NỘI DUNG TƯ VẤN:
1. Cơ sở pháp lý của việc thi hành hình phạt tiền:
Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:
Điều 30 BLHS năm 1999 quy định:
“… 2. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm các tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
a, Mức phạt tiền được quyết định tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động giá cả, nhưng không được thấp hơn một triệu đồng.
b, Tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Tòa án quyết định trong bản án”.
Với hình thức là một trong những hình phạt bổ sung, phạt tiền được quy định như trên là thành quả của cả một quá trình hơn 50 năm đấu tranh với tình hình tội phạm ở nước ta mà hình phạt này luôn luôn giữ một vị trí và vai trò đặc biệt trong hệ thông hình phạt về hình sự. Bởi vì từ trước tởi nay, phạt tiền luôn luôn là loại hình phạt đa dụng. Nó có thể được áp dụng làm chê tài đối với một hành vi phạm tội hoặc với vai trò là hình phạt chính, hoặc với vai trò là hình phạt bổ sung.
2. Lịch sử hình thành của hình phạt tiền:
Ngay từ năm 1948, Nhà nước ta đã ban hành được một văn bản pháp luật về hình sự, tuy là một văn bản pháp luật đơn hành – sắc lệnh số 168-SL ngày 14/4/1948 trừng trị tội đánh bạc – nhưng mấy chục năm sau, nó vẫn là cơ sở pháp lý cho việc áp dụng hình phạt tiền với tất cả vai trò vốn có của hình phạt này. Tuy vậy, hình phạt tiền được quy định chính thức trong luật là “hình phạt phụ”, thì phải đến đầu những năm 70, khi Nhà nước ta ban hành hai pháp lệnh:
- Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ngày 21/10/1970;
- Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân ngày 21/10/1970.
Việc quy định về hình phạt tiền ở giai đoạn trước khi có BLHS năm 1985 chỉ là những quy định đơn hành, mang nặng tính chất kinh nghiệm chủ nghĩa và do những đòi hỏi bức thiết đặt ra từ thực tế đấu tranh với tình hình tội phạm quy đỉnh.
Chỉ đến khi Nhà nước ta ban hành BLHS đầu tiên vào năm 1985, hình phạt tiền cũng như các hình phạt khác mới được hệ thống hóa thành hệ thống hình phạt của luật hình sự, mới được xác định đúng tên gọi của nó là một trong những hình phạt bổ sung và lần đầu tiên được điều chỉnh ở một mức độ cao hơn, khái quát hơn. Mặc dù vậy, những quy định của BLHS năm 1985 về phạt tiền, từ nội dung, mức độ điều chỉnh, phương thức điều chỉnh cho đến điều kiện áp dụng, vẫn bị thời gian và kèm theo đó là sự biến động của tình hình kinh tế – xã hội cũng như tình hình tội phạm làm cho lỗi thời và kém hiệu quả. Vì thế, nó đã bị thay thế bằng những quy định mới trong BLHS năm 1999, làm cho hình phạt tiền có dung mạo khác so với những quy định tại BLHS năm 1985. Các mặt cụ thể sẽ được xem xét dưới đây:
3. Thi hành hình phạt tiền:
3.1 Về nội dung:
“Phạt tiền” vốn là một từ thuần Việt loại đơn nghĩa. Cho nên luật không phải định nghĩa nó là gì giông như những quy định đối với các hình phạt bổ sung khác như “quản chê”, “tước một số quyền công dân”. Nội dung quan trọng nhất của “phạt tiền” là phạt bao nhiêu. Nội dung này không được thể hiện trong điều luật quy định về phạt tiền (Điều 23) BLHS 1985, còn Điều 30 BLHS năm 1999 quy định rõ “… không được thấp hơn một triệu đồng”.
Việc quy định mức phạt tiền tốỉ thiểu như vậy của BLHS năm 1999 đã tạo thêm một cơ sỗ pháp lý để phân biệt giữa chế tài hình sự và chế tài hành chính mà xương sống của chế tài hành chính lại là phạt tiền.
