1. Người được hưởng án treo mà vi phạm pháp luật thì bị xử lý thế nào ?
Thưa Luật sư của LVN Group, cho tôi hỏi: Tôi có người bạn đang được hưởng án treo 36 tháng và 60 tháng thử thách, hiện tại anh ấy đã thụ án được 24 tháng, nhưng anh ấy lại đang mắc tội đánh bạc trong thời gian này. Cho tôi hỏi anh ấy sẽ bị xử phạt như thế nào, có cộng tất cả án treo của anh ấy lại với nhau không?
Xin nói thêm là anh ấy có góp tiền vào xới bạc nhưng khi công an vào bắt xới bạc thì anh ấy đi chơi, không có mặt tại hiện trường, vậy anh ấy có bị xử phạt về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc không? Có bị bắt vì tội đánh bạc không ạ?
Mong Luật sư giúp tôi giải đáp thắc mắc này! Chân thành cảm ơn Luật sư của LVN Group!
Trả lời:
1.1. Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự ?
Căn cứ quy định tại Điều 321 về Tội đánh bạc, Điều 322 về Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, theo đó:
“Điều 321. Tội đánh bạc1.332 Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:a) Có tính chất chuyên nghiệp;b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;d) Tái phạm nguy hiểm.3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
– Đối với tội đánh bạc: Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc) hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
“Điều 322. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc1.333 Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền Sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;d) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.2.334 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:a) Có tính chất chuyên nghiệp;b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương, tiện điện tử để phạm tội;d) Tái phạm nguy hiểm.3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
– Đối với tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là người có một trong các hành vi sau:
+ Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
+ Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
+ Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;
+ Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 322 hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Do bạn không nêu rõ tổng số tiền mà công an thu được từ bạn của bạn khi đánh bạc là bao nhiêu. Do đó, không thể chắc chắn được bạn của bạn có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc hay không. Nếu tổng số tiền của lần đánh bạc đó từ 5.000.000 trở lên hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc hoặc đã từng bị kết án về các tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bạn của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc.
Nếu không thì chỉ bị xử phạt hành chính đối với hành vi đánh bạc theo Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, tùy từng tính chất, mức độ của hành vi thì bạn của bạn sẽ bị xử phạt với mức tiền tương ứng.
Bạn cũng nói rằng bạn của bạn góp tiền vào sới bạc nhưng khi công an vào bắt sới bạc thì anh ấy đi chơi, không có mặt tại hiện trường. Ở đây, có thể hiểu mục đích bạn của bạn góp tiền vào sới bạc là để cùng thu lợi nhuận từ việc đánh bạc. Bộ luật hình sự quy định: Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật……Và tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có thể là tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác hay trong người các con bạc mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc mà không nhất thiết phải là tiền thu được tại chiếu bạc…Do đó, mặc dù bạn của bạn chỉ góp tiền vào sới bạc nhưng không có mặt tai hiện trường nhưng bằng nghiệp vụ lực lượng công an có căn cứ để xác định số tiền đó đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc thì bạn của bạn vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc.
1.2. Tổng hợp hai bản án để chấp hành hình phạt ?
Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại khoản 2 Điều 56 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:
“2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.”
2. Đồng phạm trộm cắp tài sản có được hưởng án treo không ?
Thưa Luật sư của LVN Group, cho em hỏi em có một người bạn. Hôm đó đi chơi thì bị rủ rê trộm cắp tài sản. Nhưng bạn em chỉ đứng canh ở ngoài còn người kia thì trộm tiền, vàng, đổi được 845 triệu. Rồi nhờ một người khác bán vàng giúp. Nhưng chỉ chia cho bạn em 40 triệu với một chiếc xe trị giá 23 triệu. Còn người bán vàng thì 60 triệu.
Số tiền còn lại người lấy trộm mang sang campuchia đánh bài thua hết. Vậy cho em hỏi mức án bạn em có thể lãnh là bao lâu? Có bị phạt tù không? Làm sao để giảm mức án ạ? Cảm ơn Luật sư của LVN Group!
