Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật dân sự của công ty luật LVN Group.

                                                                            Nghỉ việc rồi có phải bồi thường cho công ty không?

Luật sư tư vấn luật dân sự gọi:1900.0191

Trả lời: 

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Công ty Luật LVN Group. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lí:

Bộ luật Lao động năm 2012

Nội dung tư vấn:

Trường hợp của bạn, do thông tin chia sẻ bạn chia sẻ chữa rõ ràng nên chúng tôi rất khó có thể đưa ra tư vấn chính xác cho bạn. Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 130 Bộ luật lao động 2012 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người lao động như sau:

Bồi thường thiệt hại 

“1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật 

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.”

Như vậy việc em trai bạn làm thất thoát 300 triệu đồng của công ty sẽ phải bồi thường thiệt hại cho công ty dù đã chấm dứt HĐLĐ, mức độ bồi thường phải được căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của NLĐ theo quy định tại Điều 131 Bộ luật lao động 2012 như sau:

 Nguyên tắc và trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại

“1. Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.

2. Trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý việc bồi thường thiệt hại được áp dụng theo quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này.”

Theo đó việc xử lý và yêu cầu  bồi thường phải tuân thủ theo trình tự sau:

Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động 

“1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư của LVN Group hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

…”

Như vậy, phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể mới có thể xác định chính xác mức bồi thường của em trai bạn là bao nhiêu theo những căn cứ pháp luật trên.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Lao động.