Người bị nhiễm HIV sử dụng chung bơm kim tiêm với người khác có bị tội gì không?

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

1. Khái niệm

Việc lây truyền HIV cho người khác có thể xảy ra qua đường tình dục hoặc đường máu. Sử dụng chung bơm kim tiêm không qua khử trùng là con đường lây nhiễm HIV nhanh nhất.Như vậy ngoại trừ trường hợp nạn nhân đã biết trước về tình trạng nhiễm HIV của người đã lây truyền cho mình thì việc lây truyền HIV cho bất cứ một ai đều bị coi là hành vi phạm tội và sẽ bị xử phạt tối thiểu là 1 năm và tối đa có thể lên đến 7 năm tù giam.
Cơ sở xác định tội lây truyền HIV cho người khác là những dấu hiệu được mô tả trong Điều luật của tội danh này. Trong đó, lây truyền HIV cho người khác được hiểu là hành vi của người biết mình bị nhiễm HIV nhưng vẫn làm cho vi rút HIV từ cơ thể mình xâm nhập vào cơ thể người khác một cách cố ý. Chủ thể của tội phạm là người đang nhiễm HIV, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.

2. Tội lây truyền HIV cho người khác được quy định như thế nào?

Tội lây truyền HIV cho người khác được quy định tại Điều 148 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:

Điều 148. Tội lây truyền HIV cho người khác
1. Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ỷ lây truyền HIV cho người khác, trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiêm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tĩnh dục, thỉ bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Đổi với 02 người trở lên;
b) Đổi với người dưới 18 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 145 của Bộ luật này;
c) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
d) Đổi với thầy thuốc hoặc nhãn viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vĩ lý do công vụ của nạn nhân.

3. Bình luân

Điều luật gồm 2 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội lây truyền HIV cho người khác; khoản 2 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng.

3.1 Dấu hiệu chủ thế của tội phạm

Chủ thể của tội lây truyền HIV cho người khác là người bị nhiễm HIV, có hành vi lây truyền HIV cho người khác. Chủ thể của tội cố ý truyền HIV cho người khác là bất kỳ ai có đầy đủ hành vi năng lực dân sự, hình sự. Chủ thể của tội lây truyền HIV cho người khác được quy định là người “bị nhiễm HIV” và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu hách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS. Việc quy định đặc điểm “bị nhiễm HIV” của chủ thể là cho phép và không có nghĩa truy cứu đặc điểm nhân thân. Chỉ khi có dấu hiệu này, chủ thể mới có thể thực hiện được hành vi lây truyền HIV cho người khác.

3.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định là hành vĩ lây truyền HIV cho người khác. Trong đó, hành vi lây truyền được hiểu là hành vi đưa HIV từ cơ thể mình sang cơ thể người khác bằng cách thức bất kỳ, có thể qua đường tình dục hoặc đường máu.
Trong trường hợp lây truyền qua đường tình dục, cần chú ý: Hành vi lây truyền qua đường tình dục được điều luật loại trừ không phải là tội phạm trong trường hộp nạn nhân biết về tình trạng nhiễm HIV của người có hành vi lây truyền mà vẫn tự nguyện quan hệ tình dục với họ.
Người phạm tội có hành vi quan hệ tình dục khi biết mình nhiễm HIV (mà nạn nhân không biết)Người phạm tội có hành vi dùng kim tiêm tác động vào cơ thể của nạn nhân để truyền máu nhiễm virut HIV…Người bị lây truyền HIV bị nhiễm HIV thì người phạm tội mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lây truyền HIV, nếu người phạm tội đã thực hiện hành vi lây truyền HIV cho người khác nhưng nạn nhân lại không bị nhiễm HIV thì nói chung không nên truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Hậu quả nạn nhân bị nhiễm HIV là hậu quả bắt buộc và đây là cấu thành tội phạm vật chất. Hành vi lây truyền HIV phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả nạn nhân bị nhiễm HIV. Trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục thì người lây truyền HIV sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bởi trường hợp này không được xem là lỗi của người phạm tội mà là sự tự nguyện của nạn nhân.
Tội lây truyền HIV cho người khác: là hành vi cố ý lây truyền “bệnh HIV” cho người khác. Hành vi này thường thông qua đường tình dục, khi người bị nhiễm HIV biết mình bị HIV nhưng vẫn quan hệ tình dục người kia không biết người quan hệ với mình đang bị nhiễm HIV. Hành vi của tội cố ý truyền HIV cho người khác là hành vi cố ý truyền bệnh HIV cho người khác mà nguồn gây bệnh có thể không xuất phát từ chủ thể. Hành vi này có thể xuất phát từ bất kì hình thức nào, như cố ý đâm bơm kim tiêm có chứa máu bị nhiễm HIV vào người khác, bác sĩ truyền máu có HIV cho bệnh nhân,…

3.3 Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội lây truyền HIV cho người khác là quyền được bảo vệ về sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của con người.

