1. Chở quá tải 30% đến 50% ?

Thưa Luật sư. Ngày 8/1 tôi chở đất làm đường liên xã tôi có va chạm vào dây chằng cột điện làm nứt cột điện nhưng sau vụ việc xảy ra em không có mặt tại hiện trường. Đến ngày 10/1 công an có mời tôi đến để giải quyết, và yêu cầu kiểm tra giấy tờ,và tôi xuất trình biên bản tạm giữ Đăng ký xe, giấy kiểm định, và giấy phép lái xe( đã bị tạm giữ), bảo hiểm xe.
Do ngày 4/1 tôi đã vi phạm lỗi chở quá tải 30%-50%, xe có trọng tải trên 5 tấn, trong biên bản vi phạm hành chính có ghi: tạm giữ Đăng ký, giấy Kiểm định,( Có Giấy phép lái xe (GPLX) nhưng đã bị tạm giữ) hẹn ngày 11/1 mang theo giấy phép lái xe để xử lý vi phạm.
Vậy cho tôi hỏi tôi xe bị xử phạt như thế nào?

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự gọi:1900.0191

Trả lời:

Qua những gì bạn trình bày thì ngày 4/1 bạn có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đó là chở quá tải 30%-50% và đến ngày 8/1bạn có hành vi va chạm vào dây cột điện làm nứt cột điện. Trong đó:

Hành vi chở quá tải 30%-50% xe có trọng tải trên 5 tấn của bạn sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắtvề mức phạt cũng như hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi chở quá tải 30%-50%, xe có trọng tải trên 5 tấn như sau:

Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50%;

Còn đối với va chạm vào dây cột điện làm nứt cột điện thì hiện nay, trong hệ thống pháp luật không có quy định cụ thể nào quy định về hành vi điều khiển phương tiện va chạm vào dây chằng cột điện bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên tại điểm b, khoản 4, điều 15 củaNghị định 134/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực có quy định về an toàn điện như sau:

Điều 15. Vi phạm quy định về an toàn điện

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

b) Điều khiển thiết bị, dụng cụ, phương tiện hoặc các hoạt động khác vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp;

Trong đó theo quy định tại Điều 10 củaNghị định 14/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện có quy định cụ thể về khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp như sau:

Điều 10. Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp

1. Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại Khoản 1 Điều 51 của Luật điện lực được quy định trong bảng sau:

Điện áp

Đến 22 kV

35 kV

110kV

220 kV

Dây bọc

Dây trần

Dây bọc

Dây trần

Dây trần

Dây trần

Khoảng cách an toàn phóng điện

1,0 m

2,0 m

1,5 m

3,0 m

4,0 m

6,0 m

2. Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại Khoản 4 Điều 51 của Luật điện lực là khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện đến điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và được quy định trong bảng sau:

Điện áp

Đến 22 kV

35 kV

110kV

220 kV

500 kV

Khoảng cách an toàn phóng điện

4,0 m

4,0 m

6,0 m

6,0 m

8,0 m

3. Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều 51 của Luật điện lực là khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện khi dây ở trạng thái võng cực đại đến điểm cao nhất của đối tượng được bảo vệ và được quy định trong bảng sau:

Điện áp

Khoảng an toàn phóng điện

Đến 35 kV

110 kV

220 kV

500 kV

Đến điểm cao nhất (4,5 m) của phương tiện giao thông đường bộ

2,5 m

2,5 m

3,5 m

5,5 m

Đến điểm cao nhất (4,5 m) của phương tiện, công trình giao thông đường sắt hoặc đến điểm cao nhất (7,5 m) của phương tiện, công trình giao thông đường sắt chạy điện

3,0 m

3,0 m

4,0 m

7,5 m

Đến chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa

1,5 m

2,0 m

3,0 m

4,5 m

Trong nội dung yêu cầu tư vấn bạn không đề cập bạn va chạm vào loại dây chằng cột điện bao nhiêu kV, nên nếu dây chằng cột điện ở độ cao theo như pháp luật quy định thì mà bạn va chạm vao thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b, khoản 4, điều 14 của Nghị định 134/NĐ-CP. Còn nếu việc độ cao của dây chằng cột điện không như pháp luật quy định và bạn va chạm vào thì trong trường hợp này bạn không có lỗi, do đó sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, việc cột điện bị nứt là hệ quả của hành vi va chạm vào dây chằng điện, do đó bạn sẽ vẫn phải bồi thường thiệt hại cho Nhà nước về hành vi này theo quy định của pháp luật dân sự. Và khi cơ quan công an xử lý hành vi vi phạm về an toàn giao thông thì phải có biên bản về hành vi vi phạm đó, mà khi bạn không có ở hiện trường thì biên bản phải có 02 người làm chứng và ký vào. Còn các vi phạm lần trước về quá tại trọng xẽ bị xử lý riêng bởi cơ quan có người đã lập biên bản vi phạm hành chính cho mỗi lần đó.

2. Hành vi chở quá tải hàng hóa ?

Tôi chở hàng hóa cho khách hàng, tôi bị vượt quá trọng tải xe 100%, tôi bị phạt bao nhiêu?

Luật sư tư vấn:

Ở đây bạn không nói rõ bạn là lái xe hay chủ xe nhưng áp dụng theo Nghị định 100/2019/ND-CP thì

– Đối với lái xe :

Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
7. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150%;
Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
– Đối với chủ xe:
Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
11. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 32.000.000 đồng đến 36.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô khi giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều 24 Nghị định này.
Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: phương tiện đó có thùng xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở không đúng theo quy định hiện hành thì còn bị buộc phải thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành, đăng kiểm lại và điều chỉnh lại khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông; nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

3. Xe quá tải trọng dưới 10%?

Thưa Luật sư! Nhà tôi kinh doanh vận tải, có 04 xe đầu kéo. Xe tôi vào trạm cân tải trọng cân kiểm tra tải trọng, quá tải 18%, mức phạt là bao nhiêu?
Xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt

– Đối với lái xe:

Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng;

– Đối với chủ xe:

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm đ khoản 2 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm đ khoản 2 Điều 24 Nghị định này;
Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Thực hiện hành vi mà phương tiện đó có thùng xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở không đúng theo quy định hiện hành thì còn bị buộc phải thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành, đăng kiểm lại và điều chỉnh lại khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông; nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

4. Quá tải trọng từ 30-50% đối với xe trên 5 tấn?

Thưa Luật sư của LVN Group! Tôi bị vi phạm quá tải trọng từ 30-50% đối với xe trên 5 tấn thì hình thức phạt bổ sung là bao nhiêu tiền ?
Tôi xin chân thành cảm ơn

>> Luật sư tư vấn luật Giao thông trực tuyến, gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:

– Đối với lái xe:

Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50%;
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
– Đối với chủ xe:
Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
9. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 5 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 5 Điều 24 Nghị định này;
Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả thực hiện hành vi quy định mà phương tiện đó có thùng xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở không đúng theo quy định hiện hành thì còn bị buộc phải thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành, đăng kiểm lại và điều chỉnh lại khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông;

5, Xe quá tải hàng hoá thì phạt nguòi điều khiển với mức cao nhất là bao nhiêu

Theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức xử phạt về hành vi này cao nhất là từ 8 triệu đến 12 triệu, nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì phạt vơí mức là 10 triệu cụ thể nội dung quy định ở điều luật như sau:

Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ

8. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%;

9. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Giao thông – Công ty luật MInh KHuê