Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 11/2017/TT-BCA
– Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
2. Luật sư tư vấn:
Theo thông tin từ những phương tiện truyền thông cho biết, sáng ngày 7/6/2018 khi các thí sinh bắt đầu làm bài thi được 60 phút của môn Văn thì đề thi chính thức của môn này được tung lên mạng, và vào buổi chiều cùng ngày sau khi môn thi thứ hai bắt đầu được một giờ đồng hồ thì tiếp tục được lan truyền mạnh. Bước đầu cơ quan điều tra xác định đây là hành vi làm “lọt” đề thi của một cán bộ coi thi.
Căn cứ theo khoản 5 điều 1 Thông tư 11/2017/TT-BCA quy định về danh mục bí mật nhà nước độ mật trong ngành giáo dục và đào tạo như sau:
Điều 1. Danh mục bí mật nhà nước độ Mật trong ngành giáo dục và đào tạo gồm các tin, tài liệu trong phạm vi sau:
5. Phương án sắp xếp thí sinh trong phòng thi, mã số phách bài thi và các tài liệu liên quan kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, thi chọn học sinh giỏi các cấp, thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế và khu vực, thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh và thi hết môn các cấp học, bậc học, ngành học, trình độ đào tạo chưa công bố.
Như vậy, theo quy định trên thì “các tài liệu liên quan đến kỳ thi… hết môn các cấp, bậc học, ngành học, trình độ đào tạo chưa công bố” nằm trong danh mục bí mật nhà nước độ mật trong ngành giáo dục và đào tạo. Do đó, những tài liệu này chưa được cơ quan có thẩm quyền công bố mà đã bị công bố thì người thực hiện hành vi này hoàn toàn có thể bị coi là hành vi làm lộ bí mật nhà nước.
Căn cứ theo pháp luật hình sự, quy định tại điều 337 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
Điều 337. Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước
1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trong trường hợp thực tế vừa qua, người làm “lọt” đề thi là một cán bộ coi thi, do đó có thể coi là lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm lộ tài liệu bí mật nhà nước có thể bị phạt tù đến 10 năm theo quy định tại điểm b khoản 2, đồng thời sẽ bị phạt tiền đến 100.000.000 đồng, và cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm. Về mức hình phạt cụ thể, cần phải chờ đợi cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác mình cùng với những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của người thực hiện hành vi mới có được kết luận cuối cùng.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi tới số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính – Công ty luật LVN Group