Hành vi khách quan của tội phá rối an ninh được quy định là hành vi của nhiều người cùng thực hiện phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức. Như vậy, đặc điểm nổi bật của tội phá rối an ninh là sự tham gia của đông người
1. Khái niệm tội phá rối an ninh?
Tội phá rối an ninh là hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập đông người gây rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở sự hoạt động của cơ quan nhà nước hay tổ chức xã hội nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc là những hành vi đồng phạm khác phá rối an ninh.
Tội phá rối an ninh được thể hiện ở một trong các hành vi sau: kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức chính trị – xã hội. Tội phá rối an ninh thường được thực hiện dưới hình thức đồng phạm, công khai đối mặt với chính quyền.
Phá rối an ninh là tập hợp các hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập đông người gây rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở sự hoạt động của cơ quan nhà nước hay tổ chức xã hội nhằm chống chính quyền nhân dân.
Tội danh này thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội, chế độ Nhà nước, xâm hại sự tồn tại, sự vững mạnh của chính quyền nhân dân và được đề cập lần đầu tiên tại Bộ luật hình sự 1985.
Tội phá rối an ninh là loại tội xâm phạm an ninh quốc gia có tỷ lệ phạm tội rất cao trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Chính vì tính chất đặc biệt nguy hiểm mà bộ luật hình sự quy định hình phạt áp dụng đối với nhóm tội danh này rất nghiêm khắc.
2. Tội phá rối an ninh được quy định như thế nào theo bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017?
Điều 118. Tội phá rối an ninh
1. Người nào nhằm chổng chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phả roi an ninh, chống người thỉ hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điểu 112 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Bình luận về tội phá rối an ninh?
Điều luật gồm 3 khoản. Trọng đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý của tội phá rối an ninh và khung hình phạt cho người tổ chức, người xúi giục; khoản 2 quy định khung hình phạt cho người đồng phạm khác và khoản 3 quy định khung hình phạt cho trường hợp chuẩn bị phạm tội.
Theo khoản 1 của điều luật, tội phá rối an ninh có các dấu hiệu pháp lý sau:
3.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phá rối an ninh được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 bộ luật hình sự.
3.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phá rối an ninh được quy định là hành vi của nhiều người cùng thực hiện phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức. Như vậy, đặc điểm nổi bật của tội phá rối an ninh là sự tham gia của đông người. Hành vi mà sổ đông này cùng thực hiện là:
+ Chống người thi hành công vụ: Đây là hành vi cản trở bằng các thủ đoạn khác nhau để người thi hành công vụ không thực hiện được công vụ của mình như đe dọa, cản đường…
+ Cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức: Đây là hành vi làm cho cơ quan, tổ chức không thể hoạt động bình thường được như hành vi tụ tập đông người gây mất ổn định trong trụ sở cơ quan, hành vi ngăn cản người ra vào trụ sở cơ quan, tổ chức..
+ Hành vi phá rối an ninh khác: Đây là các hành vi có tính chất gây ra sự mất ổn định về an ninh trật tự như hành vi tụ tập đông người gây ồn ào, náo động nơi,công cộng hoặc cản trở giao thông….
Các hành vi được quy định trên khác với hành vi thuộc tội bạo loạn ở dấu hiệu không sử dụng vũ khí và không dùng bạo lực có tổ chức.
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt đối với người có hành vi kích dộng, lôi kéo, tụ tập người khác để có sự tham gia của nhiều người. Neu coi tội phá rối an ninh luôn được thực hiện dưới hình thức đồng phạm có tổ chức thì hành vi phạm tội được quy định tại khoản 1 của điều luật là hành vi của người xúi giục, người tổ chức trong hoạt động của số đông người phá rối an ninh.
Mặt khách quan: được thể hiện ở các hành vi như kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội. Kích đông lôi kéo là những thủ đoạn tụ tập người khác tham gia gây rối an ninh chính trị ở địa phương bằng việc tuyên truyền, rủ rê, đe dọa, mua chuộc…Phá rối an ninh thể hiện hành vi cụ thể như hò la, gây cản trở giao thông, gây lên tình trạng lộn xộn ở địa phương…
Chống người thi hành công vụ có thể được thực hiện bằng các thủ đoạn như bắt giữ, cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ.
