NỘI DUNG TƯ VẤN:

1. Cơ sở pháp lý của chế độ giam giữ:

1.1 Khái niệm về cơ sở pháp lý của chế độ giam giữ

Cơ sở pháp lý của chế độ giam giữ làmột hệ thống các quy phạm pháp luật của Nhà nước ta điều chỉnh các quan hệ xã hội đặc biệt hình thành trong quá trình một phạm nhân chấp hành hình phạt tù trong một trại giam ở Việt Nam trên cơ sở một bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.

Chế độ giam giữ trong trại giam của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp, hệ thống pháp luật Việt Nam và phù hợp với những nguyên tắc chung của pháp luật quốc tê được ghi nhận trong các công ước quốc tế về việc đối xử với phạm nhân, với tù binh chiến tranh…

Các quy phạm pháp luật lập nên cơ sở pháp lý của chế độ giam giữ là một hệ thống chặt chẽ, nhất quán, nhằm bảo đảm không chỉ thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của việc thi hành án mà còn bảo đảm thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của người chấp hành hình phạt tù trong trại.;

Cơ sở pháp lý của chế độ giam giữ trong các trại giam của Việt Nam là một hệ thống nhất quán và phản ánh đúng đắn đường lối chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước, phản ánh cuộc đấu tranh bảo vệ các quyền con người, vì con người, tôn trọng và bảo đảm phẩm giá của con người.

1.2 Hệ thống các quy phạm tạo nên cơ sở pháp lý của chế độ giam giữ

Trước hết, hệ thống các quy phạm tạo nên cơ sở pháp lý của chế độ giam giữ gồm: những nguyên tắc căn bản, những quy phạm có tính nền tảng được ghi nhận trong các chế định của Hiến pháp nhằm bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ, bảo vệ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và những quyền cơ bản của con người.

Điều 71 Hiến pháp đã long trọng tuyên bố:

“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thăn thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.

Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phâm của công dân”.

BLHS và BLTTHS với việc quy định về tội phạm, phân loại tội phạm và những nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự cũng như những thủ tục, trình tự thi hành bản án hình sự là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thiết lập chế độ giam giữ trong hệ thống các trại giam ỏ Việt Nam.

BLTTHS đã quy định tại Điều 255 về những bản án và quyết định được thi hành. Điều luật quy định:

“1. Những bản án và quyết định được thi hành là những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm:

a, Những bản án và quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm;

b, Những bản án và quyết định của Toà án cấp phúc thẩm;

c, Những quyết định của Toà án giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

2. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Toà án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Toà án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng nghị, kháng cáo”.

Với việc phân loại tội phạm thành 4 loại trong BLHS , nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự và hình phạt đã được phát triển sâu sắc thêm một bước và thuận lợi hơn cho việc triển khai thực hiện trong thực tiễn. Điều 308 BLTTHS quy định về chấp hành hình phạt tù đã có những quy định riêng cụ thể về chế độ giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội. Điều luật ghi rõ:

“1. Người chưa thành niên phạm tội chấp hành hình phạt tù theo chế độ giam giữ riêng do pháp luật quy định. Không được giam giữ chung người chưa thành niên với người thành niên.

2. Người chưa thành niên bị kết án phải được học nghề hoặc học văn hóa trong thời gian chấp hành hình phạt tù.

3. Nếu người chưa thành niên đang chấp hành hình phạt tù đã đủ mười tám tuổi thỉ phải chuyển người đó sang chế độ giam giữ người đã thành niên”.

Đặc biệt, khoản 4 Điều 308 BLTTHS quy định: “Đối với người chưa thành niên đã chấp hành xong hình phạt tù, Ban giám thị trại giam phải phối hợp với chính quyền và tổ chức xã hội ở xã, phường, thị trấn để giúp người đó trở về sông bình thường trong xã hội”.

Một trong những cơ sở quan trọng xây dựng hệ thống các quy định pháp luật về giam giữ, quản lý phạm nhân là các công ước và điều ước quốc tế đa phương, song phương mà Việt Nam tham gia hoặc ký kêt có quy định những vấn đề liên quan đến chê độ giam giữ. Đây là một trong những nguồn pháp luật quan trọng cho việc xác lập chế độ giam giữ trong hệ thông trại giam của Việt Nam.

Chế độ giam giữ trong hệ thống trại giam của Việt Nam tuân thủ nghiêm chỉnh những nguyên tắc cơ bản đã được ghi trong các văn bản quốc tế như: Công ưốc về những nguyên tắc, tiêu chuẩn tôì thiểu đối xử với tù nhân, được Hội nghị lần thứ nhất Liên hợp quốc về phòng chổng tội ác và đối xử với tội phạm, Hiệp định Giơneve năm 1955; Công ước chống tra tấn và đối xử hoặc hình phạt tàn bạo, vô nhân đạo (công bố năm 1984 và được Đại hội đồng thông qua năm 1987); Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (năm 1989, có hiệu lực năm 1990); Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc số 45/111 năm 1990 về những nguyên tắc cơ bản đối xử với tù nhân; Công ước Viên về quan hệ lãnh sự.

