1. Thế giới bình luận thế nào về án tử hình? 

Từ sau đế chế La Mã sụp đổ đã đánh dấu cho sự bắt đầu của thời kỳ hiện đại, tử hình được áp dụng phổ biến ở toàn Châu Âu và các nước khác trên thế giới. Trong suốt quá trình lịch sử tồn tại lâu dài, hình phạt tử hình đã thể hiện bản chất của mình là một loại hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống các hình phạt, mang lại hiệu quả cao nhất trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Tuy nhiên kể từ đầu thế kỷ thứ 18, một số chính trị gia đã lên tiếng phản đối việc áp dụng hình phạt này. Tiêu biểu cho trào lưu đó chúng ta có thể kể đến Montesquieu – Pháp, Beccaria – Ý, Volltaire – Anh, Jeremy Brntham – Anh. Hưởng ứng trào lưu này, một số quốc gia đã loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi bộ luật hình sự lúc bất giờ như Venezuela, An Marino, Costa Rica. Họ lý luận rằng việc áp dụng án tử hình là vô nhân đạo, vi phạm nhân quyền và nhiều lúc giết oan người vô tội. Cơ bản họ phủ nhận tác dụng ngăn ngừa tội phạm của hình phạt tử hình

Ngày 12 tháng 6 năm 2013, Hội nghị Thế giới bãi bỏ án tử hình lần thứ 5 khai mạc tại Madrid Tây Ban Nha quy tụ 1500 đại biểu từ 90 nước, sự kiện do hiệp hội Cùng nhau bãi bỏ án tử hình tổ chức, với sự bảo trợ của bốn nước là Tây Ban Nha, Nauy, Thụy Sĩ và Pháp. Trong sự kiện này có sự góp mặt của các cựu tử tù và người đoạt giải Nobel Hòa bình – một hình mẫu của đạo đức và tinh thần quốc tế chống lại án tử hình. Tiếng nói của họ vượt ra ngoài mọi toan tính chính trị, họ có trải nghiệm mạnh mẽ trong các cam kết về quyền con người, và đầu tiên trong những quyền đó chính là quyền được sống. 

Không sử dụng án tử hình chính là bảo vệ nhân quyền, bảo vệ quyền con người – đây là nhận định của EU trong công cuộc đấu tranh bảo vệ nhân quyền, xóa bỏ án tử hình trên toàn cầu. EU lên tiếng phản đối mạnh mẽ án tử hình như là một hình phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo và hạ thấp nhân phẩm. Việc bãi bỏ nó hoàn toàn là cần thiết cho sự phát triển tiến bộ của quyền con người. Họ cho rằng cần phải ghi nhớ rằng tôn trọng mạng sống con người là một phần trong các giá trị cốt lõi của EU 

Còn theo Ân xá Quốc tế thì không thể biện minh việc tử hình như một hình thức răn đe rội phạm được, đồng thời hội cũng chỉ ra rằng nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tử hình không có khả năng răn đe độc nhất. Năm 2017, Tổng thư ký Luên Hiệp Quốc Guterres từng nói “Tử hình không có chỗ trong thế kỷ 21”. 2/3 các quốc gia trên thế giới đều đã xóa bỏ hình thức tử hình hoặc không còn sử dụng nữa, một số quốc hội ở các nước như Papua New Guinea, Cộng hòa Trung Phi và thêm các nước khác đã bỏ phiếu về việc xóa bỏ án tử hình. Việc bãi bỏ chung hình thức tử hình là cần thiết để nâng cao phẩm giá con người và cho tiến trình phát triển. Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc có khẳng định “Mọi người đều có quyền được sống”. 

Nhóm người ủng hộ quan điểm loại bỏ hình phạt tử hình nghi ngờ rằng liệu việc duy trì áp dụng hình phạt chết người này có thỏa mãn nguyên tắc nhân đạo hay không. Bởi vì, một khi tử hình được áp dụng, cá nhân người phạm tội sẽ bị tước sự sống vĩnh viễn. Họ không còn có cơ hội để ăn năn hối cải. 

