Nền kinh tế hỗn hợp (mixed economy) là một trong các mô hình tổ chức nền kinh tế để sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Trong mô hình này, một số hàng hoá và dịch vụ do doanh nghiệp tư nhân sản xuất, nhưng một số hàng hoá và dịch vụ khác, chẳng hạn điện, nước, bưu điện, giảo dục cấp nước … do chính phủ sản xuất. Nói cách khác, mô hình nền kinh tế hỗn hợp chấp nhận cả thị trường và sự can thiệp của chính phủ.

Nền kinh tế hỗn hợp là đặc trưng cơ bản của hầu hết các nền kinh tế hiện nay. Mô hình nền kinh tế thị trường thuần tuý hay kế hoạch hoá tập trung thuần tuý chỉ có giá trị về mặt lý thuyết. Tuy nhiên, các nền kinh tế khác nhau chấp nhận mức độ can thiệp khác nhau của chính phủ. Chẳng hạn, mô hình kinh tế mà nước ta vận dụng là nền kinh tế thị trường có sự định hướng nhà nước. Điều này hàm ý chính phủ can thiệp ở mức độ cao vào nền kinh tế.

Trong lý thuyết kinh tế sự can thiệp của chính phủ được coi là cần thiết để xử lý các thất bại của thị trường. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế theo chủ nghĩa tự do kinh tế cho rằng chính phủ chỉ nên can thiệp ở mức tối thiểu cần thiết.