Ban đầu người khách hàng của tôi có nói với chúng tôi rằng sau khi giao hàng anh ta sẽ trả gần hết và sau đó sẽ thanh toán hết. Nhưng sau khi giao hàng tôi đến thanh toán trước số tiền tạm ứng anh ta cứ khất hẹn đén lần này đến lần khác không thanh toán trả chúng tôi một đồng nào cứ hứa hẹn ra tận cửa hàng trả rồi cũng không thấy đâu.  Sau nhiều lần hẹn tôi cũng tình trạng nhu vậy nhưng cũng đều không thanh toán cho đến tận bây giờ cũng đã gần một năm trời. Theo  tôi được biết cũng rất nhiều người cũng bị anh ta lừa mua hàng và mượn tiền cũng rất lâu không trả, mặc dù không phải nhà anh ta quá khó khăn. Vậy tôi muốn hỏi với trường hợp này tôi nên kiện anh ta hay làm gì với loại người trầy bửa này?
Người gửi: Nam

Câu hỏi được biên tập từchuyên mục hỏi đáp pháp luậtcủa Công ty Luật LVN Group.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc tới văn phòng chúng tôi, tôi hướng dẫn bạn cách giải quyết như sau:

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật hình sự năm 1999 (Luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009);

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Thắc mắc của bạn có hai vấn đề cần quan tâm như sau:

Thứ nhất: Tội danh của khách hàng có hành vi vi phạm pháp luật:

Tại khoản 1 Điều 140 BLHS năm 2009 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được nêu rõ như sau:

“Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản’
  Xét trường hợp của bạn, khách hàng đó đã sử dụng hình thức mua bán tài sản để chiếm đoạt tài sản của bạn và người khác.  Sau đó, hứa trả và đã khất hẹn lần này tới lần khác mà không chịu thanh toán, bạn ra tới cửa hàng lại chẳng thấy đâu .  Do vậy, hành vi của khách hàng đó được xem là chiếm đoạt tài sản của người khác dưới hình thức mua bán tài sản rồi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó. Mặt khác, số tiền mà anh ta “lừa” được của bạn là gần 50 triệu đồng.  Do vậy, hành vi khách hàng kia đã vi phạm vào khoản 1 Điều 140 BLHS năm 2009 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản . Hành vi phạm tội của khách hàng kia có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Mức phạt cụ thể sẽ được Tòa án quyết định trong quá trình giải quyết của Tòa án.

Thứ hai: Thủ tục khởi kiện:

Bạn thân mến, trước hết bạn hãy thu thập tất cả các hóa đơn, giấy tờ ( có thể sử dụng cả băng ghi âm ghi hình – nếu có) để làm chứng cứ chứng minh cho hành vi phạm tội của khách hàng đó. Bạn có thể nhờ sự can thiệp giải quyết của Tòa án như sau:

Theo quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp, bạn có thể gửi hồ sơ tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi diễn ra sự việc đó hoặc nơi mà khách hàng đó cư trú. Hồ sơ của bạn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

– Đơn khởi kiện;
– Các tài liệu liên quan tới vụ kiện ( các chứng cứ sử dụng để chứng minh: ví dụ như các hóa đơn, chứng từ liên quan tới giao dịch mua bán giữa bạn và khách hàng đó);
– Tài liệu về tư cách pháp lý của bạn ( bạn là người khởi kiện), của các đương sự và người có liên quan khác;
– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
Về vấn đề án phí: theo quy định  tại Điều 98, Điều 99 BLTTHS năm 2003;  khoản 1, khoản 2 Điều 22 pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 về án phí, lệ phí thì bên bị kết án sẽ phải chịu án phí sơ thẩm. Tuy nhiên, nếu trường hợp Tòa án tuyên bên kia bị vô tội thì bên bạn phải chịu án phí.
Do vậy, bạn cần chú ý khi thu thập những chứng cứ xác thực để chứng minh cho hành vi phạm tôi của khách hàng kia thì bạn sẽ bảo vệ tốt hơn quyền lợi cho bạn.

Ý kiến trả lời bổ sung:

Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Câu hỏi của bạn tôi xin trả lời như sau:

– Về thỏa thuận giao dịch giữa bạn và người mua hàng: đây là giao dịch dân sự, trong đó bạn bán hàng hóa là sơn cho anh kia, theo thỏa thuận anh kia sẽ trả cho bạn 50 triệu đồng. Tuy nhiên, anh này không trả tiền, và cứ khất hẹn mãi. Trong trường hợp này, anh này đã có hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản. Bạn có thể khởi kiện hình sự đối với anh này về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 139 BLHS. Bạn cần lưu ý một số điều sau:

+ Chứng cứ: chứng cứ đó sẽ là hợp đồng mua bán hàng hóa giữa bạn và người bán hàng. Đây sẽ là căn cứ để chứng minh được có tồn tại giao dịch giữa bạn và người bán. Trường hợp bạn không có hợp đồng mua bán hàng hóa, bạn có thể căn cứ vào 6 hóa đơn bán hàng để chứng minh có tồn tại giao dịch mua bán giữa bạn và người mua.

+ Những người khác bị anh lừa giống bạn: họ sẽ đóng vai trò chứng minh hành vi lừa đảo của anh này có tính chuyên nghiệp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật – Công ty luật LVN Group

—————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

3.Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5.Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;