Tuy nhiên bên cạch đó một số học giả nghiên cứu về vấn đề này lại ủng hộ án phạt tử hình. Trong bài viết của mình, Walter S. Mc Manus từng viết: “Việc kết luận tử hình có tác dụng ngăn chặn hay không tùy thuộc vào ý kiến chủ quan của người nghiên cứu. Nếu anh ủng hộ việc bỏ hình phạt tử hình thì kết quả nghiên cứu của anh sẽ theo hướng đó. Vấn đề này đòi hỏi chúng ta cần thiết xem xét lại phương pháp nghiên cứu các công trình nghiên cứu có khuynh hướng chống hình phạt tử hình. Một bài báo viết về việc chống đối áp dụng tử hình của các nhà kinh tế ở Mỹ đã khẳng định, tử hình không có tác dụng ngăn ngừa tội phạm. Tuy nhiên phương pháp phân tích của tác giả chủ yếu dựa vào quan điểm của những người chống hình phạt tử hình thay vì dựa vào ý kiến chung của công chúng. Vì vậy kết luận này không thể có tính thuyết phục. Trong khi đó David Phillips – giáo sư trường Đại học California đã nghiên cứu việc trực tiếp truyền hình các buổi thi hành án tử hình trong thời gian dài và kết luận trong thời gian đó, tỷ lệ tội phạm giết người giảm đi đáng kể. 

Những nghiên cứu của các nhà tội phạm học có tâm huyết trên thế giới đều công nhận tác dụng ngăn ngừa tội phạm của án tử hình. Năm 1975, Issac Ehrlich đã chứng minh thành công nhận định tử hình có tác dụng ngăn chặn tội phạm. Anh ta đã sử dụng phương pháp nghiên cứu trong kinh tế để phân tích. Khi tỷ lệ bắt, kết án và thi hành án tử hình gia tăng thì tỷ lệ tội phạm, đặc biệt là giết người giảm xuống. Ehrlich đã phân tích số liệu lấy từ Mỹ, Canada, Anh và Wales và thấy rằng không có kết quả nào mâu thuẫn ở đây 

 

2. Những quốc gia nào đã xóa bỏ luật tử hình hiện nay?

Theo Ân xá Quốc tế thì hiện nay có 144 quốc gia đã bãi bỏ hoặc hoãn việc tử hình trên pháp luật, 108 quốc gia đã xóa bỏ hoàn toàn án tử hình cho tất cả các loại tội phạm. Hầu hết các nước này thuộc khu vực Liên minh Châu Âu, Úc, Mexico, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ. Tính đến tháng 7 năm 2018, tính trên 195 Quốc gia thành viên của Liên Hợp quốc bao gồm các quốc gia được cấp quy chế quan sát viên, có thể đưa ra một thống kê về tình hình áp dụng án tử hình theo từng quốc gia như sau: 

+ 55 quốc gia (chiếm 28% trên tổng số 195 quốc gia) vẫn duy trì hình phạt tử hình

+ 28 quốc gia (chiếm 14%) trên thực tế có thể xem như đã bãi bỏ hình phạt tử hình, nghĩa là chưa ghi nhận vụ xử tử nào trong hơn một thập kỷ qua, có chính sách để không áp dụng hình phạt này nhưng chưa chính thức đưa vào luật

+ 8 quốc gia (chiếm 4%) đã bãi bỏ án tử hình trên thực tế cũng có nghĩa là quốc gia đó chưa xử tử ai trong suốt hơn 14 năm trở lại đây: bao gồm các quốc gia đã bãi bỏ án tử hình theo luật định, tuy nhiên trong một vài trường hợp bất khả kháng như tội phạm chiến tranh vẫn sẽ được áp dụng 

+ 104 quốc gia (chiếm 54%) đã bãi bỏ án tử hình cho tất cả các tội danh, gần đây nhất có thể kể đến là Madagascar năm 2015, Fiji năm 2015, Cộng hòa dân chủ Congo năm 2015, Suriname năm 2015, Nauru năm 2016, Benin năm 2016, Mông Cổ năm 2017, Guinea năm 2017. 

Hiện nay Châu Á và Châu Phi đươc xác định là có nhiều quốc gia vẫn duy trì hình phạt tử hình, thậm chí có quốc gia còn có xu hướng áp dụng hình phạt tử hình thường xuyên như Trung Quốc, Hoa Kỳ. 

