như sau:

Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực; Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội

Và Điều 20 Bộ luật lao động xác định những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động như sau:

Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động; Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động

Đối chiếu với hai quy định này việc công ty thỏa thuận với người lao động khi đào tạo xong công ty có quyền giữ lại bản chính văn bằng/chứng chỉ/chứng nhận liên quan đến việc đào tạo của người lao động là một thỏa thuận đang không thực hiện theo các nguyên tắc được nêu ở trên. Văn bằng/chứng chỉ/chứng chỉ liên quan đến việc đào tạo được cấp sau khi đào tạo vẫn là Văn bằng/chứng chỉ/chứng chỉ của người lao động.

Khoản 2 Điều 50 Bộ luật lao động có quy định:

Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng”.

Điều 52 Bộ luật lao động quy định về xử lý hợp đồng lao động vô hiệu như sau:

1. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì xử lý như sau:

a) Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của pháp luật;

b) Các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động

Khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động như sau:

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

aGiữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;

b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Đim a Khoản 2 Điều này;

b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tin đã giữ của người lao động tính theo lãi sut ti đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Đim b Khoản 2 Điều này.”

Như vậy, nếu như có sự việc xảy ra thì bạn có thể lựa chọn các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình.

Trân trọng cám ơn,

Bộ phận tư vấn Pháp luật lao động  – Công ty Luật TNHH LVN Group.