Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10 của Quốc Hội

– Bộ luật hình sự số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quốc hội​

– Thông tư 143/2015/TT-BTC thủ tục hải quan quản lý xe ô tô xe máy nhập khẩu không mục đích thương mại

– Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội​

– Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành​

2. Nội dung phân tích:

tôi có cho bạn tôi mượn tiền và xe máy và máy tính của tôi nhưng bạn tôi đã bán xe và máy tính của tôi. Tôi đòi lại số tiền và đồ dùng bạn đã mượn thì bạn bảo sẽ trả nhưng không thấy trả. Nếu giờ tôi đi trình báo công an, trong trường hợp bạn tôi không có điều kiện trả thì tôi có lấy lại được số tài sản của tôi không? Trường hợp nếu công an làm việc và bạn tôi trả đủ tài sản cho tôi thì bạn tôi có phải ngồi tù không?

Tôi là người độc thân, qua trang mạng tui quen cô ấy người TH tưởng nảy sinh tình cảm cố ấy hỏi mượn tui 800 nghìn gửi qua tài khoản ngân hàng cho cô ấy, sau cô ấy nói tinh cảm nảy sinh cô ấy yêu cầu tui gửi tiền lo máy bay cô ấy vào. Tôi cũng đã gửi theo yêu cầu, cô ta vào nói sẽ đi làm phụ tui nếu cô ấy có xe, tui đã mượn của gia đình 9 triệu để chi trả cuộc sống sinh hoạt và có mua cho cô ấy chiếc xe tay ga fusin 5,3 triệu và ngay ngày hôm sao cô ấy nói đi xin việc thế rùi khi đi còn giữ trong tay 1 triệu 300 tiền mặt và cả chứng nhận đăng ký xe fusin .16h cùng ngày cô ấy gửi tin nhắn qua zalo tui nói cô ấy đã bán xe và trở về bắc, tui liên lạc cô ấy chặn SĐT tui và chặn thông tin liên lạc tui. Xin cho biết tôi có thể kiện cô ấy hành vi lừa gạt chiếm đoạt tài sản không, và làm thủ tục hay gì xin cho biết để tôi chuẩn bị, hiện tôi có biên lai gửi tiền ngân hàng vào tài khoản cô ấy, và giấy sang xe viết tay của đơn vị bán xe.

=> Bộ luật dân sự quy định:

“Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai trăm triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.”

Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

 a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

 b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng.”

=> Thì cả hai trường hợp trên đều có thể khởi kiện ra tòa theo tội hình sự, và vì người chiếm đoạt tài sản có hành vi lừa dối, bỏ trốn nên người đó có thể bị ngồi tù.

Hồ sơ khởi kiện tại tòa án bao gồm:

– Đơn khởi kiện (theo mẫu);
– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.
– Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu gia đình (có chứng thực hoặc công chứng).
– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (bạn phải ghi rõ số lượng bản chính, bản sao)- các tài liệu này bạn phải đảm bảo có tính căn cứ và hợp pháp.

Em có mua 1 chiếc xe tay ga trả góp. Hiện giờ còn 6 tháng nữa là hết hợp đồng. Nhưng bây giờ em đang nợ nần. Em muốn bán lại chiếc xe đó. Và em muốn biết có được không. Bán ở đâu và cần những điều kiện gì?

=> Căn cứ theo Khoản 1 Điều 461 Bộ luật dân sự quy định về Mua trả chậm, trả dần thì: Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận vật mua; bên bán được bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với vật bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, trong trường hợp mua xe trả góp thì bên bán đã giao quyền sở hữu cho người mua và đã không bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với chiếc xe trên. Vì thế, người mua xe trả góp có quyền định đoạt tài sản này của mình vì vậy việc bạn bán chiếc xe đó hoàn toàn là hợp pháp.

Chào Luật sư của LVN Group em đã mua xe máy hiệu msx 125 trên campuchia (em lên đây đi làm và em đã có tất cả các giấy tờ cá nhân ở Việt Nam!) nay em muốn mang xe về Việt Nam! Không biết có đăng ký được không và cần những gì vì ở Việt Nam cũng có bán xe này chỉ là em mua ở đây để đi lại cho tiện!