Những quốc gia không có luật tử hình (Bỏ án tử hình) mới nhất

Những quốc gia không có luật tử hình (Bỏ án tử hình) mới nhất

Những quốc gia không có luật tử hình (Bỏ án tử hình) mới nhất

 

3. Hình thức tử hình của các nước trên thế giới hiện nay

Phương thức thi hành án tử hình phổ biến ở các nước trên thế giới là treo cổ và xử bắn. Treo cổ là phương pháp phổ biến nhất được thực hiện ở các nước như Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Nhật Bản, Iran… Năm 2013 trong khi hầu hết các quốc gia ra sức bỏ hình thức này thì Iran vẫn cương quyết treo cổ 369 phạm nhân. 

Quốc đảo Singapore cũng thi hành án tử hình người phạm tội bằng cách treo cổ phạm nhân tại nhà tù Changi vào rạng sáng ngày thứ sáu. Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự Nhật Bản quy định án tử hình chỉ được thi hành bằng biện pháp treo cổ. Theo các cuộc thăm dò ý kiến, 85% người dân nước này ủng hộ việc bảo lưu hình phạt tử hình, dù bị Liên Hợp quốc lên án mạnh 

Xử bắn cũng là một hình thức tử hình phổ biến, được áp dụng từ thời chiến. Đến nay, nó vẫn được sử dụng ở nhiều quốc gia như Indonesisa, Trung Quốc, Triều Tiên, Yemen và trước đây thì ở Việt Nam nhưng đến nay Việt Nam đã đổi sang hình thức tử hình bằng tiêm thuốc độc. Những người hành quyết sẽ dàn hàng, bắn cùng lúc vào ngực tử tù. Nếu tử tù chưa chết, chỉ huy sẽ bắn phát đạn cuối cùng vào đầu tù nhân. Tử tù thường được bịt mắt hoặc đội mũ trùm đầu. Tháng 7 năm 2016, Indonesia đã xử bắn 04 tội phạm buôn bán ma túy, trong đó bao gồm 2 người nước ngoài 

Bên cạnh đó thì hình thức chặt đầu cũng là một hình thức của án phạt tử hình. Arab Saudi hiện là nước duy nhất trên thế giới áp dụng bản án chặt đầy. Phạm nhân và người thi hành án đều mặc đồ trắng. Arab công khai quá trình hành quyết này tại các nơi công cộng như quảng trường, hoặc nơi đông người gần nhà tù. Trong những năm gần đây, nước này gia tăng việc chặt đầu nạn nhân. Đến tháng 5 năm 2015, tổng số phạm nhân bị xử tử theo hình thức này tại riêng Arab là 78 người. 

Mặt khác, dù trong thời hiện đại nhưng nhiều quốc gia vẫn còn thi hành án tử hình bằng hình thức ném đá như thời trung cổ. Đây là hình phạt dã man gây nhiều tranh cãi và được coi là xâm phạm quyền con người. Luật pháp nhiều nước đạo hồi như Iran, Pakistan, Afghanistan công nhận ném đá là hình thức tử hình hợp pháp. Tháng 8 năm 2014, một thai phụ Pakistan bị ném đá đến chết vì tự ý kết hôn. Điêì đáng nói là vụ việc xảy ra ngay gần tòa án trung tâm thành phố Lahore nhưng không có bất kỳ ai cứu hgiups hay can thiệp. 

Ghế điện cũng là một hình thức tử hình tiêu biểu được áp dụng cho hình phạt tử hình tại Mỹ. Người bị kết án được buộc vào chiếc ghế gỗ đặc biệt, Dòng điện xoay chiều đi qua cơ thể phạm nhân gây tổn thương, tử vong các cơ quan nội tạng trong đó có não. Tử tù phải chịu 02 cú sốc lớn. Cú sốc điện đầu tiên gây bất tỉnh, chết não. Cú thứ hai tác động mạng đến các cơ quan nội tạng. Ngày nay một số tiểu bang ở Mỹ vẫn áp dụng hinh thức này theo yêu cầu của nạn nhân. 

Phòng hơi ngạt cũng là một thiết bị tử hình nhưng được biết đến ít hơn, bao gồm buồng kín trong đó có khí độc hoặc khí ngạt được bơm vào. Các khí độc thường được sử dụng nhất là hydrogen cyanide, carbon dioxide, carbon monoxide. Phòng hơi ngạt được sử dụng như một phương thức tử hình cho các tù nhân bị kết án tại Hoa Kỳ bắt đầu vào những năm 1920. 