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự về án treo, gọi ngay: 1900.0191
Trả lời:
Theo Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về vấn đề đồng phạm như sau:
“Điều 17. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành”.
Như trường hợp trên, giữa người kia và bạn của bạn có sự chuẩn bị, câu kết chặt chẽ với nhau trước khi tiến hành thực hiện hành vi phạm tội, phân giao nhiệm vụ cho nhau để đạt được ý chí mong muốn. Tuy nhiên, chỉ có người kia là người trực tiếp thực hiện việc trộm cắp tài sản, còn người bạn của bạn đứng ngoài canh gác để người kia có thể tiến hành thực hiện hành vi trót lọt, bạn của bạn là người tạo điều kiện tinh thần để người thực hiện hành vi trộm cắp tiến hành việc trộm cắp an toàn, nhanh chóng mà không sợ người khác phát hiện. Tuy không trực tiếp thực hiện hành vi trộm cắp nhưng người bạn của bạn cũng vẫn bị truy cứu hình sự với vai trò là đồng phạm, là người giúp sức trong vụ án trộm cắp tài sản này.
Căn cứ Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
…
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Theo như căn cứ trên, người phạm tội có thể phải chịu phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm, có thể chịu phạt tù với mức phạt tù thấp nhất là 06 tháng, cao nhất có thể là 20 năm tù, tổng giá trị tài sản chiếm đoạt ở đây là 845 triệu đồng, không phụ thuộc vào việc phân chia sau khi trộm cắp, người nào ít hơn, người nào nhiều hơn mà tùy thuộc vào mức độ, tính chất và hành vi vi phạm mà người bạn của bạn có thể phải chịu các mức phạt theo quy định pháp luật hình sự được quy định tại Điều 173 nêu trên.
Để được giảm các mức hình phạt, phải căn cứ tại Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 để xét xem bạn của bạn có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, bạn cần cung cấp các giấy tờ, tài liệu để chứng minh các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được giảm nhẹ hình phạt tương ứng với tình tiết giảm nhẹ theo quy định.
>> Tham khảo thêm: Khái niệm về án treo ? Phân biệt hình thức cải tạo không giam giữ và án treo
3. Phạm tội cờ bạc bị bắt quả tang liệu có được hưởng án treo không ?
Chào Luật sư của LVN Group, em có câu hỏi mong Luật sư của LVN Group giải đáp như sau: Em có tham gia vào vụ xóc đĩa gồm 10 người, lúc đầu em cầm cái xóc một lúc sau thua hết còn 100 nghìn, đến người khác cầm cái một lúc sau thì bị công an bắt. Lúc bắt ở chiếu có 12 triệu, nhưng kiểm tra hết cả trong túi mọi người thu được 34 triệu. Địa điểm đánh ở nhà hoang.
Bản thân em bị tạm giam 40 ngày, gia đình nộp tiền 40 triệu xin tại ngoại. Hiện hồ sơ đã chuyển sang Viện kiểm sát huyện. Giờ em đang lo lắng liệu em có được hưởng án treo không, bản thân em chưa có tiền án tiền sự gì, học hết lớp 2 và đang nuôi 2 con nhỏ một con 7 tuổi và một con 8 tháng tuổi và có 01 mẹ già, bản thân bị bệnh đau lưng do thoát vị đĩa đệm. Vậy em làm gì để giảm nhẹ tội? Thủ tục cần những giấy tờ gì nhiều mong Luật sư của LVN Group giải đáp? Xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự về tội đánh bạc, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định như sau:
“1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Với dữ liệu bạn đưa ra thì có 10 người cùng tham gia xóc đĩa và số lượng tiền công an thu được trên chiếu bạc là 12 triệu, thu được trên người các con bạn là 34 triệu thì các bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 nêu trên mức mức hình phạt tù không quá 3 năm.
Và theo quy định của Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 và Điều 2, Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP thì điều kiện được hưởng án treo được quy định như sau:
“Điều 65. Án treo
1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
…”
Như vậy, nếu như Tòa án sau này xét xử tuyên bạn phạt tù nhưng không quá 03 năm, nhân thân của bạn tốt và bạn có các tình tiết giảm nhẹ như thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng,… thì Tòa án sẽ xem xét cho bạn hưởng án treo.
