Phá giá hay phá giá đồng tiền, chính sách, biện pháp (devaluation) là chính sách làm giảm giá trị đồng tiền so với các đồng tiền khác trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Mục tiêu của chính sách phá giá là hỗ trợ cho việc loại trừ thâm hụt cán cân buôn bán của một nước. Hình 90 minh hoạ cho trường hợp phá giá đồng bảng. Ban đầu, đồng bảng được cố định ở mức 1 bảng Anh ăn 1,6 đô la. Tại mức tỷ giá hối đoái này, cán cân thương mại của Anh bị thâm hụt so với Mỹ. Để cốt giảm mức thâm hụt, Ngân hàng Anh cố định đồng bảng ở giá trị thấp hơn (1,4 đô la ăn 1 bảng). Tại mức tỷ giá hối đoái cố định mới này, hàng xuất khẩu của Anh sang Mỹ trở nên rẻ hơn, còn hàng nhập khẩu của Mỹ sang Anh trở nên đắt hơn một cách tương đối. Do khả năng cạnh tranh của hàng hoá Anh (cả ở thị trường Anh và Mỹ) tăng, xuất khẩu của Anh sang Mỹ tăng và nhập khẩu của Mỹ vào Anh giảm, qua đó cán cân thương mại của Anh với Mỹ được cải thiện.
Hình 90. Chính sách phá giá. Chính sách phá giá đồng bảng so với đồng đô la,
Tuy nhiên, để chính sách phá giá phát huy tác dụng, cần phải thoả mãn 3 điều kiện:
+ Mức độ thành công của chính sách phá giá phụ thuộc vào phản ứng của khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu đối với sự thay đổi ương giá tương đối, nghĩa là phụ thuộc vào hệ số cơ giãn giá của nhu cầu về hàng xuất khẩu và nhập khẩu, Nếu hệ số này thấp, nghĩa là nhu cầu không co giãn, khối lượng buôn bán sẽ không thay đổi nhiều và chính sách phá giá trên thực tế có thể làm cho tình hình xấu đi. Ngược lại, nếu nhu cầu xuất nhập khẩu co giãn, sự thay đổi trong khối lượng buôn bán sẽ cải thiện tình hình cán cân thanh toán, Điều kiện ở đây là tổng các hệ số co giãn của hàng xuất và nhập khẩu lớn hơn 1 (điều kiện Marshơlỉ-Lerner).
+ Về phía cung, các nguồn lực phải sẵn có và đủ cơ động để có thể chuyển tùr các ngành khác của nền kinh tế sang các ngành sản xuất hàng xuất khẩu và những sản phẩm thay thế nhập khẩu. Nếu nền kinh tế đã đạt mức toàn dụng, nhu cầu trong nước phải giảm thông qua chính sách cắt giảm lạm phát để thích ứng với quá trình chuyển giao nguồn lực cần thiết.
+ Trong thời hạn dài, phải loại trừ được tình trạng giá trong nước tăng. Chính sách phá giá làm tăng chi phí của những mặt hàng nhập khẩu thiết yếu như nguyên liệu và thực phẩm. Tình hình này có thể đẩy chi phí sản xuất và giá sinh hoạt trong nước lên cao, dẫn đến sự gia tăng giá cả và tiền lương, do đó phải tiếp tục giảm giá để duy trì khả năng cạnh tranh về giá.