Nhu cầu về lạm phát (demand for inflation) là khái niệm này hàm ý rằng một số tầng lớp dân cư mong muốn có lạm phát vì họ có thể được lợi khi lạm phát gia tăng.
1. Nhu cầu về lạm phát (demand for inflation) là gì ?
Nhu cầu về lạm phát (demand for inflation) là khái niệm này hàm ý rằng một số tầng lớp dân cư mong muốn có lạm phát vì họ có thể được lợi khi lạm phát gia tăng. Mặc dù không có tầng lớp dân cư nào công khai yêu cầu phải làm tăng lạm phát, nhưng thông thường có nhiều sức ép buộc chính phủ phải theo đuổi chính sách lạm phát như: người nộp thuế chống lại biện pháp tăng thuế khi chính phủ phải tăng chỉ tiêu, người hưởng phúc lợi xã hội chống lại các biện pháp cắt giảm chỉ tiêu cho lĩnh vực này, một số nhóm người tìm cách tăng phần mà họ được hưởng trong thu nhập quốc dân … Người ta thường cho rằng công đoàn là người đầu tiên được lợi từ lạm phát. Tuy nhiên, mặc dù người lao động có thể tăng phần mà họ được hưởng trong thu nhập quốc dân bằng cách yêu cầu tăng lương, nhưng khả năng này chỉ thực hiện được trong ngắn hạn. Trong dài hạn, công đoàn không thể tái phân phối thu nhập cho đoàn viên. Bởi vậy, vấn đề đặt ra là phải lý giải động cơ của công đoàn trong việc liên tục đẩy tiền lương lên cao.
2. Giảm lạm phát (DISINFLATION) là gì ?
Giảm lạm phát (DISINFLATION) là sự chậm lại trong tốc độ tăng giá tiêu dùng và giá bán sỉ. Chính sách tiền tệ của Dự trữ Liên bang được thiết kế để giữ mức lạm phát, bằng cách kiểm soát nguồn cung tín dụng dành cho người vay, và giữ cho mức lạm phát ở mức có thể quản lý được.
3. Vòng xoáy lạm phát (inflationary spiral) là gì ?
Vòng xoáy lạm phát (inflationary spiral) là sự gia tăng liên tục của tỷ lệ lạm phát do tác động qua lại giữa sự gia tăng giá sản phẩm cuối cùng và sự gia tăng chi phí đầu vào. Ví dụ, khi giá nguyên liệu tăng mạnh, giá hàng tiêu dùng và đầu tư (P) sẽ tăng lên, công đoàn đòi mức lương (IV) cao hơn để duy trì thu nhập thực tế (W/P) của công nhân. Nếu công đoàn thành công, chi phí tiền lương của các doanh nghiệp sẽ tăng. Đế duy trì lợi nhuận của mình, các doanh nghiệp phải tăng giá hàng hoá và dịch vụ. Mức giá cao hơn đến lượt nó lại tạo ra yêu cầu tiếp tục tăng lương, … Vòng xoáy chí phí – giá cả có thể tiếp diễn mãi mãi, thậm chỉ có xu hướng tăng cường lẫn nhau và hình thành kỳ vọng cao về lạm phát, qua đó làm cho lạm phát gia tăng với tốc độ ngày càng cao.
4. Tỷ lệ lạm phát cân bằng (equilibrium rate of inflation) là gì ?
Tỷ lệ lạm phát cân bằng (equilibrium rate of inflation) là tỷ lệ lạm phát được dự kiến hoàn toàn, nghĩa là tỷ lệ lạm phát trong đó kỳ vọng được thực hiện triệt để. Nói cách khác, đây là trường hợp tỷ lệ lạm phát dự kiến đúng bằng tỷ lệ lạm phát thực hiện, không có lạm phát bất ngờ.
5. Hạch toán lạm phát (inflation accounting) là gì ?
Hạch toán lạm phát (inflation accounting) là những điều chỉnh trong tài khoản của doanh nghiệp để loại trừ ảnh hưởng của lạm phát và xác định chính xác lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp. Khi giá cả tăng, người ta sẽ đánh giá quá cao lợi nhuận thực tế thu được nếu dựa vào chi phí lịch sử đã bỏ ra để mua hàng dự trữ và tài sản cố định. Nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để hạch toán lạm phát, tức điều chỉnh để loại trừ ảnh hưởng của lạm phát trong các bản kết toán tài chính của doanh nghiệp.
Một phương pháp tương đối đơn giản để loại trừ ảnh hưởng của lạm phát là phương pháp sức mua hiện hành. Phương pháp này sử dụng chỉ số giá để điều chỉnh mức lợi nhuận tính được cho một thời kỳ và qua đó phản ánh lợi nhuận thực tế hơn. Phương pháp tỷ mỉ hơn là phương pháp hạch toán chi phí hiện hành. Nó tạo ra một bản tổng kết tài sản và kết toán tài chính bổ sung. Trong tài khoản chi phí hiện hành, chi phí hàng hoá tiêu thụ – cái được trừ ra khỏi doanh thu để tính lợi nhuận – là chi phí thay thế của hàng hoá tiêu thụ.
6. Lạm phát do sự dịch chuyển của cầu, lý thuyết (demand-shift inflation) là gì ?
Lạm phát do sự dịch chuyển của cầu, lý thuyết (demand-shift inflation) là lý thuyết về lạm phát kết hợp các Yếu tố của lạm phát do cầu kéo và chi phí đẩy. Nó coi lạm phát là kết quả của sự thay đổi ương cơ cấu tổng cầu. Nếu có những yếu tố cứng nhắc về cơ cấu trong nền kinh tế, thì khi một số ngành tăng trưởng, các ngành khác có thể suy giảm và các nhân tố sản xuất không dễ dàng di chuyển từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác. Vì vậy, người ta phải trả giá cao hơn để thu hút nhân tố sản xuất vào các ngành tăng trưởng. Khi đó công nhân ở các ngành suy giảm cũng đòi hỏi mức lương cao và tác động tổng hợp của các yếu tố này gây ra lạm phát.