1. Những trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự ?

Chào Luật sư của LVN Group, xin Luật sư cho em hỏi rằng , nếu gia đình em chỉ có 2 người, là ba và em, nhưng ba đã đến tuổi về hưu và em là lao động chính của gia đình, thì trong trường hợp nào có được miễn nghĩa vụ quân sự không ạ ?
Mong Luật sư của LVN Group giải đáp giúp em. Cảm ơn Luật sư của LVN Group.
– N.N.C.D

Luật sư trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định trường hợp được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự:

Điều 14. Đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự

Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.

Vì bạn không mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hay mãn tính gì nên không được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Điều khoản này.

Đồng thời, xét tại Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự.

Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

3. Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.

Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.

Bạn Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

Vậy, bạn có thể được xin tạm hoãn gọi nhập ngũ, bạn lên UBND xã để xin xác nhận là lao động chính trong gia đình.

Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.

Điều 42. Thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ và công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ đối với công dân quy định tại Điều 41 của Luật này.

2. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ đối với công dân quy định tại khoản 4 Điều 4 của Luật này.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng./.

2. Muốn hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự phải làm thế nào ?

Kính gửi Luật sư của LVN Group! Theo tôi được biết, bắt đầu từ 01/07/2015 sẽ áp dụng luật nghĩa vụ quân sự 2015 với sự thay đổi như: tăng độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự từ 25 tuổi thành 27 tuổi.

Em trai tôi sinh ngày 10-04-1988, hiện đang làm nhân viên công ty, đã điều trị xong lao phổi cách đây 02 tháng. Vậy, xin công ty tư vấn giúp tôi những thông tin dưới đây: 1. Với tiền sử bệnh lao như vậy, em tôi có được miễn hoặc hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự không? 2. Nếu được miễn hoặc hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự thì thời gian là bao lâu?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: P.H

Những trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự ?

Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự miễn phí qua tổng đài điện thoại:1900.0191

Trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì hiện nay em bạn đã điều trị xong lao phổi được 2 tháng. Về việc có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không cần phải căn cứ vào việc khám sức khỏe lại của bên hội đồng y khoa khi tham gia tuyển quân tại địa phương. Nếu như việc em bạn đã điều tri xong và xác định 1 trong các trường hợp như sau theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP Hướng dẫn việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự:

94

Bệnh lao phổi:

– Nghi lao phổi (có hội chứng nhiễm độc lao, có tiền sử tiếp xúc và tiền sử lao)

4T

– Khái huyết do lao

5T

– Lao phổi nhẹ mới mắc (lao thâm nhiễm, lao huyệt BK âm tính (-) trong đờm bằng soi trực tiếp, không có hang lao)

5T

– Lao phổi mới mắc nhưng có BK (+) trong đờm bằng soi trực tiếp, có hang lao

6

– Lao phổi đã điều trị ổn định và khỏi được trên 3 năm, nếu:

+ Trước đây không có hang, hiện tại X-quang phổi bình thường, BK (-), sức khỏe không bị ảnh hưởng

4

+ Hiện nay có biến chứng lao, xơ phổi, suy hô hấp mạn tính, tâm phế mạn tính, giãn phế quản

6

Nếu như xếp loại từ 4 trở lên thì sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Căn cứ:
Về thời gian tạm hoãn nghĩa vụ quân sự sẽ căn cứ vào việc khám sức khỏe của hội đồng y khoa trong những đợt tuyển quân sau này. Khi nào sức khỏe ổn định và đủ điều kiện thì em bạn sẽ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Về thủ tục tạm hoãn nghĩa vụ quân sự bạn có thể tham khảo: Thủ tục tạm hoãn nghĩa vụ quân sự ?
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi. Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

3. Tiêu chuẩn sức khỏe như thế nào để tham gia nghĩa vụ quân sự ?

Chào Luật sư của LVN Group, Tôi có 2 câu hỏi muốn hỏi Luật sư của LVN Group:
Câu 1: Em trai tôi năm nay 23 tuổi, chuẩn bị khám nghĩa vụ quân sự. Về sức khỏe em tôi bị thoái hóa đốt sống lưng đã 3 năm và phải điều trị vật lí trị liệu. Vậy cho tôi hỏi, trường hợp sức khỏe như vậy và có giấy chẩn đoán của bác sĩ thì em tôi có nằm trong trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không?
Câu 2: Thưa Luật sư của LVN Group có phải những trường hợp bị cận thị đều được tạm hoãn gọi nhập ngũ không?
Giả sử cận 2,5 độ được xếp sức khỏe loại 3, vậy người đó có được gọi nhập ngũ không? Xin Luật sư của LVN Group trả lời giùm tôi. Tôi chân thành cảm ơn.

>> Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự miễn phí qua tổng đài điện thoại:1900.0191

Luật sư tư vấn:

Dựa trên thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi , chúng tôi xin tư vấn vấn đề của bạn như sau:

Câu 1: Em trai bạn năm nay 23 tuổi, chuẩn bị khám nghĩa vụ quân sự. Về sức khỏe em bạn bị thoái hóa đốt sống lưng đã 3 năm và phải điều trị vật lí trị liệu. Trường hợp sức khỏe như vậy và có giấy chẩn đoán của bác sĩ thì em bạn sẽ không nằm trong trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự ​theo Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

“a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.”

Như vậy,: Khi em trai bạn có sức khỏe tương đối yếu như vậy, khi khám sức khỏe sẽ được Hội đồng khám sức khỏe kết luận có đủ điều kiện tham gia NVQS hay không thì sẽ không trường hợp tạm hoãn.

Sau đây là Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà Hội đồng khám sức khỏe căn cứ vào đó để xem xét cháu bạn đủ điều kiện hay không. Theo quy định tại điều 9 của Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP của Bộ Quốc phòng-Bộ Y tế : Hướng dẫn việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự​ như sau :

” Điều 9. Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

1. Căn cứ phân loại sức khỏe

Theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Cách cho điểm

Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 – 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:

a) Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;

b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;

c) Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;

d) Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;

đ) Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;

e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.

3. Cách ghi phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự

a) Mỗi chuyên khoa, sau khi khám xét, bác sỹ sẽ cho điểm vào cột “Điểm”; ở cột “Lý do” phải ghi tóm tắt lý do cho số điểm đó; ở cột “Ký”, bác sỹ khám phải ký và ghi rõ họ tên;

b) Phần kết luận, Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe căn cứ vào điểm đã cho ở từng chỉ tiêu để kết luận, phân loại sức khỏe theo đúng quy định, ghi bằng số và chữ (phần bằng chữ để ở trong ngoặc đơn);

c) Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe có trách nhiệm ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự sau khi kết luận;

d) Chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe được đóng dấu của cơ quan Chủ tịch Hội đồng; chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám phúc tra sức khỏe được đóng dấu của đơn vị quyết định thành lập Hội đồng khám phúc tra sức khỏe.

4. Cách phân loại sức khỏe

Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:

a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;

c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;

d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;

đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;

e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

5. Một số điểm cần chú ý

a) Trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”). Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ “T” ở chỉ tiêu có điểm lớn nhất, phải viết chữ “T” vào phần phân loại sức khỏe;

b) Trường hợp nghi ngờ chưa thể cho điểm ngay được, Hội đồng khám sức khỏe có thể gửi công dân tới khám tại một bệnh viện để kết luận chính xác hơn;

c) Trường hợp chưa kết luận được thì gửi công dân đó đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất để khám và kết luận chẩn đoán. Thời gian tối đa từ 7 – 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết;

d) Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến các cơ sở y tế để điều trị.

Câu 2: Nhập ngũ đối với trường hợp cận thị.

Theo Khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP của Bộ Quốc phòng-Bộ Y tế : Hướng dẫn việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sựquy định Tiêu chuẩn sức khỏe như sau:

” a) Tuyển những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định của liên Bộ Y tế – Bộ Quốc phòng về việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

b) Các đơn vị quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư này thực hiện các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ, các tiêu chuẩn khác về sức khỏe thực hiện theo tiêu chuẩn chung.

c) Những công dân mắt tật khúc xạ về mắt (cận thị, viễn thị), nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS, không gọi nhập ngũ vào Quân đội.”

Như vậy, Cận 2,5 độ được xếp sức khỏe loại 3 và những trường hợp tật khúc xạ về mắt đều không đủ tiêu chuẩn gọi nhập ngũ. Tham khảo bài viết liên quan:Điều kiện tạm hoãn nhập ngũ là gì?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

4. Tư vấn độ tuổi nghĩa vụ quân sự khi giấy khai sinh không ghi ngày sinh ?

Thưa Luật sư của LVN Group, trong giấy khai sinh em không có ngày tháng sinh, chỉ có năm sinh .Vậy ngày nào em mới hết thời gian nghĩa vụ quân sự ?
Em xin cảm ơn !

>> Luật sư tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự trực tuyến, gọi:1900.0191

Luật sư tư vấn:

Theo Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định Độ tuổi gọi nhập ngũ:

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.”.

Như vậy, hiện trong giấy khai sinh của bạn không có ngày sinh nhưng có năm sinh thì Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã sẽ dựa trên năm sinh của bạn để tính độ tuổi gọi nhập ngũ , độ tuổi gọi nhập ngũ được quy định cụ thể theo quy định nêu trên. Tham khảo bài viết liên quan: Hỏi về độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

5. Đi du học thì có bị gọi nghĩa vụ quân sự không?

