1. Những việc sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân không được làm
Ngày 20/11/2018 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, tại kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật Công an nhân dân số 37/2018/QH14 (gọi tắt là Luật Công an nhân dân 2018).
Luật Công an nhân dân 2018 quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; bảo đảm điều kiện hoạt động, chế độ, chính sách đối với Công an nhân dân; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo quy định tại Điều 32 Luật Công an nhân dân 2018 thì những việc sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân không được làm được quy định cụ thể như sau:
– Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
– Những việc trái với pháp luật, điều lệnh Công an nhân dân và những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức, viên chức không được làm.
2. Nghĩa vụ, trách nhiệm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
– Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước.
– Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh Công an nhân dân, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên.
– Trung thực, dũng cảm, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
– Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; liên hệ chặt chẽ với Nhân dân; tận tụy phục vụ Nhân dân, kính trọng, lễ phép đối với Nhân dân.
– Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chính trị, pháp luật, khoa học – kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ; rèn luyện phẩm chất cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật và thể lực.
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền. Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó và báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh.
3. Hạn tuổi phục vụ cao nhất của hạ sĩ quan, sĩ quan Công an nhân dân
Điều 30 Luật công an nhân dân năm 2018 có quy định về hạn tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, sĩ quan Công an nhân dân như sau:
Điều 30. Hạn tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, sĩ quan Công an nhân dân
1. Hạn tuổi phục vụ cao nhất của hạ sĩ quan, sĩ quan Công an nhân dân quy định như sau:
a) Hạ sĩ quan: 45;
b) Cấp úy: 53;
c) Thiếu tá, Trung tá: nam 55, nữ 53;
d) Thượng tá: nam 58, nữ 55;
đ) Đại tá: nam 60, nữ 55;
e) Cấp tướng: 60.
2. Hạn tuổi phục vụ của sĩ quan giữ chức vụ, chức danh trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi phục vụ cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Trường hợp đơn vị công an có nhu cầu, sĩ quan quy định tại điểm b, điểm c và nam sĩ quan quy định tại điểm d khoản 1 Điều này nếu có đủ phẩm chất, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, nhưng không quá 60 đối với nam và 55 đối với nữ.
4. Sĩ quan Công an nhân dân là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp có thể được kéo dài hạn tuổi phục vụ hơn 60 đối với nam và hơn 55 đối với nữ theo quy định của Chính phủ.
5. Sĩ quan Công an nhân dân được nghỉ hưu khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; trường hợp chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định của pháp luật mà Công an nhân dân không còn nhu cầu bố trí hoặc không chuyển ngành được hoặc sĩ quan tự nguyện xin nghỉ nếu nam sĩ quan có đủ 25 năm, nữ sĩ quan có đủ 20 năm phục vụ trong Công an nhân dân thì được nghỉ hưu trước hạn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Kéo dài hại tuổi phục vụ của sĩ quan Công ân nhân dân
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 49/2019/NĐ-CP:
Điều kiện, thời gian, thẩm quyền, trình tự, thủ tục kéo dài hạn tuổi phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp
1. Sĩ quan Công an nhân dân là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp có thể được kéo dài hạn tuổi phục vụ để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, công nghệ ở cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu trong Công an nhân dân.
2. Sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này được kéo dài hạn tuổi phục vụ khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đơn vị trực tiếp sử dụng sĩ quan có nhu cầu và còn thiếu biên chế so với ấn định;
b) Có sức khỏe, phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tự nguyện tiếp tục làm việc theo yêu cầu.
3. Sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này có thể được kéo dài hạn tuổi phục vụ một hoặc nhiều lần, mỗi lần không quá 02 năm (24 tháng). Tổng thời gian kéo dài như sau:
a) Không quá 10 năm đối với giáo sư;
b) Không quá 07 năm đối với phó giáo sư;
c) Không quá 05 năm đối với tiến sĩ, chuyên gia cao cấp.
4. Trong thời gian kéo dài tuổi phục vụ, sĩ quan được kéo dài hạn tuổi phục vụ có quyền đề nghị nghỉ làm việc để hưởng chế độ nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
5. Thẩm quyền kéo dài hạn tuổi phục vụ của sĩ quan là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và do cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
6. Bộ trưởng Bộ Công an quy định trình tự, thủ tục kéo dài hạn tuổi phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia cao cấp.
Chế độ, chính sách đối với sĩ quan Công an nhân dân được kéo dài hạn tuổi phục vụ
– Trong thời hạn kéo dài hạn tuổi phục vụ, sĩ quan thôi giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy.
– Sĩ quan được kéo dài hạn tuổi phục vụ được hưởng tiền lương và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
5. Đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
Đối tượng xét phong cấp bậc hàm:
a) Sinh viên, học sinh hưởng sinh hoạt phí tại trường Công an nhân dân, khi tốt nghiệp được phong cấp bậc hàm như sau:
Đại học: Thiếu úy;
Trung cấp: Trung sĩ;
Sinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc được phong cấp bậc hàm cao hơn 01 bậc;
b) Cán bộ, công chức, viên chức hoặc người tốt nghiệp cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyển chọn vào Công an nhân dân thì căn cứ vào trình độ được đào tạo, quá trình công tác, nhiệm vụ được giao và bậc lương được xếp để phong cấp bậc hàm tương ứng;
c) Chiến sĩ nghĩa vụ được phong cấp bậc hàm khởi điểm là Binh nhì.
Điều kiện xét thăng cấp bậc hàm:
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được thăng cấp bậc hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe;
b) Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
c) Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm:
a) Hạ sĩ quan, sĩ quan nghiệp vụ:
Hạ sĩ lên Trung sĩ: 01 năm;
Trung sĩ lên Thượng sĩ: 01 năm;
Thượng sĩ lên Thiếu úy: 02 năm;
Thiếu úy lên Trung úy: 02 năm;
Trung úy lên Thượng úy: 03 năm;
Thượng úy lên Đại úy: 03 năm;
Đại úy lên Thiếu tá: 04 năm;
Thiếu tá lên Trung tá: 04 năm;
Trung tá lên Thượng tá: 04 năm;
Thượng tá lên Đại tá: 04 năm;
Đại tá lên Thiếu tướng: 04 năm;
Thời hạn thăng mỗicấp bậc hàm cấp tướng tối thiểu là 04 năm;
b) Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét nâng bậc lương, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật tương ứng với mức lương trong bảng lương chuyên môn kỹ thuật do Chính phủ quy định;
c) Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét thăng cấp bậc hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ;
d) Thời gian sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng cấp bậc hàm; đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ bị giáng cấp bậc hàm, sau 01năm kể từ ngày bị giáng cấp bậc hàm, nếu tiến bộ thì được xét thăng cấp bậc hàm.
Tuổi của sĩ quan được xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng không quá 57; trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.
6. Thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, xây dựng Công an nhân dân, nghiên cứu khoa học, công tác, học tập mà cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang đảm nhiệm thì được xét thăng cấp bậc hàm trước thời hạn.
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật mà cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang đảm nhiệm từ 02 bậc trở lên thì được xét thăng cấp bậc hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.
– Chủ tịch nước quyết định việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc đối với cấp bậc hàm cấp tướng. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc từ Đại tá trở xuống.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: [email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.