Nhân tử hay số nhân (multiplier) là tỷ lệ tính bằng cách lấy phần thay đổi phát sinh trong sản lượng cân bằng chia cho mức thay đổi ban đầu trong chỉ tiêu hay tổng cầu. Khái niệm hiệu ứng nhân tủ ám chỉ hiện tượng mức tăng hay giảm ban đầu trong tự chỉ tiêu (bộ phận chỉ tiêu không phụ thuộc vào thu nhập) đem lại mức tăng (giảm) cao hơn trong sản lượng và thu nhập quốc dân. Nhân tử có hai thuộc tính quan trọng cần lưu ý:
(1) nó là một quá trình điều chỉnh qua nhiều vòng, chứ không phải ảnh hưởng tức thời;
(2) giá trị của nhân tử phụ thuộc vào tỷ lệ thu nhập tăng thêm được chi cho tiêu dùng (gọi là khuynh hướng tiêu dùng cận biên – c) tại mỗi vòng điều chỉnh. Nhân tử là cũng là đại lượng nghịch đảo của khuynh hướng tiết kiệm cận biên (í). Vì vậy, nhân tử (cr) được tính theo công thức:
1 1
a= – — —
1 -c s
với c + s = 1.
Công thức trên cho thấy, khuynh hướng tiêu dùng cận biên càng lớn (khuynh hướng tiết kiệm cận biên càng nhỏ), giá trị của nhân tử càng lớn và ngược lại. Nhân tử lính theo công thức trên là nhân tử của nền kinh tế giản đơn. Trong nền kinh tế đóng có chính phủ, nó còn được gọi là nhân tử chỉ tiêu của chính phủ (c^) để phân biệt với nhân tử của thuế [aT = – c/(l- í’)] trong trường hợp thuế độc lập với thu nhập. Nếu thuế của chính phủ phụ thuộc vào thu nhập quốc dân, nhân tử được bổ sung thêm thuế suất (r), gọi là nhân tử có thuế: a= -c/[ 1 -c( 1 -r)]. Trong nền kinh tế mở, nhân tử được bổ sung thêm khuynh hướng nhập khẩu cận biên (ký hiệu làA/PA/, m), nhân tử được tính theo công thức a = – c/[ 1 – c(l-r) + ftĩ]. Dạng cuối cùng này của nhân tử được gọi là nhân tử của nền kinh tế mở.