1. Thủ tục nhập hộ khẩu cho con về nhà chồng?

Thưa Luật sư của LVN Group, cho tôi hỏi tôi không có tên trong hộ khẩu chồng tôi vậy con tôi có được nhập khẩu vào hộ khẩu chồng tôi hay không khi con tôi có giấy khai sinh tên cha và chúng tôi có giấy kết hôn ạ ? Cảm ơn.

Trả lời:

1. Căn cứ pháp lý:

Luật cư trú năm 2020

2. Luật sư trả lời:

Điều đầu tiên có thể khẳng định rằng: vợ và chồng không bắt buộc phải cùng chung một hộ khẩu, bởi lẽ công dân có quyền tự do cư trú.

Điều này được thừa nhận theo quy định của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam:

Điều 23.

Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Và được cụ thể hóa trong Luật cư trú: “Công dân thực hiện quyền tự do cư trú theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 14. Nơi cư trú của vợ, chồng

2. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

Thứ hai, về nơi cư trú của con, Luật cư trú cũng đã quy định:

Điều 12. Nơi cư trú của người chưa thành niên

1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống; trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận; trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.

Như vậy trong trường hợp của bạn nếu muốn cho cháu có hộ khẩu theo nơi mà người cha cư trú thì cần phải xác định rằng nơi cư trú của cha có phải là nơi mà con thường xuyên sinh sống cùng hay không hoặc bạn và chồng có thể thỏa thuận để con nhập khẩu vào hộ khẩu của chồng bạn.

Thủ tục đăng ký thường trú về nơi cư trú của bố thì bố mẹ nộp hồ sơ đăng ký hộ khẩu cho con trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng ký khai sinh cho con, hồ sơ gồm có:

1, Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

2, Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con: Giấy khai sinh

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng./.

2. Tư vấn về vấn đề tách nhập hộ khẩu?

Chào Luật sư. Tôi có thắc mắc về vấn đề tách, nhập hộ khẩu muốn nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn như sau: Trước đây, tôi và mẹ và mấy đứa em ruột có sáp nhập hộ khẩu chung với một người bác ruột có hộ khẩu thường trú ở Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh. Nhưng bây giờ, bác tôi đã chuyển nhà và hộ khẩu thường trú đến một quận khác trong thành phố.
Vì một số lý do, nên tôi và mẹ và các em không muốn chuyển hộ khẩu theo bác. Bây giờ, có một người anh họ của tôi có hộ khẩu thường trú ở quận Tân Phú. Cho nên tôi muốn hỏi, như vậy thì mấy mẹ con tôi có thể tách hộ khẩu khỏi bác tôi và nhập chung với người anh họ được không? Nếu được thì thủ tục cụ thể như thế nào? Giấy tờ ra sao?
Mong Quý Luật sư giải đáp giúp! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nhập hộ khẩu cho con về nhà chồng khi vợ chưa nhập hộ khẩu về được không?

Luật sư tư vấn Luật sư của LVN Group dân sự, cư trú, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Mấy mẹ con bạn có thể tách hộ khẩu khỏi bác bạn được không?

Theo Khoản 1, Điều 26 Luật cư trú 2020 thì đối tượng được tách hộ khẩu được quy định như sau:

Điều 25. Tách hộ

1. Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;

c) Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này.”

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì mẹ con bạn đã nhập khẩu vào sổ hộ khẩu gia đình (nếu sổ hộ khẩu trước đó được cấp cho gia đình bác bạn) hoặc sổ hộ khẩu cá nhân (nếu là sổ hộ khẩu trước đó được cấp cho cá nhân bác bạn) nên để được tách khẩu, bạn cần có sự đồng ý của chủ hộ bằng văn bản.

2. Thủ tục tách sổ hộ khẩu?

Căn cứ Khoản 2, Điều 25 thì khi tách sổ hộ khẩu, bạn phải xuất trình tờ khai thay đi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ hợp pháp, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản. Và trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thm định, cập nhật thông tin về hộ gia đình liên quan đến việc tách hộ vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cp nhật thông tin; trường hợp từ chối giải quyết tách hộ thì phải trlời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Nhập chung với người anh họ được không?

Khoản 3 Điều 20 của Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của công dân như sau:

Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú

3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;

b) Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.

