Những quyết định của cơ quan tư pháp chủ yếu là những quyết định cá biệt dưới hình thức là những bản án hoặc quyết định của toà án, quyết định của viện kiểm sát. Tuy nhiên, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan này còn được quyền ra các quyết định hành chính quy phạm song rất hạn chế về chủ thể. Theo quy định của pháp luật thì việc ban hành quyết định quy phạm yêu cầu về tính hợp pháp và hợp lí của quyết định. Những yêu cầu này không chỉ là những đòi hỏi khách quan của thực tiễn mà còn là đòi hỏi mang tính nguyên tắc của nhà nước pháp quyền. Chính vì vây, tính hợp pháp và hợp lí là những đòi hỏi không thể thiếu được đối với bất kì quyết định hành chính nào. Tính hợp pháp và tính hợp lí gắn bó với nhau cả về nội dung lẫn hình thức như là một chỉnh thể thống nhất mà nếu thiếu một trong những yêu cầu đó thì việc ban hành quyết định hành chính sẽ không đạt được mục đích.

Thực tiễn trong những năm qua cho thấy (nhất là trong những năm trước thời kì đổi mới) có nhiều quyết định không đem lại hiệu quả hoặc hiệu quả chưa cao một phần cũng chính vì các quyết định đó chưa đáp ứng được những yêu cầu về tính hợp pháp và tính hợp lí này.

Bất kì quyết định hành chính nào cũng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

– Quyết định hành chính phải được ban hành bởi những chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thực hiện quyền hành pháp.

– Quyết định hành chính phải phù hợp với luật về nội dung cũng như mục đích bởi lẽ đây là những quyết định dưới luật. Điều đó cũng còn có nghĩa là các quyết định hành chính không được trái với các quyết định của Quốc hội cũng như quyết định của hôi đồng nhân dân và các quyết định của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

– Quyết định hành chính phải được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục và hình thức do pháp luật quy định.

– Nghịquyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó.

Chính phủ kiểm tra văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thủ trướng Chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.

Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ kiểm tra văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh về những nội dung hên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.

Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lí ngành, lĩnh vực có quyền kiến nghị với bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ đã ban hành văn bản trái với văn bản về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản đó; nếu kiến nghị không được chấp nhận thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ quyết định, chỉ thị của ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với văn bản về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách hoặc kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ.

Đối với những quyết định cá biệt thì về nguyên tắc cơ quan nhà nước cấp trên có quyền sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định của cơ quan cấp dưới nếu trái pháp luật trên cơ sở khiếu nại của công dân hoặc kết quả kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền.

Mặt khác, một số loại quyết định cá biệt còn có thể bị hủy toàn bộ hay một phần thông qua hoạt động xét xử vụ án hành chính của toà án nhân dân.

Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)