>> Xem thêm: Tư vấn về điều kiện hưởng án treo mới nhất theo quy định của luật hình sự hiện nay ?
4. Bị án treo có được thi vào trường công an không ?
Xin chào công ty Luật LVN Group. Cháu có một vấn đề thắc mắc muốn được giải đáp như sau: cháu không may bị vướng vào pháp luật bị án treo 09 tháng, thời gian thử thách là 18 tháng kể từ ngày 28/12/2015. Vậy cho cháu hỏi là cháu có thể xóa án tích để kì thi tới thi vào trường công an được không? Cháu xin chân thành cảm ơn!
>> Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi số: 1900.0191
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 15/2016/TT-BCA quy định tuyển sinh vào các trường Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành về điều kiện đăng ký dự thi vào các trường cao đẳng, đại học hệ chính quy trong các trường công an nhân dân:
– Về trình độ văn hóa:
+ Tốt nghiệp trung học phổ thông theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên. Đối với người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Đối với học sinh có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi đăng ký sơ tuyển, là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc Đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong những năm học trung học phổ thông đạt học lực từ trung bình trở lên (theo kết luận học bạ).
– Về độ tuổi:
+ Đối với cán bộ, chiến sĩ Công an trong biên chế, không quá 30 tuổi (tính đến năm dự tuyển);
+ Đối với học sinh, không quá 20 tuổi; riêng học sinh là người dân tộc thiểu số không quá 22 tuổi (tính đến năm dự tuyển).
– Tiêu chuẩn đạo đức, phẩm chất chính trị:
+ Về tiêu chuẩn đạo đức:
* Đối với cán bộ, chiến sĩ Công an trong biên chế, có nhu cầu học tập nâng cao trình độ, được Công an đơn vị, địa phương cử đi dự tuyển không trong thời gian chấp hành kỷ luật từ khiển trách trở lên hoặc không trong thời gian chờ xét kỷ luật;
* Đối với học sinh có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi đăng ký sơ tuyển, là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc Đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong những năm học trung học phổ thông, trung cấp đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên; chưa kết hôn, chưa có con (con đẻ).
* Đối với công dân đang thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân hoặc đã hoàn thành thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự trong quân đội nhân dân, trong thời gian tại ngũ, hàng năm đều hoàn thành nhiệm vụ trở lên, không vi phạm kỷ luật từ mức khiển trách trở lên.
+ Về phẩm chất chính trị: Bảo đảm theo quy định của Bộ Công an về tuyển người vào lực lượng Công an nhân dân.
– Về tiêu chuẩn sức khỏe: Không mắc bệnh kinh niên, mãn tính; thể hình, thể trạng cân đối; không có dị hình, dị dạng; đối với nam có chiều cao từ 1,64 m trở lên và cân nặng từ 48 kg trở lên; đối với nữ có chiều cao từ 1,58 m trở lên và cân nặng từ 45 kg trở lên; đối với học sinh thuộc vùng KV1 (bao gồm học sinh hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh theo KV1 hoặc học sinh có HKTT 05 năm tại địa bàn thuộc KV1), học sinh là người dân tộc thiểu số theo từng giới được hạ thấp 02 cm về chiều cao và 02 kg cân nặng. Đối với công dân đang hoặc đã hoàn thành thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự trong Quân đội nhân dân, chiều cao, cân nặng thực hiện theo quy định hiện hành về khám sức khỏe để tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Trong trường hợp Công an các đơn vị, địa phương có yêu cầu tuyển về chiều cao, cân nặng cao hơn quy định chung phải báo cáo Bộ trưởng quyết định.
Như vậy, để có thể đăng ký dự thi vào các trường Công an nhân dân thì bạn phải đáp ứng đồng thời các điều kiện trên, đồng thời, phải xem xét về tiêu chuẩn chính trị của bạn có đáp ứng được quy định của Bộ công an ban hành không vì bạn đã từng bị án tích.