Như vậy, nếu mẹ con bạn muốn nhập khẩu vào hộ khẩu anh họ bạn thì cần đáp ứng được hai điều kiện:

+ Được sự đồng ý của anh họ bạn (nếu người anh họ là chủ sở hữu chỗ ở và là chủ hộ);

+ Nhà anh họ bạn đáp ứng được diện tích nhà ở tối thiểu Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

3. Thủ tục nhập hộ khẩu sau khi kết hôn?

Chào Luật sư của LVN Group, Tôi xin có 1 việc được hỏi như sau: tôi ở ngoại thành Hà Nội sau khi lấy vợ thì tôi có nhập hộ khẩu theo vợ ở quận Đống Đa. Tôi muốn hỏi trong trường hợp này tôi có được quyền làm chủ hộ không.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Người hỏi : H.Q

>> Luật sư tư vấn luật dân sự, tư vấn luật cư trú trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Công ty Luật LVN Group đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi giải đáp như sau:

Trong trường hợp này, anh đã làm thủ tục chuyển khẩu vào chung sổ hộ khẩu với vợ tại quận Đống Đa. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 của Luật Cư trú 2020 có quy định :

Điều 10. Quyền, nghĩa vụ của chủ hộ và thành viên hộ gia đình về cư trú

4. Chủ hộ là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ do các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp hộ gia đình không có người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì chủ hộ là người được các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp các thành viên hộ gia đình không đề cử được thì chủ hộ là thành viên hộ gia đình do Tòa án quyết định.”

Căn cứ vào quy định này thì anh có thể được đứng tên làm chủ hộ sau khi đã nhập khẩu về nhà vợ nếu như các thành viên trong gia đình thống nhất cho anh làm chủ hộ. Anh sẽ ra công an cấp phường, nơi anh có địa chỉ thường trú hiện tại để làm các thủ tục thay đổi thông tin trên sổ hộ khẩu.

Trong trường hợp này anh chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 điều 21 của luật cư trú 2020:

“2. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này bao gồm:

a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;

c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 của Luật này.”

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đ và hp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mi của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, khi anh đã hoàn tất thủ tục nhập khẩu sau khi kết hôn, anh có thể tiến hành điều chỉnh thông tin cư trú với nội dung thay đổi chủ hộ nếu các thành viên trong gia đình thống nhất cho anh làm chủ hộ. Thủ tục điều chỉnh thông tin được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật Cư trú 2020:

“Điều 26. Điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú

1. Việc điều chỉnh thông tin về cư trú của công dân được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Thay đổi chủ hộ;

2. Hồ sơ điều chỉnh thông tin về cư trú quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:

a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;

b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc điều chỉnh thông tin.

3. Thủ tục điều chỉnh thông tin về cư trú được thực hiện như sau:

a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, thành viên hộ gia đình nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan đăng ký cư trú. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm điều chỉnh thông tin về chủ hộ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho thành viên hộ gia đình về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối điều chỉnh thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;”

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp. Trân trọng./.

4. Xin chuyển hộ khẩu về nhà cũ thì thủ tục được quy định như thế nào?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Xin chuyển hộ khẩu về nhà cũ thì thủ tục được quy định như thế nào? Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Khoản 4 Điều 22 Luật Cư trú 2020 quy định:

“4. Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.”

Theo đó, nếu hiện bạn đang chung hộ khẩu với người khác, trước hết bạn cần làm thủ tục tách hộ theo Điều 25 được Luật cư trú 2020:

“Điều 25. Tách hộ

1. Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;

c) Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này.

2. Hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.

Trường hợp tách hộ sau ly hôn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.

3. Thủ tục tách hộ được thực hiện như sau:

a) Người đăng ký tách hộ nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan đăng ký cư trú;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về hộ gia đình liên quan đến việc tách hộ vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối giải quyết tách hộ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Trong trường hợp nhà cũ thuộc quyền sở hữu của bạn thì khi đăng ký thường trú, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;

+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp.

Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Chuyển hộ khẩu sang chỗ ở hợp pháp tại địa phương khác?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Hiện nay gia đình tôi có hai căn nhà ở hai thôn khác nhau (A và B) *trong một xã*. Tôi thường xuyên ở tại hai căn nhà này. Hộ khẩu thường trú của tôi ở căn nhà A, vừa qua UBND xã yêu cầu tôi phải chuyển hộ khẩu lên căn nhà B. Như vậy có đúng không nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi ? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Với trường hợp này, UBND xã bắt bác chuyển hộ khẩu lên căn nhà B là không hợp lý vì bác có 2 căn nhà và đã đăng ký tại căn nhà A rồi, bác không có nhu cầu đăng ký thay đổi thường trú thì UBND không có thẩm quyền bắt bác phải chuyển.

Tuy nhiên, nếu bác có nhu cầu chuyển hộ khẩu sang căn nhà B thì bác cần thực hiện như sau:

Điều 22. Thủ tục đăng ký thường trú

4. Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.

Bởi căn nhà B cũng thuộc sở hữu của bác nên khi đăng ký thường trú cần có hồ sơ gồm:

+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;

+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp.

Sau khi đã nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú tại xã bác ở sẽ thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của bác vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và có thông báo cho bác. Nếu từ chối đăng ký, cơ quan đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hành Chính – Công ty Luật LVN Group.