STT Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo

1. Nội dung

Điều 165. Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới
1. Người nào vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chỉnh trị, kinh tế, lao động, giảo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chỉnh về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thĩ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị cẩm đảm nhiệm chức vụ, cẩm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 166. Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vỉ khác cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cảo hoặc việc xử lỷ người bị khiếu nại, tố cảo;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thỉ hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tổ cảo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Trả thù người khiếu nại, tố cảo;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vỉ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
d) Dan đến biểu tĩnh;
đ) Làm người khiếu nại, tố cáo tự sát.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

2.Dấu hiệu chủ thể 

Chủ thể của tội xâm phạm quyền bình đẳng giới được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS. 
Theo quy định của điều luật, chủ thể của tội này còn đòi hỏi là người đã bị xử lý kỷ luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm phạm quyền bình đẳng giới.  Hành vi này được quy định tại khoản 1 của điều luật và được bình luận trong phần tiếp theo về dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm.
Điều luật quy định hai loại hành vi phạm tội. Trong đó có loại hành vi phạm tội đòi hỏi chủ thể của tội phạm là chủ thể bình thường và có loại hành vi đòi hỏi chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt.
Đối với trường họp chủ thể bình thường, Điều 12 BLHS đòi hỏi chủ thể là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS. 
Đối với trường họp chủ thể đặc biệt, điều luật đòi hỏi chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn, trong đó có chức vụ, quyền hạn liên quan đến việc tiếp nhận, chuyển, xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo.

3. Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội xâm phạm quyền bình đẳng giới được quy định là hành vi cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế. Đây là hành vi làm cho người khác không thể hoặc không dám tham gia vào các hoạt động này. Thủ đoạn phạm tội mà chủ thể sử dụng để cản trở được quy định có thể là:
+ Dùng vũ lực;
+ Đe dọa dùng vũ lực;
+ Uy hiếp tinh thần (dọa gây thiệt hại cho nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân…) hoặc
+ Thủ đoạn khác như buộc phụ nữ phải làm việc trong điều kiện môi trường tồi tệ hơn nam giới; không cho nam giới thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, biểu diễn hay đi học tập ở nước ngoài khi cùng điều kiện như nữ giới…
Hành vi cản trở việc khiếu nại, to cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tổ cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác: Đây là hành vi làm cho việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo không thực hiện được. Trong đó, khiếu nại được hiểu là việc công dân, cơ quan, tố chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình;  tố cáo được hiểu là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cử cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. 
+ Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thỉ hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tổ cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tổ cáo: Đây là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình cản trở việc thi hành quyết định hợp pháp của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết một vụ khiếu nại, tố cáo. Trong đó, bao gồm cả trường hợp không thi hành quyết định hợp pháp của cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc khiếu nại, tố cáo như trì hoãn hoặc từ chối thi hành.

4. Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi của mình cản trở người khác tham gia các hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế nhưng vẫn thực hiện.
Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý đối với hành vĩ cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tổ cáo hoặc việc thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

5. Động cơ phạm tội và hậu quả tội phạm 

Điều luật quy định lý do mà chủ thể thực hiện hành vi cản trở người khác tham gia các hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế là vấn đề “giới”. Vì lý do giới, thể hiện sự không tôn trọng quyền bình đẳng giới mà chủ thể thực hiện hành vi cản trở người khác tham gia các hoạt động trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Họ bị cản trở như vậy là vì họ là nam hoặc là nữ tùy thuộc vào định kiến đối với nam hay nữ.
Đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo, điều luật đòi hỏi phải gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo. Thiệt hại có thể là thiệt hại vật chất (do không được khôi phục công việc nên mất thu nhập; V.V..) hoặc thiệt hại về tinh thần (không được khôi phục đảng tịch; v.v..); V.V..

6.Khung hình phạt 

Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
2. Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Đây là trường hợp người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn nhất định và đã sử dụng vị thế này khi thực hiện hành vi cản trở người khác tham gia các hoạt động thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội như trường hợp người có thẩm quyền đã không cho người khác tham gia công tác quản lý hoặc các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực khoa học và công nghệ V.V.. mặc dù họ có đủ uy tín, năng lực, phẩm chất…
– Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường hợp phạm tội mà chủ thể đã thực hiện tội xâm phạm quyền bình đẳng giới ít nhất 02 lần nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và các hành vi phạm tội đều còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 27 BLHS. 
– Đối với 02 người trở lên: Đây là trường họp phạm tội xâm phạm quyền bình đẳng giới có 02 nạn nhân trở lên.
3. Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng như sau:
– Có tổ chức-. Đây là trường hợp đồng phạm xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo mà trong đó có sự câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm. 
– Trả thù người khiếu nại, tố cảo’. Đây là trường họp phạm tội mà chủ thể còn có hành vi trả thù người khiếu nại, tố cáo. Cụ thể: Chủ thể có hành vi gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo, xâm phạm quyền lợi chính đáng của họ vì họ đã khiếu nại, tố cáo như không cho đi học tập, nghiên cứu; điều chuyển sang vị trí không đúng chuyên môn, sở trường; xử lý kỷ luật không đúng với vi phạm của người khiếu nại, tố cáo; V.V..
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn (đối với trường hợp hành vi phạm tội là hành vi cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo được quy định tại điểm a khoản 1): Đây là trường họp người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn nhất định và đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó khi thực hiện hành vi cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo.
– Dần đến biểu tình-. Đây là trường hợp phạm tội mà hậu quả của nó là sự phản ứng của nạn nhân cũng như của những người khác bằng hình thức tụ tập đông người, xuống đường phản đối hành vi xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo đã thực hiện (biểu tình).
– Làm người khiếu nại, tổ cáo tự sát: Đây là trường hợp phạm tội mà nạn nhân đã phải tự sát do bị xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo. Việc bị xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo đã dẫn đến tâm lý không bình thường của nạn nhân và từ đó, nạn nhân đã tự sát.
3. Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là: cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group