Thứ nhất : nếu văn phòng của chúng tôi không đóng bhxh cho nhân viên thì tôi muốn đóng để hưởng chế độ thì liên hệ với ai và có được đóng không ? Mức phí đóng sẽ là bao nhiêu ? 
Thứ 2 : tôi muốn hưởng chế độ thai sản thì tôi phải đóng bao nhiêu tháng thì mới được hưởng chế độ thái sản ?
Thứ 3 : khi về hưu thì tôi đóng bao nhiêu năm thì tôi sẽ được hưởng lương hưu ? và muốn hưởng lương hưu 1 tháng 4 hoặc 5 triệu thì mức đóng bảo hiểm là bao nhiêu ?
Rất mong được sự tư vấn. Chân thành cảm ơn Luật sư của LVN Group

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội, gọi:  1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 

2. Luật sư tư vấn:

1. Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

 Nếu bạn không được tham gia đóng bảo hiểm xã hội ở công ty mà vẫn muốn được hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội thì có thể tham gia đóng BHXH tại BHXH quận/huyện nơi bạn cư trú. Tuy nhiên việc công ty không tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động có thể là hành vi vi phạm pháp luật nếu bạn là đối tượng được tham gia BHXH bắt buộc. Bạn có thể làm đơn yêu cầu phòng lao động thương binh xã hội để can thiệp yê cầu công ty tham gia chế độ này.

2. Đóng bảo hiểm để được hưởng chế độ thai sản.

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.”

Bạn lưu ý nếu bạn tham gia đóng BHXH ở công ty theo chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc thì mới được hưởng chế độ này.

3. Điều kiện được hưởng lương hưu:

“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;

b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên….”

Như vậy nếu là lao động bình thường bạn cần đóng BHXH đủ 20 năm và đủ 55 tuổi với nữ thì được hưởng lương hưu. Mức hưởng lương hưu cao nhất là 75% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội. Nếu muốn được hưởng lương hưu 4 triệu bạn cần đóng với mức đóng là khoảng hơn : 5.300.000. Nếu muốn được hưởng lương hưu 5 triệu bạn cần đóng với mức là khoảng hơn : 6.600.000.

3. Bài viết tham khảo thêm:
>> Đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản?

Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội – Công ty luật LVN Group