Chào Luật sư của LVN Group, em năm nay 20 tuổi và đang học tập tại nước ngoài đã được hơn 01 năm. Vì có một số chuyện nên em phải về Việt Nam khoảng 08 tháng và tiếp tục trở lại học vào đầu tháng 11 năm sau. Em cao 1m66, nặng 64 kg, mắt phải cận 6 độ và mắt trái cận 5,75 độ.
Vậy khi em về họ có gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự không? Nếu khám thì em có được miễn nghĩa vụ không?
Rất cảm ơn Luật sư của LVN Group. Trân trọng cảm ơn!

Trả lời:

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định:

“2. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.”

Như vậy, khi bạn đã là công dân Việt Nam thì bạn có nghĩa vụ phải thực hiện đó là nghĩa vụ quân sự, đây là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Khi bạn không thuộc các trường hợp được miễn, tạm hoãn nghĩa vụ quân sự và bạn đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn để thực hiện nghĩa vụ sau đây thì bạn vẫn phải đi nhập ngũ bình thường kể cả khi bạn đang học ở nước ngoài:

Một là, về tuổi đời: Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Công dân nam được đào tạo cao đẳng, đại học đã tạm hoãn gọi nhập ngũ thì tuyển chọn gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Hai là, tiêu chuẩn chính trị: Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị trong tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội; Đối với các cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng về cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội.

Ba là, tiêu chuẩn sức khoẻ: Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự. Đối với các cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng. Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.

Bốn là, tiêu chuẩn văn hóa: Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao đến thấp. Những địa phương khó khăn, không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn công dân có trình độ văn hóa lớp 7. Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 ngươi thì được tuyển từ 20% đến 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đang học ở nước ngoài được 01 năm và bạn phải về Việt Nam có công việc riêng nhưng bạn không nói rõ bạn học nước ngoài theo diện như thế nào? Do đó, nếu bạn muốn được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự hoặc được miễn nghĩa vụ quân sự thì bạn phải thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 mới được tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn nhập ngũ. Nếu bạn chỉ bị phân loại sức khỏe loại 6 thì bạn thuộc đối tượng tạm hoãn gọi nghĩa vụ quân sự.

Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

– Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

– Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

– Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

– Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

– Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

– Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

– Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

– Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

– Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

– Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

– Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

– Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

Bên cạnh đó, theo như thông tin bạn cung cấp, bạn cao 1m66, nặng 64 kg, mắt phải cận 6 độ và mắt trái cận 5,75 độ. Căn cứ theo Mục I Phụ lục 1 Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định về tiêu chuẩn phân loại sức khỏe theo thể lực như sau:

LOẠI
SỨC KHỎE

NAM

NỮ

Cao đứng (cm)

Cân nặng (kg)

Vòng ngực (cm)

Cao đứng (cm)

Cân nặng (kg)

1

≥ 163

≥ 51

≥ 81

≥ 154

≥ 48

2

160 – 162

47 – 50

78 – 80

152 – 153

44 – 47

3

157 – 159

43 – 46

75 – 77

150 – 151

42 – 43

4

155 – 156

41 – 42

73 – 74

148 – 149

40 – 41

5

153 – 154

40

71 – 72

147

38 – 39

6

≤ 152

≤ 39

≤ 70

≤ 146

≤ 37

Các trường hợp quá béo hoặc quá gầy sẽ xem xét đến chỉ số BMI (xem phần chú dẫn khám tuyển). Chỉ số BMI (Body Mass Index) là chỉ số khối cơ thể đánh giá mối tương quan giữa chiều cao và cân nặng:

BMI

=

Cân nặng (kg)

{Chiều cao (m)}2

Chỉ số BMI được xem xét trong trường hợp đủ tiêu chuẩn về thể lực, nhưng có sự mất cân đối giữa chiều cao và cân nặng: không nhận những trường hợp có chỉ số BMI ≥ 30. Chỉ số BMI của bạn là 23,225 là chỉ số bình thường, do đó, sức khỏe về thể lực của bạn đủ điều kiện đi nghĩa vụ quân sự.

Còn tiêu chuẩn về các tật về mắt, bạn mắt phải cận 6 độ và mắt trái cận 5,75 độ thì căn cứ Mục II Phụ lục 1 Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự thì cận thị từ 5 độ trở lên được điểm 6 và phân vào sức khỏe loại 6, tức là chưa đủ điều kiện đi nghĩa vụ quân sự, nên bạn sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự trong năm nay. Nhưng nguyên tắc, khi nhận được giấy gọi nhập ngũ thì bạn vẫn phải đi khám sức khỏe bình thường, sau đó, khi sức khỏe không đáp ứng được tiêu chuẩn thì ban chỉ huy quân sự sẽ ra quyết định tạm hoãn nghĩa vụ quân sự cho bạn trong năm nay.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật NVQS – Công ty luật LVN Group