1. Người dân dựng rào chắn, trụ bê tông trên đường – bảo vệ đường hay cản trở giao thông?

Mô hình xây dựng nông thôn mới đã ngày càng phát huy được tính ưu việt của nó, nhiều đường mới được mở ra thuận tiện cho việc lưu thông trong địa bàn khu dân cư. Nhưng cùng với đó là việc xây các rào chắn, trụ bê tông, một phần để bảo vệ đường, một phần để tránh ô tô to, xe công nông, ba gác, xe thô sơ đi vào làm hư hại đường. Trường hợp những xe trong địa bàn có thể họ sẽ biết đoạn đường nào có chướng ngại vật, nhưng cũng có những trường hợp tài xế ở những nơi khác đến họ không biết có trụ bê tông hoặc có rào chắn dẫn đến việc xảy ra những vụ va chạm là khó tránh khỏi, một trường hợp khác, với những vụ cháy nổ trên địa bàn khu vực, khiến gây khó khăn trong việc lưu thông của các xe cứu hỏa, xe cứu thương… dần chính những chiếc trụ này lại là những vật cản gây khó khăn, trở ngại cho các phương tiện lưu thông trên đoạn đường.

Người dân dựng rào chắn, xây trụ bê tông ở đường làng có phạm luật?

(Người dân tự dựng rào chắn, xây trụ bê tông – Hình minh họa)

 

2. Đường làng và đất đường bộ

Đường làng là đường trong làng, là một bộ phận của đường bộ theo quy định của Luật giao thông đường bộ 2008 thì đường bộ gồm đường, cầu đường bọ, hầm đường bộ bến phà đường bộ. Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bô, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác. Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đát dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.

 

 3. Xây dựng trong đất dành cho đường bộ

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ 2008 hiện hành thì trong phạm vi đất dành cho đưông, đường bộ, không được xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí. Việc đặt biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản. Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang an toàn đường bộ thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ. 

 

4. Dựng rào chắn, xây trụ bê tông trên đường – hành vi bị nghiêm cấm trong Luật giao thông đường bộ

Theo quy định tại Điều 12 Luật giao thông đường bộ 2008 thì có rất nhiều những hành vi bị nghiêm cấm trong luật giao thông đường bộ trong đó có hành vi này. Cụ thể nghiêm cấm các hành vi đào, khoan, xẻ đường trái phép, đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường, đặt, rải vật nhọn, đổ chát gây trơn trên đường, để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường, mở đường, đầu nối trái phép vào đường chính, lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, tự ý tháo mở nắng cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ

 

5. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt 

Như cũng đã trình bày ở trên thì hành vi của người dân dựng rào chắn, xây trụ bê tông ở đường làng là hành vi vi phạm pháp luật và cũng tương ứng với đó là những chế tài xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này. Căn cứ theo quy định ở tại Điểm b Khoản 5 Điều 12 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt thì phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức trong trường hợp có hành vi dựng rạp, lều, quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, đồng thời, buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu dã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra 

 

6. Khởi tố vụ án hình sự trong một số trường hợp

Bên cạnh việc xử lý vi phạm hành chính như đã nói ở trên thì người thực hiện hành vi vi phạm có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như đáp ứng đủ các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 261 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Cụ thể về bản chất cản trở giao thông đường bộ là hành vi của các cá nhân hay tổ chức thực hiện đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ, đặt trái phép các chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ, tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, hoặc các thiết bị giao thông đường bộ, vi phạm nghiêm trọng quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ và các hành vi khác nhằm mục đích gây cản trở giao thông đường bộ, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của nguwoif khác.

Mặt chủ thể của tội phạm: từ 16 tuổi trở lên và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự

Mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi cản trở giao thông đường bộ là do vô ý vô ý vì qua tự tin hoặc vô ý do cẩu thả

Khách thể của tội phạm: khách thể của tội này là an toàn giao thông đường bộ

Về đối tượng tác động của tội phạm này là công trình giao thông đường bộ

Hành vi khách quan: người thực hiện hành vi phạm tội có thể thực hiện một trong các hành vi như đào, khoan, xẻ trái phép các công trình giao thông đường bộ, đặt trái phép các chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường bộ, tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, các thiết bị an toàn giao thông đường bô, mở đường giao cắt trái phép qua đường bọ đường có giải phân cách lấn chiếm chiếm dụng vỉa hè, lòng đường, lấn chiếm hành lang bảo vệ đường….

Bên cạnh đó, trong Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BAC-BQP-BTP-VKSNDTC ngày 28/3/2013 của Bộ công an, bộ quốc phòng, viện kiểm sát nhân dân tối cao có quy định hướng dẫn cụ thể về tội này như sau:

+ Các thiết bị an toàn giao thông đường bộ bao gồm đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, tường bảo vệ, đảo giao thông, dải phân cách, gương cầu và các thiết bị phụ trở khác nhằm bảo đảm an toàn giaot hôgn đường bộ 

+ Lấn chiếm chiếm dụng vỉa hè, lòng đường là hành vì siwr dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép. Lấn chiếm hành làng bảo vệ an toàn đường bộ là hành vi sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ

+ Vi phạm quy định về bảo bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường là hành vi không đặc biển báo, rào chắn hoặc đặt biển báo rào chắn không đúng quy định khi thi công trển đường bộ, khôgn thu dọn ngay các biển báo hiệu , rào chắn, phương tiện thi công, các vật liệu khác hoặc không hoàn trả phần đường theo nguyên trạng khi thi công xong

+ Hành vi khách gây cản trở giao thông đường bộ là hành vi đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường bộ, tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ hoặc di chuyển trái phép làm sai lệch công trình đường bộ, phá hoại hệ thống thoát nước thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, căng dây ngang đường và các hành vi tương tự khác.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng măc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.0191 để được giải pháp.