3.4 Dấu.hiệu lỗi của chủ thể

Lỗi của chủ thể được xác định là lỗi cố ý. Người phạm tội biết mình bị nhiễm HIV. Họ cũng biết hành vi mà mình thực hiện có khả năng làm cho HIV từ mình lây truyền sang người khác nhưng vẫn thực hiện hành vi đó. Trường hợp không biết mình bị nhiễm HIV cũng như trường họp chủ động có biện pháp tránh lây truyền là những trường họp không có lỗi cố ý.
Ta có thể thấy tội cố ý truyền HIV cho người khác sẽ có các hình thức xử phạt nặng hơn so với tội lây truyền HIV vì bản chất hai tội là khác nhau cũng như tội cố ý truyền HIV cho người khác là nguy hiểm hơn rất nhiều so với tội lây truyền HIV. Do đó cũng có sự khác nhau về hình phạt.
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Đổi với 02 người trở lên: Đây là trường hợp chủ thể phạm tội này đối với nhiều nạn nhân.
– Đổi với người dưới 18 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 145 của Bộ luật này: Đây là trường hợp nạn nhân của hành vi lây truyền HIV là người dưới 18 tuổi. Điều luật còn quy định thêm dấu hiệu “nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 145 của Bộ luật này”. Tuy nhiên, quy định này là không cần thiết vì giữa tội lây truyền HIV và các tội được quy định tại Điều 142 và Điều 145 là hoàn toàn khác nhau. Việc quy định thêm như vậy phá vỡ tính thống nhất trong kỹ thuật lập pháp.
– Đổi với phụ nữ mà biết là có thai: Đây là trường họp nạn nhân của hành vi lây truyền HIV là phụ nữ có thai và người phạm tội biết việc có thai của nạn nhân.
– Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình: Đây là trường hợp giữa nạn nhân của hành vi lây truyền HIV và người phạm tội có quan hệ đặc biệt. Nạn nhân là người mà người phạm tội phải biết ơn và tôn trọng vì là người trực tiếp chữa bệnh cho mình. Do vậy, lỗi của người phạm tội trong trường họp này là lỗi cố ý tăng nặng.
– Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân: Đây là trường hợp nạn nhân của hành vi lây truyền HIV là người liên quan đến công vụ. Họ có thể bị người phạm tội thực hiện hành vi lây truyền HIV khi đang thi hành công vụ. Họ cũng có thể bị người phạm tội thực hiện hành vi lây truyền HIV trước khi hoặc sau khi thi hành công vụ. Động cơ của hành vi lây truyền HIV có thể để răn đe, cản trở không cho nạn nhân thi hành công vụ hoặc để trả thù việc nạn nhân đã thi hành công vụ. Công vụ ở đây được hiểu “… là hoạt động theo đúng pháp luật của chủ thể được cơ quan nhà nước giao nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước bao gồm quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án.”
Điều luật quy định trường hợp lây truyền HIV qua đường tình dục không phải là tội phạm nếu nạn nhân biết về tình trạng nhiễm HIV của người có hành vi lây truyền mà vẫn tự nguyện quan hệ tình dục với họ. Quy định này cần được xem lại vì:
– Tính nguy hiểm cho xã hội nói chung và tính nguy hiểm cho cá nhân cụ thể của hành vi nhất định là 2 vấn đề khác nhau tuy có sự thống nhất với nhau. Vỉệc quy định hành vi nào đó là tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện hành vi đó là vì hành vi đó nguy hiểm cho xã hội nói chung và nhằm bảo vệ xã hội nói chung chứ không phải bảo vệ cá nhân cụ thể. Nguyên tắc chung này dường như không được tuân thủ khi điều luật quy định về trường hợp không phải là tội phạm trên đây.
– Xét về mặt thực tế, hành vi truyền HIV qua đường tình dục cho người khác mà họ chấp nhậíi không phải là không nguy hiểm cho xã hội. Thêm một người nhiễm HIV là thêm gánh nặng cho xã hội, cho nhà nước chứ không phải chỉ là gánh nặng cho cá nhân bị nhiễm HIV và gia đình họ. Thêm một người nhiễm HIV cũng chứa đựng nguy cơ tăng nguồn có thể lây nhiễm HIV cho người khác. Đặc biệt, tính nguy hiểm cho xã hội của trường họp này có thể thấy ngay và rõ ràng nếu như đó là trường họp phụ nữ mang thai đã đồng ý cho người nhiễm HIV lây truyền cho mình qua đường tình dục. Hành vi lây truyền trong hợp này rõ ràng là nguy hiểm không chỉ cho người mẹ mà nó còn có thể lây truyền HIV cho đứa trẻ được sinh ra sau này.