Phân phối chuẩn là loại phân phối xác suất đặc biệt mà phân phối liên tục của nó (đường chuẩn) có dạng hình chuông đối xứng và tiệm cận trục hoành ở cả hai phía. Đường chuẩn có thuộc tính đặc trưng là xác định được khi biết giá trị bình quân và độ lệch tiêu chuẩn. Khi biết hai tham số này, chúng ta có thể tính được độ cao của đồ thị (tần suất) tương ứng với bất kỳ giá trị bằng số nào, Cũng như với các phân phối liên tục khác, người ta có thể ước lượng xác suất nhận được một giá trị bằng số giữa hai số bằng diện tích tương ứng nằm dưới đồ thị, Phân phối chuẩn được chuẩn hoá (gọi tắt là phân phối chuẩn hoá) là một phân phối chuẩn mà thang tỷ lệ được điều chỉnh để nó có đường chuẩn với số bình quân bang 0 và độ lệch tiêu chuẩn bằng 1 như trong hình 91, Đường chuẩn hoá này có tổng diện tích bằng 1 và xác suất để nhận được một giá trị bằng số cụ thể, tức một số nhất định của độ lệch chuẩn về phía phải hay phía trái của số bình quân, có thể ước lượng trực tiếp từ phần diện tích nằm dưới đồ thị trong hình 91. Khi các phân phối gân xấp xỉ bằng đường chuẩn hoá, 68% trường hợp rơi vào trong khoảng 1 độ lệch tiêu chuẩn của số bình quân (1SD); 95% trường hợp rơi vào khoảng 2 độ lệch tiêu chuẩn của số bình quân (2SD) và 99% trường hợp rơi vào trong khoảng 3 độ lệch tiêu chuẩn của số bình quân (3SD),
I055
‘ 0.99
hình 91. Phân phối chuẩn.
Đường chuẩn được sử dụng rộng rãi trong phân tích số liệu kinh tế, đặc biệt trong kiểm định giả thuyết thống kê. Xem kiểm định giả thuyết.