Cản trở hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội là hành vi gây khó khăn cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.
3.3 Mặt khách thể
Khách thể của tội phá rối an ninh là an ninh đối nội của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tội phá rối an ninh được thể hiện ở một trong các hành vi sau: kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức chính trị – xã hội. Kích động, lôi kéo là những thủ đoạn tụ tập người khác tham gia gây rối an ninh, trật tự xã hội. Người thi hành công vụ ở đây thường là người có chức vụ, quyền hạn giải quyết công việc với nhân dân. Chống người thi hành công vụ có thể được thực hiện bằng các thủ đoạn như bắt giữ, cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ. Cản trở hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị nhà nước hoặc tổ chức xã hội là hành vi gây khó khăn cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Tội phá rối an ninh thường được thực hiện dưới hình thức đồng phạm, công khai đối mặt với chính quyền, song tội phá rối an ninh không mang tính chất bạo lực như tội bạo loạn, phá rối an ninh là hành động hò la, cản trở giao thông và hoạt động xã hội, gây tình trạng lộn xộn, gấy rối trật tự chung.
Tội phá rối an ninh có mức độ nguy hiểm thấp hơn so với tội bạo loạn, tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân. Tội bạo loạn được thể hiện bằng hoạt động vũ trang, dùng bạo lực có tổ chức, cướp tài sản; tội phá rối an ninh không thể hiện bằng các hành vi nêu trên. Tội khủng bố chống chính quyền nhân dân xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tinh thần con người, tài sản của tổ chức, các nhân; tội phá rối an ninh không nhằm vào những đối tượng đó.
Đây là tội phạm có cấu thành hình thức. Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm.
3.4 Dấu hiệu lỗi của chủ thể và dấu hiệu mục đích phạm tội
Hành vi khách quan của tội phạm cũng như hành vi của người tổ chức, người xúi giục thể hiện lỗi của chủ thể là lỗi cố ý. Mục đích phạm tội được quy định là mục đích chống chính quyền nhân dân. Đây là dấu hiệu cho phép phân biệt tội phá rối an ninh với các tội có các dấu hiệu khác tương tự như tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017), tội chống người thi hành công vụ (Điều 330 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017).
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích cả người phạm tội là chốn chính quyền nhân dân. Vì mục đích chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này, nên trường hợp người thực hiện một trong các hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm nhưng không có mục đích chống chính quyền nhân dân,
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt được áp dụng cho người phạm tội (người tổ chức, người xúi giục) là phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được áp dụng cho người đồng phạm khác (không phải là người tổ chức hoặc người xúi giục).
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt có mức phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm được áp dụng cho trường hợp chuẩn bị phạm tội phá rối an ninh. Quy định này là điểm mới của bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017 so với bộ luật hình sự năm 1999, thể hiện rõ đưởng lối xử lý có sự phân hóa trách nhiệm hình sự một cách rõ ràng giữa trường hợp chuẩn bị phạm tội và trường họp tội phạm hoàn thành ở tội phá rối an ninh.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung quy định tại Điều 122 bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017, đó là trước một số quyền công dân từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
4. Ví dụ về tội phá rối an ninh?
A.B và C là các thành viên của một nhóm kín có tên là “Hiến Pháp”, lôi kéo thêm người khác thực hiện. Theo cáo trạng, đây là nhóm những người có tư tưởng bất mãn với chính quyền, thường xuyên tiếp xúc với các thông tin trên có nội dung xấu trên mạng xã hội. A,B và C đã chia sẻ các video trên Facebook cá nhân để kêu gọi, kích động, lôi kéo người tham gia biểu tình.
Quá trình thực hiện hành vi phạm tội, A, B và C đã tổ chức họp bàn để lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ, kêu gọi tài trợ, chuẩn bị hung khí, công cụ hỗ trợ để tổ chức một cuộc biểu tình mang tính chất bạo động, gây bạo loạn với mục đích gây mất trật tự xã hội, an ninh chính trị nhằm chống phá chính quyền Nhà nước Việt Nam,