Ngay trong phạm vi hình sự, phạt tiền lại chiếm giữ hai vị trí khác nhau, khi thì được áp dụng là hình phạt chính, khi thì được áp dụng là hình phạt bổ sung, ở mức độ quy định chung, khái quát chung, điều này không được quy định trong BLHS năm 1985, còn BLHS năm 1999 đã dùng khoản 1 và khoản 2 Điều 30 để làm rõ cơ sở phân biệt giữa hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
Tóm lại, hình phạt tiền, dù là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung, đều có nội dung là ấn định đối với người phạm tội một mức tiền phạt nhất định mà mức tốỉ thiểu được quy định trong BLHS năm 1999 là không được thấp hơn một triệu đồng. Mức này có giá trị cả trong trường hợp luật quy định mức tối thiểu là “từ một lần giá trị” tài sản phạm pháp. Còn mức tối đa được luật quy định ở phần riêng của Bộ luật, tức là tại các đỉều luật quy định về tội phạm và hình phạt cụ thể ỏ Phần các tội phạm.
3.2 Về mức độ điều chỉnh
Trong suốt thời gian có hiệu lực từ năm 1986 đến tháng 6/2000, BLHS năm 1985 đã trải qua bốn lần sửa đổi, bổ sung và trong mỗi lần đó, hình phạt bổ sung cũng như những điều luật quy định về hình phạt bổ sung ở từng chương thuộc Phần các tội phạm cũng luôn luôn là Đối tượng được nhà làm luật quan tâm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nhu cầu thực tế của cuộc đấu tranh với tình hình tội phạm. Tăng liều lượng đối với hình phạt tiền là một xu hướng rõ nét trong các lần sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1985. Tuy vậy, cho đến lần sửa đổi, bổ sung cuối cùng vào năm 1997, thì tổng số điều luật có quy định về phạt tiền với tính cách là hình phạt bổ sung cũng chỉ đạt tỷ lệ 28,11% so với tổng số điều luật quy định về tội phạm và hình phạt của BLHS 1985. Tỷ lệ này trong BLHS năm 1999 đạt 39,16%.
Như vậy, BLHS năm 1999, một mặt tiếp tục thừa kế xu hướng tăng cường điều chỉnh bằng hình phạt tiền, mặt khác, Bộ luật cũng hạn chế biên độ giao động (quyền tùy nghi) quá lớn mà BLHS năm 1985 đã áp dụng, ở mức độ chung, như đã nói, BLHS năm 1985 không quy định mức phạt tiền tôì thiểu, song tại các điều luật quy định về hình phạt bổ sung ấn định mức này là ba trăm ngàn đồng (Điều 100 BLHS năm 1985) và mức tôì đa là một tỷ đồng hoặc phạt tiền theo giá trị tài sản phạm pháp thì biên độ đó cũng từ một lần đến 10 lẩn.
Tại BLHS năm 1999, ở mức độ quy định chung, mức phạt tiền tốỉ thiểu đã được định rõ là không dưới một triệu đồng, còn mức tôì đa được quy định tại các điều luật về tội phạm và hình phạt cụ thể và cả ỏ hai cách tính, Bộ luật này đều quy định giảm đi một nửa so vởi quy định tại BLHS năm 1985, tức là 500 triệu đồng và 5 lần giá trị tài sản phạm pháp.
3.3 Về phương pháp điều chỉnh
Trong tổng số các điều luật có quy định về phạt tiền, BLHS năm 1985 áp dụng chế tài bắt buộc tới 32,78%, còn BLHS năm 1999 lại dành hết quyền quyết định cho Hội đồng xét xử khi tuyên phạt, tất cả 103 trường hợp có quy định về phạt tiền với tính cách là hình phạt bổ sung, BLHS năm 1999 chỉ áp dụng chê tài tùy nghi. Như vậy, trách nhiệm của Hội đồng xét xử sẽ nặng nề hơn và tính khả thi của mỗi bản án đã tuyên phụ thuộc nhiều hơn vào khả năng cân nhắc của Hội đồng xét xử.
Các phương thức kết hợp phức tạp giữa phạt tiền và tịch thu tài sản mà BLHS năm 1985 đã áp dụng như phạt tiền hoặc tịch thu tài sản hoặc một trong hai hình phạt đó; phạt tiền là bắt buộc và có thể tịch thu một phần tài sản, không được tiếp tục duy trì ở BLHS năm 1999. Điều này giản lược công việc cho Hội đồng xét xử và công tác thi hành án bớt đi tính phức tạp vốn có của nó.