 => Thông tư số 143/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe gắn máy hai bánh không nhằm mục đích thương mại đã quy định về vấn đề nhập khẩu một xe gắn máy hai bánh đã qua sử dụng theo chế độ tài sản di chuyển (xe gắn máy hai bánh được sản xuất trong thời hạn tối đa là 3 năm tính đến thời điểm nhập khẩu)

Điều 4 quy định:

“Điều 4. Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu

a) Văn bản đề nghị nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy có xác nhận của cơ quan chủ quản về thân phận của người đề nghị (đối với đối tượng nêu tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Thông tư này) hoặc có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức về các thông tin trong văn bản đề nghị (đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư này là cơ quan, tổ chức) hoặc có xác nhận về địa chỉ thường trú của Công an xã, phường, thị trấn (đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư này là cá nhân) trong đó ghi rõ nhãn hiệu xe, đời xe (model), năm sản xuất, nước sản xuất, màu sơn, số khung, số máy, dung tích động cơ, tình trạng xe và số km đã chạy được (đối với xe ô tô đã qua sử dụng): 01 bản chính;

b) Hộ chiếu (đối với cá nhân quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Thông tư này); Hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép thành lập văn phòng (đối với tổ chức Việt Nam, nước ngoài quy định tại khoản 3, 4 Điều 2 Thông tư này); Hoặc Sổ hộ khẩu (đối với cá nhân Việt Nam quy định tại khoản 4 Thông tư này): 01 bản chụp;

c) Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương: 01 bản chụp;

d) Giấy tờ khác liên quan đến xe ô tô nhập khẩu, tạm nhập khẩu đối với trường hợp nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng như: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu xe ở nước ngoài hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoặc giấy chứng nhận lưu hành xe hoặc giấy hủy đăng ký lưu hành xe: 01 bản dịch tiếng Việt có chứng thực từ bản chính;

đ) Quyết định hoặc thư mời của cơ quan Nhà nước mời (đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này): 01 bản chụp;

e) Văn bản xác nhận chuyên gia nước ngoài của cơ quan chủ quản dự án (đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này): 01 bản chính;

g) Văn bản xác nhận thời hạn công tác, làm việc, làm chuyên gia của cơ quan chủ quản (đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư này) được cử đi công tác, làm việc tại nước ngoài: 01 bản chính;

h) Văn bản thông báo hoặc xác nhận hoặc thỏa thuận cho, tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài: 01 bản dịch tiếng Việt có chứng thực từ bản chính (đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư này nhận quà cho, tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài).

2. Trình tự thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy

a) Trách nhiệm của đối tượng đề nghị cấp giấy phép tạm nhập khẩu, nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy:

a.1) Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

a.2) Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đối tượng cư trú trong thời gian làm việc tại Việt Nam (đối với đối tượng quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 Thông tư này) hoặc nơi cơ quan đóng trụ sở (đối với đối tượng là tổ chức quy định tại khoản 3, 4 Điều 2 Thông tư này). Trường hợp trên địa bàn tỉnh, thành phố không có tổ chức Cục Hải quan tỉnh, thành phố thì đối tượng đề nghị cấp giấy phép nộp hồ sơ tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố quản lý địa bàn tỉnh, thành phố đó.

b) Trách nhiệm của Cục Hải quan nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy:

b.1) Ngay sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép của đối tượng đề nghị cấp giấy phép, thực hiện kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, lập phiếu tiếp nhận và giao cho đối tượng đề nghị cấp giấy phép giữ 01 phiếu. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì trả hồ sơ và hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

b.2) Đối với các hồ sơ đã tiếp nhận, Cục Hải quan tiến hành kiểm tra các chứng từ, đối chiếu với các quy định hiện hành liên quan đến từng đối tượng. Trường hợp hợp lệ, thực hiện cấp giấy phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy theo quy định. Trường hợp không hợp lệ, từ chối cấp thì có văn bản nêu rõ lý do, đồng thời thông báo cho Hải quan cửa khẩu nơi nhập xe để giám sát và xử lý theo quy định.

b.3) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện việc cấp giấy phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy. Giấy phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe có giá trị trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cấp.

b.4) Mỗi xe ô tô, xe gắn máy cấp 01 bộ giấy phép gồm 03 bản (theo mẫu số GP/2014/NK/TNK OTO/GM-KNMĐTM ban hành kèm theo Thông tư này), 02 bản giao cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe để làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu, 01 bản lưu hồ sơ.”

Năm rồi cha em mua cho em 1 chiếc xe cũ trung quốc tại tiệm cầm đồ, có giấy đăng ký xe và giấy mua bán xe. Hiện em phát hiện ra không có số khung sườn. Giờ em phải sao đăng kiểm lại số khung sườn.

Theo quy định tại Thông tư số 15/2014/TT-BCA về đăng ký xe bạn làm thủ tục đóng lại số khung:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật

– Bước 2: Chủ các phương tiện giao thông (mô tô, xe gắn máy) đến nộp hồ sơ đề nghị đóng lại số khung, số máy xe môtô, xe máy tại trụ sở các điểm đăng ký xe thuộc Công an quận, huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 

* Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ: 
– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì làm các thủ tục, thu lệ phí và viết giấy biên nhận hẹn ngày trả kết quả (đối với xe mô tô, xe máy) . 
– Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời. 

* Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

– Bước 3: Đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký xe tại địa điểm đã nộp hồ sơ và nhận lại một số giấy tờ sau khi đã được cơ quan đăng ký xe kiểm tra và đóng dấu 
Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ)

Em ở BP, em đang có dự định mua lại xe ô tô cũ ở TP.HCM, và chỉ làm giấy ủy quyền, nhưng đọc trên mạng thì em thấy có rất nhiều rủi ro. Vậy Luật sư của LVN Group cho em hỏi là có thể làm thêm hợp đồng mua bán viết tay giấy ủy quyền để giảm rủi ro cũng như hợp pháp hay không. Cho em hỏi thêm là nếu làm đủ thủ tục mua bán thì em phải chịu những phí và thuế gì, và chi phí là bao nhiêu?

=> Bạn nên làm văn bản ủy quyền viết tay hay đánh máy đều được, có chữ ký của hai bên và có công chứng của công chứng viên.

 Khi mua xe đã qua sử dụng, bạn cần chuẩn bị một số khoản chi phí sau: tiền mua xe, tiền mua bảo hiểm…, và sau đó đến các khoản lệ phí, cụ thể gồm: Phí trước bạ khi sang tên chủ sở hữu (đăng kí lần 2): 2% giá trị xe. Lệ phí làm giấy đăng kí và biển số (nếu phải thay biển số).

Em mua xe của 1 người bạn. Giấy tờ xe đăng kí tại QN luôn. 2 tụi em cũng quê QN. Nhưng khi em muốn ra công chứng tại ĐN có được không ạ. Hay cả 2 phải về địa phương công chứng

 Bạn mua xe này tại ĐN thì bạn có thể làm thủ tục công chứng tại ĐN được.

Em là sinh viên năm cuối học viện hành chính quốc gia. Hiện tại em muốn mua xe và đăng kí biển số trên HN. Nhưng khi đi mua xe thì bên bán xe tư vấn em nên về quê đăng kí biển số xe để sau này có thể thuận tiện về thủ tục chuyển nhượng, mua bán. Họ nói rằng nếu em ra trường phải rút hồ sơ về quê, nếu không sẽ không có quyền chuyển nhượng xe. Em tìm mãi cũng chưa thấy quy định về việc rút hồ sơ sau khi ra trường?

=> Thông thường sau khi tốt nghiệp, nhà trường sẽ hướng dẫn làm thủ tục lấy bằng và rút hồ sơ cho sinh viên.

Em có sổ hộ khẩu ở LĐ Hiện tại em đang học ở TP.HCM và có mua 1 chiếc xe giấy tờ đầy đủ. (em chưa rút hồ sơ gốc) Lúc mua bán xe có đến phòng công chứng để chứng nhận mua bán xe. Nay em muốn đăng ký lại chiếc xe chính chủ cho em thì cần những thủ tục gì. Và bên bán xe cho em làm những thủ tục gì. Và em có cần mang xe về quê em để đăng kí không. Nếu cần thì có cách nào để cho em không phải mang xe về quê đăng kí không (vì đường sá xa xôi em không muốn đi xe máy về)

 => Điều 11 Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định:

“Điều 11. Đăng ký sang tên xe trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 9 Thông tư này và nộp hồ sơ gồm:

a) Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).

b) Giấy chứng nhận đăng ký xe.

c) Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

d) Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.

2. Đăng ký sang tên thì giữ nguyên biển số cũ (trừ biển loại 3 số, 4 số hoặc khác hệ biển thì nộp lại biển số để đổi sang biển 5 số theo quy định) và cấp giấy chứng nhận đăng ký xe cho chủ xe mới.”

Bạn đang học tại TPHCM thì có thể đăng ký tại TPHCM.

HIện tại tôi đang muốn mở chung với ông cậu mở HEAD HONDA, nhưng bởi vì tôi không có vốn nên tôi sẽ góp địa điểm kinh doanh (vì nhà tôi có địa thế đẹp) và xây dựng nhà xưởng, khoảng 200m2. Còn ông cậu tôi góp vốn cố định 3 tỷ đồng, và chịu trách nhiệm đầu ra và đầu vào. Tôi muốn có bản hợp đồng kinh tế hợp tác cùng làm, vậy Luật sư của LVN Group có thể tư vấn cho tôi một cách thuận lợi nhất cho cả 2 bên. Lợi nhuận chia 50/50 . nhà tôi diện tích trên giá trị khoảng 6 tỷ.

=> Bạn làm hợp đồng hợp tác kinh doanh trong đó ghi rõ phần vốn góp của mỗi người là như thế nào và trách nhiệm của mỗi người khi kinh doanh là gì, lợi nhuận chia được không phụ thuộc vào vốn góp mà là 50 – 50.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật hành chính.