NỘI DUNG TƯ VẤN:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật hiến pháp năm 2013;

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;

Luật thi hành án hình sự số 41/2019/QH14 ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2019;

Nghị định số 133/2020/NĐ-CP ban hành ngày 09 tháng 11 năm 2020 hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự;

2. Những phương thức cơ bản của Tòa án để thực hiện việc giám sát đối với hoạt động thi hành án

Như trên đã đề cập, theo quy định của pháp luật cũng như trên thực tiễn, Tòa án có hai loại quan hệ giám sát giữa Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưởi và quan hệ giám sát giữa Tòa án với các cơ quan khác có nhiệm vụ thi hành án. Tùy theo từng mối quan hệ này mà Tòa án có những phương thức giám sát khác nhau.

2.1 Quan hệ giám sát giũa Tòa án cấp trên với Tòa án cấp dưới

Theo quy định của pháp luật cũng như trên thực tiễn, trong mối quan hệ giám sát giữa Tòa án cấp trên với Tòa án cấp dưới, các Tòa án thực hiện qua hai phương thức chủ yếu: phương thức tố tụng hình sự và phương thức hành chính. Trước hết, theo phương thức tố tụng hình sự, theo quy định của BLTTHS, Tòa án cấp trên có quyền xem xét lại một số quyết định về thi hành án của Tòa án cấp dưới nếu như các quyết định đó bị Viện kiểm sát kháng nghị. Ví dụ; đối với quyết định của Tòa án trong việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù. Theo BLTTHS và các văn bản hưởng dẫn thi hành có quy định việc Tòa ấn cấp tỉnh hoặc Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án chấp hành hình phạt có quyền xét giảm thời gian chấp hành hình phạt tù. Quyết định này của Tòa án có thể bị Viện kiểm sát kháng nghị và khi đó Tòa án cấp trên sẽ phải xem xét việc xét giảm đó. Tòa án cấp trên có quyền đồng ý hay không đồng ý với quyết định của Tòa án cấp dưới. Đặc điểm của hình thức kiểm tra này ở chỗ Tòa án không thể lấy quyết định xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt của Tòa án cấp dưới để đưa ra xem xét mà hình thức xem xét này phụ thuộc vào việc có hay không có kháng nghị của Viện kiểm sát.

Phương thức thứ hai là thực hiện quyền giám sát thông qua biện pháp hành chính, đó là việc Thanh tra Tòa án thực hiện thanh tra hoạt động của các Tòa án, trong đó có thanh tra đối với hoạt động thi hành án hình sự của Tòa án các cấp. Biện pháp này chủ yếu mới được thực hiện ở Tòa án nhân dân tối cao. Hàng năm hoặc định kỳ vài năm, Thanh tra Tòa án tổ chức kiểm tra, thanh tra hoạt động của Tòa án nhân dân cấp dưói để kiểm tra, xem xét các hoạt động thi hành án của Tòa án, phát hiện có hay không có vi phạm pháp luật, tổ chức rút kinh nghiệm về hoạt động thi hành án hình sự cho Tòa án các cấp, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về những biện pháp chấn chỉnh công tác thi hành án của Tòa án các cấp mà chủ yêu là của Tòa án cấp dưới. Với nội dung thanh tra nhiều hoạt động khác nhau, hoạt động thanh tra đối với hoạt động thi hành án hình sự chỉ là một phần nhỏ nội dung thanh tra của Tòa án.

2.2 Quan hệ giám sát giũa Tòa án với các cơ quan có nhiệm vụ thi hành án

Như đã nhận xét ở trên, trong mối quan hệ này pháp luật mới chỉ quy định chế độ thông báo một chiều về hoạt động thi hành án giữa các cơ quan có nhiệm vụ thi hành án với Tòa án mà chưa quy định quan hệ kiểm tra, giám sát ngược lại, nói cách khác cả trên phương diện quy định của pháp luật cũng như trên thực tiễn, Tòa án chưa thực hiện quan hệ giám sát giữa Tòa án với các cơ quan khác có nhiệm vụ thi hành án.

3. Các phương thức kiểm sát của Viện kiểm sát khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động thi hành án

3.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện công tác kiểm sát thi hành án

Theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, tại các điều 24 và 25 có quy định khi thực hiện kiểm sát thi hành án, các Viện kiểm sát nhân dân có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

“Yêu cầu Tòa án nhân dân, Cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án:

  1. Ra quyết định thi hành bản án đúng quy định của pháp luật;
  2. Tự kiểm tra việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định được thi hành án ngay theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát nhân dân;
  3. Thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định được thi hành ngay theo quy định của pháp luật;
  4. Cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến hoạt động thi hành án.
  5. Trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thì hành án của Cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan và việc giải quyết kháng cáo, khiếu nại, tốcáo đối với việc thi hành án;
  6. Tham gia việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích;
  7. Đề nghị miễn chấp hành hình phạt theo quy định của pháp luật.
  8. Kháng nghị với Tòa án nhân dân, Cơ quan thì hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm trong việc thi hành án; yêu cầu đình chỉ việc thi hành án, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật trong việc thi hành án; nếu có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự, trong trường hợp do pháp luật quy định thì khởi tố về dân sự”.