Và cuối cùng, một hình thức tử hình mang tính nhân đạo, giảm đau thương nhất cho người bị thi hành án tử hình cũng như thân nhân của họ chính là hình thức tiêm thuốc độc. Hình thức này được áp dngj tại Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Guatemaia và Việt Nam. Với hình thức tiêm thuốc độc, phạm nhân cũng bị trói trên một chiếc giường và người thi hành án sẽ tiêm một mũi tiêm gồm ba liều thuốc tổng hợp: gây mất cảm giác chi giác, gây chết các cơ quan vận động và gây chết não, tim. 

 

4. Việt Nam tương lai sẽ bỏ hình phạt tử hình khỏi bộ luật hình sự? 

Việt Nam thuộc số ít các quốc gia vẫn duy trì việc tử hình, phần lớn từ niềm tin rằng hình thức này có thể giúp ngăn chặn được tội phạm. Vấn đề duy trì hay xóa bỏ án tử hình đã được tranh luận tại Việt Nam trong nhiều năm qua với nhiều nghiên cứu đã được thực hiện. Nghiên cứu của Phó giáo sư Vũ Công Giao và Tiến sĩ Nguyễn Quang Đức thuộc Trường Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện vào năm 2021 đã chỉ ra rằng “Việt Nam còn duy trì án tử hình nhưng chỉ áp dụng đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng. Dù vẫn là quốc gia duy trì hình phạt tử hình trong pháp luật nhưng số lượng tội danh bị kết án tử hình trong Bộ luật Hình sự Việt Nam đã giảm liên tục từ năm 1999. Điều đó cho thấy Việt Nam đang đi theo xu hướng chung của thế giới là giảm bớt hình phạt này”. Phó Giáo sư Vũ Công Giao và Tiến sỹ Nguyễn Quang Đức cho biết những yếu tố gây trở ngại với việc xóa bỏ hình phạt tử hình ở Việt Nam là do hiểu biết thiếu chính xác về tác dụng của hình phạt tử hình và tâm lý báo thù. 

Giống như nhiều dân tộc khác, người Việt Nam thường biện minh cho việc áp dụng án tử hình trên cơ sở Chủ nghĩa trừng phạt, thể hiện qua quan điểm lấy mạng đền mạng mà đã ăn sâu vào văn học dân gian của Việt Nam. Dấu ấn của tâm lý báo thù trong văn hóa hiện nay vẫn còn thể hiện qua nhận thức của người dân Việt Nam về hình phạt tử hình. Nghiên cứu cũng đề cập khả năng “Việt Nam vẫn sẽ theo xu hướng giảm hình phạt tử hình phạt này trong thực tế. Mặc dù vậy, đây sẽ không phải là một sự thay đổi nhanh chóng trong thời gian ngắn, do vẫn còn nhiều động lực về duy trì hình phạt này”

Theo một nghiên cứu khác từ Phó Giáo sư Đặng Minh Tuấn thuộc trường Đại học Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội cũng cho rằng: “Mặc dù có xu thế quốc tế không thể đảo ngược và làn sóng dân chủ, nhưng không phải là một vấn đề đơn giản để đột ngột áp dụng một cách tiếp cận dựa trên quyền tại một nền văn hóa pháp lý có cội rễ Khổng Tử ăn sâu như tại xã hội Việt Nam”. Phó Giáo sư cho rằng việc bão bỏ án tử hình ở Việt Nam chỉ xảy ra khi nhận thức của người dân về hình phạt này thay đổi. Song song với đó thì giới học thuật và các nhà làm luật cần phải nghiên cứu sâu hơn về những hình phạt thay thế có thể áp dụng trong tương lai. Và những hình phạt này phải thỏa mãn những yêu cầu kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội của Việt Nam đồng thời đảm bảo tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa của luật hình sự. 

