1. Người bào chữa là ai?

Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

Bào chữa là việc dùng lí lẽ, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo. Bào chữa là quyền hiến định của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự.

Đây cũng là quyền của bị can, bị cáo được đưa ra các chứng cứ, lí lẽ, được đặt câu hỏi, được tranh luận trong giai đoạn điều tra và giai đoạn xét xử. Bị can, bị cáo có thể tự bào chữa, nhờ người bào chữa, hay nhờ Luật sư của LVN Group bào chữa cho mình. Cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ.

2. Ai có thể là người bào chữa?

Người bào chữa có thể là:

– Luật sư:

Theo Điều 2 Luật Luật sư của LVN Group 2006 sửa đổi, bổ sung 2012: Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).

Chức năng xã hội của Luật sư bao gồm: Hoạt động nghề nghiệp của Luật sư của LVN Group góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

– Người đại diện của người bị buộc tội:

Người đại diện là người nhân danh và vì lợi ích của một người khác xác lập thực hiện các giao dịch trong phạm vi thẩm quyền đại diện. Người đại diện bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo uỷ quyền

– Bào chữa viên nhân dân:

Căn cứ Khoản 3 Điều 72 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau: Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

– Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý:

Trợ giúp viên pháp lý hay còn gọi là Trợ giúp viên là một chức danh tại Việt Nam dùng để chỉ về những người thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý. Trợ giúp viên pháp lý là chức danh được quy định những tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể theo Luật Trợ giúp pháp lý của Việt Nam, họ là viên chức nhà nước và làm việc tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

3. Nhóm quyền về thu thập thông tin; thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu

Điểm a Khoản 1 Điều 73 BLTTHS quy định người bào chữa có quyền “gặp, hỏi người bị buộc tội”. Nhằm tạo điều kiện cho người bào chữa thực hiện tốt chức năng bào chữa của mình, pháp luật cho phép người bào chữa có quyền gặp người bị buộc tội. Để bảo đảm cho người bào chữa thực hiện quyền gặp, hỏi người bị buộc tội, Điều 80 BLTTHS quy định để gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam, người bào chữa phải xuất trình văn bản thông báo người bào chữa, Thẻ Luật sư của LVN Group hoặc Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân. Điều 256 BLTTHS quy định tại phiên tòa, bị cáo đang bị tạm giam chỉ được tiếp xúc với người bào chữa cho mình, việc tiếp xúc với những người khác phải được chủ tọa phiên tòa cho phép. Có thể nhận thấy, quy định về trình tự, thủ tục để người bào chữa gặp người bị buộc tội là một quy định mới của BLTTHS. Việc luật hóa trình tự, thủ tục này chứng tỏ nhà lập pháp đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề bảo đảm thực thi các quyền của người bào chữa trên thực tế, trong đó có quyền “gặp, hỏi người bị buộc tội”. Trình tự, thủ tục để người bào chữa gặp, hỏi người bị buộc tội bị bắt, tạm giữ, tạm giam cũng được thống nhất và đơn giản – chỉ cần phải xuất trình văn bản thông báo người bào chữa, Thẻ Luật sư của LVN Group hoặc Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.

Điểm h khoản 1 Điều 73 BLTTHS quy định người bào chữa có quyền “thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu”. Quyền thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa và đưa ra tài liệu đồ vật, yêu cầu đã được quy định tại Điều 58 BLTTHS năm 2003. BLTTHS kế thừa và có một bước phát triển mới đáng ghi nhận đó là bổ sung thêm cho người bào chữa quyền “thu thập chứng cứ” và “đưa ra chứng cứ”. BLTTHS cũng bỏ giới hạn về việc người bào chữa chỉ thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ án từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác. Thay vào đó, để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa. Trong trường hợp không thể thu thập được chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa thì người bào chữa có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập. Tùy từng giai đoạn tố tụng, khi thu thập được chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa, người bào chữa phải kịp thời giao cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để đưa vào hồ sơ vụ án. Chứng cứ do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập và chứng cứ do người bào chữa thu thập có giá trị như nhau và đều phải được người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án. Quy định này thể hiện sự bình đẳng giữa các bên trong việc thu thập, đưa ra các chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; là cơ sở quan trọng góp phần bảo đảm thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử

4. Thu thập, giao chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa

Theo Bộ luật tố tụng hình sự 2003 không có một điều luật quy đinh riêng về quyền thu thập, giao chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định cụ thể hơn về quyền thu thập, giao chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa đồng thời quy định trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tạo điều kiện giúp người bào chữa thu thập chứng cứ. Người bào chữa thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 88 của Bộ luật TTHS 2015. Cụ thể: Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa.

Tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa, người bào chữa phải kịp thời giao cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để đưa vào hồ sơ vụ án. Việc giao nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật phải được lập thành biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Nội dung cụ thể của Điều 33 như sau:

Khi tiến hành hoạt động tố tụng phải lập biên bản theo mẫu thống nhất.

1. Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.

2. Biên bản phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.

Trường hợp người tham gia tố tụng không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản.

Trường hợp người tham gia tố tụng không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia tố tụng và chữ ký của người chứng kiến.

Trường hợp người tham gia tố tụng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia tố tụng khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.

Trường hợp người bào chữa không thể thu thập được chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa thì có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập.

5. Đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định rõ trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tạo điều kiện cho người bào chữa đọc, ghi chép và sao chụp tài liệu (Điều 82 Bộ luật tố tụng hình sự 2015). Cụ thể là, sau khi kết thúc điều tra, nếu có yêu cầu đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm để người bào chữa đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án. Sau khi đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu, người bào chữa phải bàn giao nguyên trạng hồ sơ vụ án cho cơ quan đã cung cấp hồ sơ. Nếu để mất, thất lạc, hư hỏng tài liệu, hồ sơ vụ án thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm & Biên tập)