Trên đây là các nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện công tác kiểm sát thi hành án. Các quyền hạn nói trên đồng thời là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân khi nhận được các yêu cầu, kháng nghị của Viện kiểm sát. Bên cạnh các quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hiện công tác kiểm sát thi hành án, một nội dung quan trọng của hoạt động thi hành án hình sự là việc cải tạo, giáo dục người bị phạt tù ở trong các trại giam lại là đối tượng kiểm sát của công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù. Để kiểm sát được vấn đề này, tại Điều 27 và 28 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân còn quy định khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, các Viện kiểm sát nhân dân có các quyền hạn như sau:

  1. Thường kỳ và bất thường trực tiếp kiểm sát trại giam.
  2. Kiểm tra hồ sơ tài liệu của cơ quan cùng cấp và cấp dưới có trách nhiệm quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; gặp, hỏi người chấp hành án phạt tù về việc bị giam giữ.
  3. Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
  4. Yêu cầu cơ quan cùng cấp và cấp dưới quản lý nơi tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù kiểm tra những nơi đó và báo cáo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát nhân dân biết.
  5. Yêu cầu cơ quan cùng cấp, cấp dưới và người có trách nhiệm thông báo tình hình quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
  6. Kháng nghị với cơ quan cùng cấp và cấp dưới yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật và yêu cầu xử lý người có vi phạm pháp luật.
  7. Quyết định trả tự do ngay cho người đang chấp hành án phạt tù không có căn cứ và trái pháp luật.
  8. Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm trong việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù thì khởi tố hoặc yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố về hình sự’.

Các quyền hạn nói trên bảo đảm cho Viện kiểm sát có thể nhanh chóng, kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật của các cơ quan, đơn vị và ngưồi có liên quan trong việc thi hành các bản án và quyết định của Tòa án để áp dụng các biện pháp khắc phục cũng như yêu cầu xử lý người có vi phạm pháp luật.

3.2 Các phương thức thực hiện hoạt động kiểm sát việc thi hành các bản án và quyết định của Tòa án

Thông qua các quy định của pháp luật hiện hành cũng như trong thực tiễn kiểm sát việc thi hành các bản án và quyết định của Tòa án cho thấy các Viện kiểm sát chủ yếu sử dụng các phương thức sau đây để giám sát việc thi hành án:

– Phương thức kiểm sát trực tiếp là phương thức chủ yếu, cơ bản có hiệu quả. Đặc điểm của việc thực hiện phương thức này là việc các Viện kiểm sát cử các Kiểm sát viên hoặc tổ công tác sang các cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thi hành án để trực tiếp kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật của họ hoặc cử Kiểm sát viên trực tiếp giám sát hoạt động thi hành án của các Chấp hành viên. Trong khi thực hiện phương thức này, việc cử tổ công tác sang trực tiếp kiểm sát tại cơ quan đơn vị có hình thức như một cuộc thanh tra, kiểm tra nhưng bản chất của nó không phải là như vậy. Các cuộc kiểm tra, thanh tra là biện pháp của người quản lý để phục vụ cho hoạt động quản lý. Khi kiểm tra hoặc thanh tra, chủ thể thanh tra, kiểm tra, quản lý không chỉ có quyền phát hiện vi phạm pháp luật mà còn có những quyền hành chính nhất định trong việc xử lý các vi phạm. Đối với phương thức kiểm sát trực tiếp của Viện kiểm sát, Viện kiểm sát không có quyền hành chính đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân bị kiểm sát.

– Phương thức kiểm sát gián tiếp: đây là phương thức mà khi tiến hành các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động thi hành án, các Viện kiểm sát sử dụng những biện pháp gián tiêp, không cần các Kiểm sát viên trực tiếp giám sát hoạt động thi hành án. Ví dụ: sử dụng sổ sách theo dõi thi hành án, sử dụng quyền yêu cầu bằng văn bản để yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan kiểm tra hoạt động thi hành án và báo cho Viện kiểm sát được biết. Phương thức kiểm sát gián tiếp là phương thức khá linh hoạt và có những hiệu quả nhất định.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật LVN Group, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật LVN Group 1900.0191 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group