Căn cứ vào tình hình thực tế của nước ta thì việc giữ lại hình phạt tử hình là có cơ sở. Lịch sử đất nước đã phải trải qua bao cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm mới giành được độc lập, tự do cho đân tộc, mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Tuy nhiên thì các thế lực thù địch trong và ngoài nhà nước vẫn luôn luôn tìm kiếm mọi âm mưu chống phá những thành quả cách mạng mang lại. Nhà nước và nhân dân ta vẫn ngày ngày đấu tranh không ngừng. Trong cuộc đấu tranh mới này, pháp luật hình sự đưuọc xem là công cụ sắc bén, hữu hiệu nhất. Hiện nay đất nước đã chuyển sang nền kinh tế thi trường với chính sách mở cửa giao lưu quốc tế. Bên cạnh những thành quả mà chúng ta đạt được là những hạn chế tất yếu. Một số tội phạm vốn dĩ bản chất nó đã nguy hiểm nay càng có điều kiện nâng cao tính nguy hiểm, nguy hại đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội, chẳng hạn nhóm tội phạm về tham nhũng, buôn lậu ma túy, xâm phạm tình dục trẻ em… Để đấu tranh phòng ngưa và chống hữu hiệu các loại tội phạm này, cần thiết phải áp dụng biện pháp cưỡng chế hà khắc nhất. Mặt khác thì trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật của người dân vẫn còn là một hạn chế. Việc áp dụng một hình phạt không tương xứng với tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội sẽ không có tính răn đe cao. Khi đó hình phạt chẳng những không phát huy hết tác dụng mà đôi khi còn có tác dụng ngưọc lại. Rút kinh nghiệm ở một số nước đặc biệt là các quốc gia ở châu á, hưởng ứng phong trào xóa bỏ hình phạt tử hình, Quốc hội của họ cũng đưa vấn đề này ra thảo luận nhưng vẫn không thể thông qua được. Thậm chí có quốc gia đã loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi Bộ Luật Hình sự nhưng sau đó phải đưa vào trở lại vì tỷ lệ tội phạm gia tăng tội phạm đột biến. 

Các học giả theo trường phái ủng hộ việc bỏ hình phạt tử hình còn lý luận rằng duy trì hình phạt này là vi phạm nhân quyền bởi mọi người đều có quyền được sống. Tuy nhiên bản thân tôi không đồng ý với lý lẽ này bởi vì lý luận theo vấn đề tự do và ý chí, trong Triết học Mác Lenin đã chỉ ra rằng mọi người sống trong xã hội đều có quyền tự do trong hành vi của mình. Để quyền tự do của bạn được đảm bảo thì trong ý chí của bạn khi thực hiện hành vi phải không được vi phạm quyền tự do của người khác. Bạn có quyền tự do lựa chọn hành vi của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội đã được thể chế thành pháp luật. Khi đó hành vi của bạn không bị xem là sự vi phạm tự do của người khác. Còn nếu bạn vi phạm điều đó thì cũng đông nghĩa với việc bạn vứt bỏ quyền tự do của mình. Suy cho cùng thì một người khi đã thực hiện một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng tức là người đó đã đem quyền sống của mình ra đánh đổi vì người đó nhận tức được rằng, hành vi của mình đang tước đi mạng sống của đồng loại. Vì vậy trong trường hợp này, không ai vi phạm quyền sống của bị cáo àm chính bị cáo đã tự khước từ quyền sống của chính bản thân mình. Tước đi quyền sống của một con người, không ai trong chúng ta mong muốn. Thừa nhận hình phạt tử hình chính là biện pháp bảo vệ quyền được sống chứ không phải vi phạm quyền sống của con người 

Bản thân tôi hoàn toàn ủng hộ việc duy trì hình phạt tử hình. Hãy chiến dấu để bảo vệ tự do, quyền được sống của con người, mang lại công bằng cho xã hội thay vì chúng ta quăng vũ khí mà đứng đó kêu rằng hình phạt tử hình vô nhân đạo! Hy sinh một lợi ích nhỏ để bảo vệ một lợi ích lớn hơn âu cũng là lẽ phải. Còn bạn thì sao? Bạn có đồng ý duy trì hình phạt tử hình tại Việt Nam không? Hãy phản hồi cho chúng tôi biết quan điểm của bạn nhé! 

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Những quốc gia không có luật tử hình (Bỏ án tử hình) mới nhất do Công ty Luật LVN Group biên soạn muốn gửi đến quý khách mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi phân tích tại bài viết sẽ phần nào giúp quý khách nắm được thêm thông tin về vấn đề này 

Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật LVN Group xin trân trọng cảm ơn!