3.4 Về điều kiện áp dụng
BLHS năm 1985 không có quy định riêng về điều kiện áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền. Điểm khác với BLHS năm 1985 và cũng là một bước tiến của BLHS năm 1999 thể hiện ở chỗ, điều kiện áp dụng phạt tiền với tính ‘éách là hình phạt bổ sung được quy định ỏ cả hai mức độ: quy định chung và quy định cụ thể và trực tiếp. Là quy định chung, luật giới hạn đối tượng bị áp dụng hình phạt bổ sung này là những người phạm các tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
Như vậy, kết hợp điều quy định này với quy định tại Điều 28, thì phạt tiền có thể là hình phạt bổ sung cho tất cả các hình phạt chính, chỉ trừ trường hợp hình phạt chính đã tuyên là phạt tiền.
Ở mức độ cụ thể và trực tiếp. Từ quy định chung, nhà làm luật đã cụ thể hóa vào 103 trường hợp của BLHS năm 1999 thuộc 9 nhóm tội, ứng với 9 chương của phần các tội phạm. Đó là:
- Nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, Chương XII, với 3 trường hợp quy định tại các điều 119, 120 và Điều 121;
- Nhóm các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, Chương XIV các tội xâm phạm sở hữu quy định tại các điều từ Điều 133 đến Điều 140, Điều 142 và Điều 143;
- Nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, Chương XVI, với 24 trường hợp, quy định tại các điều từ Điều 153 đến Điều 164, Điều 166, 168, các điều từ Điều 171 đến Điều 178 và các điều 180, 181;
- Nhóm các tội phạm về môi trường, Chương XVII, với 10 trường hợp quy định tại tất cả 10 điều của Chương này, từ Điều 182 đến Điều 191;
- Nhóm các tội phạm về ma túy, Chương XVIII, với 9 trường hợp, quy định tại các điều từ Điều 192 đên Điều 198 và Điều 200, 201. Trong Chương này vẫn còn một trường hợp luật không quy định áp dụng hình phạt bổ sung, kể cả phạt tiền. Đó là trường hợp quy định tại Điều 199 – tội sử dụng trái phép chất ma túy;
- Nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Chương XIX, với 28 trường hợp, quy định tại các điều 206, 207, 220, các điều từ Điều 224 đến Điều 230, các điều 232, 233, 236, 238, 240, 242, 243, 244 và các điều từ Điều 247 đến Điều 256;
- Nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, Chương XX, với 7 trường hợp, quy định tại các điều 263, 266, 267, 270, 271 và Điều 273;
- Nhóm các tội xâm phạm về tham nhung, Mục A Chương XXI, với 7 trường hợp, quy định tại tất cả 7 điều luật của mục này, từ Điều 278 đến 284;
- Nhóm các tội phạm khác về chức vụ, Mục B Chương XXI, với 3 trường hợp, quy định tại các điều 289, 290 và Điều 291.
Như vậy, theo quy định của BLHS năm 1999, các Đối tượng có thể bị áp dụng phạt tiền là hình phạt bổ sung bao gồm 7 trường hợp phạm các tội về tham nhũng, 9 trường hợp phạm các tội về ma túy và 87 trường hợp phạm “những tội phạm khác”, trong đó không có nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, một nhóm các tội phạm mà BLHS năm 1985 đã quy định 7 trường hợp có thể và 1 trường hợp bắt buộc áp dụng phạt tiền là hình phạt bổ sung.
Việc kết hợp giữa các hình phạt bổ sung với nhau trong một chế tài đối với mỗi tội phạm, tuy không được luật quy định ở mức độ chung, song trong từng điều luật quy định về tội phạm và hình phạt đều đã có nêu một hoặc một sô hình phạt bổ sung. Sự cân nhắc, phạt tiền có thể kết hợp với hình phạt bổ sung nào nữa, cũng chỉ có thể giói hạn trong các sôz hình phạt bổ sung đã được luật quy định cụ thể đối với từng tội phạm đó mà thôi.
Trường hợp trong khoản quy định về hình phạt bổ sung lại chỉ có phạt tiền, thì đương nhiên trong trường hợp đó, không thể có sự kết hợp nào.
Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật LVN Group, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật LVN Group 1900.0191 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group