1.Quy định của pháp luật về yêu cầu đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ.

Theo khoản 1, khoản 2, điều 487 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định về đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ người tham gia tố tụng có nội dung như sau:

“1. Người được bảo vệ có quyền làm văn bản đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyển áp dụng biện pháp bào vệ. Văn bản đề nghị, yêu cầu có các nội dung chính:

a) Ngày, tháng, năm;

b) Tên, địa chỉ của người đề nghị;

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

c) Lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;

d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người đề nghị. Trường hợp đề nghị của cơ quan, tổ chức thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó ký tên và đóng dấu

2. Trường hợp khẩn cấp, người được bảo vệ trực tiếp đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc thông qua phương tiện thông tin liên lạc nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản đề nghị. Cơ quan, người có thẩm quyền nhận được đề nghị, yêu câu phải lập biên bản và đưa vào hồ sơ bảo vệ.”

Như vậy, yêu cầu được bảo vệ trong tố tụng hình sự khi tính mạng, súc khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm là quyền của người tổ giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người tham gia tổ tụng khác. Chính vì vậy, việc bảo vệ những người này chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của họ thể hiện thông qua các hình thức như đơn yêu cầu.

Đối với trường hợp khẩn cấp, người được bảo vệ cần trực tiếp đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bào vệ hoặc thông qua phương tiện thông tin liên lạc nhưng sau đó phải thể hiện qua văn bản đề nghị. Cơ quan, người có thẩm quyên nhận được đề nghị, yêu cầu phải lập biên bản và đưa vào hồ sơ bảo vệ.

2.Quy định của pháp luật về quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ.

Theo Điều 488 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 về quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ người tham gia tố tụng hình sự có nội dung như sau:

“1. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ gồm các nội dung chính:

a) Sổ, ngày, tháng, năm; địa điểm ra quyết định;

b) Chức vụ của người ra quyết định;

c) Căn cứ ra quyết định;

>> Xem thêm: Nhân quyền là gì ? Khái niệm nhân quyền được hiểu như thế nào ?

d) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được bảo vệ;

đ) Biện pháp bảo vệ và thời gian bắt đầu thực hiện biện pháp bảo vệ.

2. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ được gửi cho người yêu cầu bảo vệ, người được bảo vệ, Viện kiểm sát, Tòa án đã đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ và cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan đến việc bảo vệ.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật, việc áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng bị hại và những người tham gia tố tụng khác khi những người này hoặc người thân của họ bị xâm phạm hay bị đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản danh dự, nhân phẩm được thể hiện bằng Quyết định áp dụng biện pháp bào vệ.

Quyết định này tuân thủ quy định tại Điều luật này về hình thức đặc biệt phải ghi rõ biện pháp bảo vệ sẽ áp dụng và và thời gian bắt đầu thực hiện biện pháp bào vệ.

Ngoài ra, quyết định này cũng được gửi cho người yêu cầu bào vệ, người được bào vệ, Viện kiểm sát, Tòa án đã đê nghị áp dụng biện pháp bảo vệ và cơ quan, tô chức, đơn vị liên quan đến việc bảo vệ.

Sau khi ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ, Cơ quan điều tra có thẩm quyền áp dụng phải tổ chức thực hiện ngay biện pháp bảo vệ.

Tong trường hợp cần thiết có thể phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân để thực hiện việc bảo vệ. Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng cố thể thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ trong quá trình bảo vệ nếu xét thấy cân thiết. Thời gian bảo vệ được tính từ khi áp dụng biện pháp bảo vệ cho đến khi có quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ.

3.Trách nhiệm của các cơ quan

1. Trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng:

Các cơ quan tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, nếu nhận được đề nghị bảo vệ của người được bảo vệ và nhận thấy có căn cứ về việc đã hoặc sẽ bị xâm hại của tội phạm đối với người được bảo vệ có trách nhiệm áp dụng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ.

>> Xem thêm: Nghị định thư SDR năm 1979 là gì? Tìm hiểu về nghị định thư SDR năm 1979?

2. Trách nhiệm của cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ:

a) Cơ quan ra quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ chịu trách nhiệm về quyết định của mình; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan và chính quyền địa phương tổ chức việc áp dụng các biện pháp bảo vệ;

b) Xây dựng kế hoạch bảo vệ người được bảo vệ; lập, quản lý, lưu trữ và khai thác hồ sơ bảo vệ theo chế độ tài liệu mật;

c) Theo dõi, tổng kết, giải quyết những vướng mắc nảy sinh; định kỳ hàng năm gửi báo cáo đến các cơ quan có thẩm quyền.

3. Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ:

a) Cơ quan có liên quan phải nghiêm túc thực hiện các yêu cầu bảo vệ của cơ quan ra quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ. Nếu có vấn đề khó khăn nảy sinh hoặc không thể đáp ứng được yêu cầu bảo vệ thì phải thông báo ngay bằng văn bản đối với cơ quan quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ;

b) Trong trường hợp cùng lúc có nhiều yêu cầu bảo vệ thì căn cứ điều kiện thực tế của mình mà quyết định khẩn cấp ưu tiên lực lượng, phương tiện bảo vệ đối với những đối tượng có căn cứ về việc đã hoặc sẽ bị xâm hại đến tính mạng, trước hết phải tập trung vào đối tượng trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, ma túy, tham nhũng, phạm tội có tổ chức xuyên quốc gia…;

c) Đề xuất biện pháp, hình thức bảo vệ phù hợp với thực tiễn để đạt hiệu quả tốt nhất;

d) Thường xuyên, định kỳ báo cáo kết quả công tác bảo vệ được phân công cho cơ quan quyết định biện pháp bảo vệ.

4. Đề nghị Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức, đoàn thể ở địa phương phối hợp, hỗ trợ trong quá trình thực hiện các biện pháp bảo vệ được phân công.

4. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ

– Cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ gồm:

+ Cơ quan điều tra của Công an nhân dân;

+ Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân.

– Người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ gồm:

+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra của Công an nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

>> Xem thêm: Khám nghiệm hiện trường là gì? Khái quát chung về khám nghiệm hiện trường

+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát quân sự trung ương.

– Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ thì đề nghị Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý vụ án hình sự ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ. Đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.

Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có văn bản đề nghị với Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra hình sự, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

5.Đề nghị, yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ

– Người được bảo vệ có quyền làm văn bản đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ. Văn bản đề nghị, yêu cầu có các nội dung chính:

+ Ngày, tháng, năm;

+ Tên, địa chỉ của người đề nghị;

+ Lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;

+ Chữ ký hoặc điểm chỉ của người đề nghị. Trường hợp đề nghị của cơ quan, tổ chức thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó ký tên và đóng dấu.

– Trường hợp khẩn cấp, người được bảo vệ trực tiếp đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc thông qua phương tiện thông tin liên lạc nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản đề nghị. Cơ quan, người có thẩm quyền nhận được đề nghị, yêu cầu phải lập biên bản và đưa vào hồ sơ bảo vệ.

>> Xem thêm: Nguyên tắc “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự”

– Khi tiến hành tố tụng đối với vụ án, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhận được đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm xem xét, đề nghị Cơ quan điều tra cùng cấp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp cao nhận được đề nghị, yêu cầu bảo vệ thì đề nghị Cơ quan điều tra Bộ Công an xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

– Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cứ, tính xác thực của đề nghị, yêu cầu bảo vệ. Trường hợp xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ thì phải giải thích rõ lý do cho người đã yêu cầu, đề nghị biết.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group – Sưu tầm & biên tập

>> Xem thêm: Nguyên tắc “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự”