Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hành chính của Công ty luật LVN Group
>> Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
Nghị định số 36/2009/NĐ-CP;
Nghị định 167/2013/NĐ-CP;
2. Luật sư tư vấn:
Về việc sử dụng pháo thì đã được pháp luật cấm theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ số 406-TTg về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo, song thực tế nhiều người vẫn cố tình làm trái. Bởi họ cho rằng Tết không có tiếng pháo thì mất vui, mất đi không khí ngày Tết… mà không biết rằng hành vi ấy có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo đó, hành vi sử dụng trái phép các loại pháo là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 4, Nghị định số 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo. Theo đó, Điều 4 Nghị định số 36/2009/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ
2. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa.
3. Mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo
4. Sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo.”
Nhà nước nghiêm cấm các hoạt động kể trên là nhằm đảm bảo an toàn cho con người, đảm bảo an ninh trật tự. Tuy nhiên, các loại pháo hoa thì vẫn được phép bắn nhưng chủ thể được phép bắn đó là cơ quan có thẩm quyền như Ủy ban nhân dân quyết định bắn pháo hoa vào dịp tết âm lịch.
Như vậy, trường hợp cá nhân bạn muốn mua pháo hoa về để chơi là vi phạm quy định của pháp luật. Lúc đó tùy vào mức độ mà bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự (tùy thuộc vào số lượng pháo, hậu quả, mức độ của hành vi…)
Chính phủ ban hành Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Theo đó, hình thức xử lý hành vi sử dụng các loại pháo mà không được phép là một trong những nội dung quan trọng và được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
“Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép.”
Như vậy, hành vi đốt pháo dịp tết sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi sử dụng pháo ngoài phạt tiền còn bị xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Ngoài ra, hành vi đốt pháo còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, Điều 318 BLHS quy định như sau:
“Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng
d) Xúi giục người khác gây rối
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.”
Tuy nhiên, không phải mọi loại pháo cũng bị pháp luật cấm sử dụng, có những loại pháo vẫn được sử dụng, hầu hết là tính chất, mức độ gây lại nhỏ, hoặc rất nhỏ và không gây ra tiếng nổ, được quy định tại Nghị định số 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo như sau:
“Điều 5. Các loại pháo, sản phẩm pháo được sử dụng
1. Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép
2. Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa.
3. Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự.
4. Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hoá, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.”
Như vậy, bạn cần lưu ý những loại pháo mà pháp luật cho phép tổ chức, cá nhân được sử dụng các loại pháo như sau:
– Pháo hoa lễ hội bằng giấy: là loại pháo khi bắn sẽ phun ra giấy, kim tuyến.
– Pháo điện.
– Pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, tre, trúc, kim loại.
– Que hương phát sáng, pháo bông
– Các sản phẩm tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính – Công ty luật LVN Group