Căn cứ theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì cần xem xét bạn phạm tội gì? Có thuộc các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh, các tội xâm phạm an ninh quốc gia không?
Do bạn không cung cấp rõ bạn bị kết án về tội gì nên chúng tôi không thể tư vấn chính xác trường hợp của bạn sẽ thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích hay cần yêu cầu Tòa án xóa án tích. Bạn có thể tham khảo Điều 70, Điều 71 và Điều 72 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 để kiểm tra xem mình đã đủ điều kiện để xóa án tích hay chưa. Khi đó:
Trường hợp 1: Bạn chưa được xóa án tích thì đương nhiên tiêu chuẩn chính trị của bạn không tốt, vì bạn không chấp hành đúng quy định của pháp luật nên bị kết án theo Bản án của Tòa án. Lúc này, bạn không đủ tiêu chuẩn để đăng ký dự thi vào trường công an.
Trường hợp 2: Bạn đã được xóa án tích, tùy từng quy định của Bộ Công an vào từng thời điểm thì bạn có thể xem xét được thi tuyển vào trường công an.
>> Tham khảo thêm: Khái niệm án treo và điều kiện được hưởng án treo ?
5. Có được đăng ký kết hôn trong thời gian thi hành án treo ?
Tôi xin hỏi quý công ty một việc như sau: Tôi là người đang phải thi hành án, Tòa tuyên án treo và tôi đang trong thời gian thi ành án có được đăng ký kết hôn không? Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn luật hôn nhân trực tuyến, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Dựa trên thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi, chúng tôi xin tư vấn vấn đề của bạn như sau:
Căn cứ theo Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định Điều kiện kết hôn như sau:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.”
Mặt khác, theo Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình thì các trường hợp cấm kết hôn tại các điểm a, b, c và d bao gồm các trường hợp sau:
– Kết hôn giả tạo (là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình).
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn. Trong đó:
+ Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định.
+ Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ.
+ Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.
– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Trong đó:
+ Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
+ Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Dó đó, dựa trên điều kiện và các hành vi bị cấm nêu trên thì không có trường hợp cấm nào buộc người đang thi hành án treo không được kết hôn. Vì vậy, nếu bạn thỏa mãn điều kiện kết hôn và không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn thì sẽ được kết hôn theo quy định của pháp luật.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Xử lý người vi phạm pháp luật trong thời gian hưởng án treo ?
6. Đang chấp hành án treo phạm thêm tội mới xử lý như thế nào ?
Kính chào Công ty luật LVN Group! Tôi có người bạn phạm tội đánh bạc bị tòa án xử phạt 15 tháng án treo về tội đánh bạc, được 6 tháng sau bạn tôi lại bị bắt về tội đánh bạc. Hỏi tổng hợp hình phạt của bạn tôi là bao nhiêu ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
>> Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Trường hợp này, bạn của bạn bị bắt về tội đánh bạc, mà trước đó, bạn ấy đã bị kết án về tội đánh bạc được Tòa án xử phạt 15 tháng án treo. Do đó, nếu chúng tôi giả định nếu bạn ấy bị Tòa án ra Bản án tuyên là có tội và phạm tội trong thời gian thử thách thì:
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:
“5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.”
Do đó, bạn của bạn sẽ phải chấp hành hình phạt của 15 tháng tù của bản án trước cộng với thời gian chấp hành hình phạt tù của bản án sau này theo quy định của Điều 56 về Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án, khoản 2 Điều 56 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định như sau:
“2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.”
Dẫn chiếu đến Điều 55 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì cách thức để tổng hợp hình phạt như sau:
– Đối với hình phạt chính:
+ Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
+ Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
+ Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;
+ Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;
+ Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
+ Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác;
– Đối với hình phạt bổ sung:
+ Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
+ Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.
Như vậy, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi thì Tòa án sẽ tổng hợp hình phạt cho bạn của bạn theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tính tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn của bạn.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Hướng dẫn về cách tính thời gian thử thách của án treo theo quy định của luật hình sự?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn Pháp luật Hình sự – Công ty luật LVN Group