Ngoài ra, chế độ giam giữ trong hệ thống trại giam của Việt Nam cũng đồng thời tuân thủ những điều ước song phương mà Việt Nam đã ký kết trong các hiệp định lãnh sự song phương hay các hiệp định tương trợ tư phấp mà Việt Nam đã ký kết với các nước.

Pháp lệnh thi hành án phạt tù, và các văn bản hướng dẫn của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan quản lý thi hành án phạt tù của các bộ này, đặc biệt các văn bản mới sau khi BLHS và BLTTHS có hiệu lực, đã bổ sung kịp thời và theo sát những đổi mối trong hệ thống pháp luật hình sự, tố tụng hình sự.

Các thông tư hướng dẫn của Viện kiểm sát tối cao; Toà án nhân dân tối cao về việc thi hành các quy phạm pháp luật (trong các đạo luật, pháp lệnh…) liên quan đến thi hành án phạt tù là một trong những nguồn quan trọng có chứa các quy phạm điều chỉnh hoạt động của các cơ quan thi hành án phạt tù, có nhiều quy định về chế độ giam giữ.

Bản án và quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Bao gồm bản án và quyết định của Toà án cấp sơ thẩm, không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm; những bản án và quyết định của Toà án cấp phúc thẩm; những quyết định của Toà án cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Quyết định thi hành án của Toà án có thẩm quyền.

Quyết định thi hành án là một văn bản áp dụng pháp luật của Toà án mà nhờ có quyết định này bản án hình sự của Toà án đã có hiệu lực pháp luật được thi hành trên thực tế.

– Đặc biệt, trong hệ thống các quy phạm làm cơ sở pháp lý cho chế độ giam giữ và thực hành chế độ giam giữ phải kể đến văn bản của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, trực tiếp nhất là của cơ quan quản lý thi hành án phạt tù trong 2 Bộ nói trên. Những văn bản này không chỉ cụ thể hoá các quy phạm pháp Ịuật mà còn quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể việc thực hành các hoạt động quản lý thi hành án, điều chỉnh các quan hệ ứng xử của cán bộ trại giam và phạm nhân; điều chỉnh trực tiếp hành vi của phạm nhân trong trại.

1.3 Tư tưởng chủ đạo của chế độ giam giữ:

Chế độ giam giữ được xây dựng trên cơ sở những tư tưởng chủ đạo (nguyên tắc) sau đây:

+ Bảo đảm thực hiện đúng đắn đường lốỉ đấu tranh phòng chống tội phạm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Bảo đảm tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền của phạm nhân phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế;

+ Bảo đảm thực hiện tốt nhất những mục đích của hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam;

+ Tuân thủ nghiêm chỉnh những nguyên tắc cơ bản trong Hiến chương Liên hợp quốc và các quy định của pháp luật quốc tế về bảo đảm quyền con người.

2. Những nội dung cơ bản của chế độ giam giữ:

Chế độ giam giữ về thực chất là hiện thực hoá một hệ thống các quy định của pháp luật về:

  • Loại trại và loại phạm nhân thi hành án trong các trại đó;
  • Chế độ trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của hệ thống các trại giam đối với việc tổ chức quản lý phạm nhân; tổ chức cho phạm nhân chấp hành hình phạt tù đúng với pháp luật;
  • Hệ thống các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân khi đã được đưa vào trại để thi hành án bao gồm quyền ăn, ở, đi lại, lao động, nghỉ ngơi, sinh hoạt, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, các hoạt động vui chơi giải trí; các hoạt động học tập, nghiên cứu sáng tạo và quyền được tiếp xúc với những người thân, nhận quà và nhận những thông tin hợp pháp,… quyền được khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi sai trái của cán bộ công tác ở trại giam… Mặc dù, ở mức độ hạn chế, nhưng đó là một hệ thống các quyền rất cơ bản mà pháp luật của Nhà nước ta bảo đảm cho những người phạm tội để họ được sống trong an toàn, không bị chà đạp về nhân cách, nhân phẩm, không sợ hãi bị tấn công; quyền được lao động và được hưởng những giá trị lao động sáng tạo; quyền được học tập để nâng cao nhận thức và cải tạo mình để trỏ thành người có ích cho xã hội… Tất cả các hành vi hoạt động, các quy định của trại không được xâm phạm đến những quyền đó của phạm nhân.

Bên cạnh những quyền đó, phạm nhân có nghĩa vụ phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật của trại, chấp hành các quyết định của cán bộ trại giam, trực tiếp là các cán bộ quản chế, canh gác dẫn giải, các cán bộ quản giáo…

Các quy định về quan hệ giao tiếp giữa phạm nhân với nhau và với cán bộ của cơ quan làm công tác quản lý, giáo dục phạm nhân (cán bộ trại giam).

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật LVN Group, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật LVN Group 1900.0191 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group