Và hiện giờ cả công ty em hơn 10 người từ giám đốc tới nhân viên chưa ai đóng Bảo Hiểm, thì em phải làm gì để được đóng bảo hiểm, em sẽ tự bỏ tiền 100% , vì có thể công ty không hỗ trợ tiền bảo hiểm ?

Hiện giờ em đang lo lắng về điều này nếu không sau sinh em sẽ nghỉ không 6 tháng không lương gì, cuộc sống vất vả cho thai phụ, mong anh chị giúp em giải quyết thắc mắc có gì em còn đỡ mong ngóng. Lương hiện giờ của em là 4.8 triệu đồng.
Em xin chân thành cám ơn Anh/Chị,

Người hỏi: PT Huế

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật lao động của công ty luật LVN Group.

Tư vấn thủ tục bảo hiểm cho người lao động ?

Tư vấn thủ tục bảo hiểm cho người lao động, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên mụctư vấn pháp luật của công ty chúng tôi. Câu hỏi của bạn được chúng tôi trả lời như sau:

Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó có chế độ thai sản như sau:

“1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

b) Cán bộ, công chức, viên chức;

c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.”

Trong thư bạn không trao đổi cụ thể trường hợp của bạn, cho nên, chúng tôi không thể xác định chính xác bạn có thuộc một trong các trường hợp nêu trên hay không. Tuy nhiên bạn có thể đối chiếu quy định trên, nếu bạn thuộc trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì  việc công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho bạn là vi phạm pháp luật.  Bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến người sử dụng lao động để người sử dụng lao động xem xét lại hành vi không nộp tiền bảo hiểm xã hội cho bạn. Ngoài ra, các tranh chấp lao động về bảo hiểm xã hội được giải quyết tại Tòa án theo quy định  tại  Khoản 1 Điều 201Bộ luật lao động 2012:

“1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;…”

Theo đó, bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án cấp quận, huyện nơi công ty đóng trụ sở yêu cầu Tòa giải quyết nếu người sử dụng lao động không giải quyết cho bạn hoặc giải quyết mà bạn không thấy thỏa đáng.

Còn liên quan đến chế độ thai sản, để được nhận chế độ thai sản khi sinh con thì  bạn phải đáp ứng điều kiện “đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi” theo khoản 2 Điều 28 Luật BHXH 2006.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật Minh KHuê