1. Phân tích hành vi hạn chế khả năng kinh doanh, khả năng phát triển kỹ thuật công nghệ
Nói cách khác, nhóm hành vi này là hành vi giới hạn mức cung hoặc cầu hoặc khả năng cung ứng sản phẩm của nhà sản xuất, phân phối đến mức thấp hơn nhu cầu của xã hội.
Với quyền lực thị trường của mình, doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền khi hạn chế những đối tượng nói trên đã tác động trực tiếp vào quan hệ cung cầu trên thị trường theo chiếu hướng có lợi cho mình. Nói cách khác, bằng việc thực hiện hành vi nói trên doanh nghiệp vi phạm mong muốn kiểm soát được quan hệ cung cầu trên thị trường. Lí thuyết về cơ chế điều chỉnh thị trường của các nhà khoa học theo trường phái kinh tế học cổ điển đã cho rằng nhu cầu và khả năng cung ứng tác động qua lại trong từng chu kì kinh doanh hòng làm cân bằng quan hệ cung cầu cả về số lượng, chất lượng, giá cả và sự đa dạng của sản phẩm. Sự thay đổi giá sản phẩm hoặc khả năng cung và nhu cầu thị trường sẽ tác động qua lại và tự nó luôn hướng đến sự cân bằng thị trường. Với tư cách là người nắm giữ thị phần lớn trên thị trường liên quan, doanh nghiệp thống lĩnh hoặc độc quyền có vai trò là nguồn cung hoặc cầu khá lớn hoặc chủ yếu của thị trường. Vì thế, bất cứ một thay đổi đáng kể nào trong kinh doanh của doanh nghiệp đều có ảnh hưởng lớn và có thể làm biến động đến những yếu tố trên thị trường như: quan hệ cung cầu, giá cả, nhu cầu thị trường, điều kiện thương mại trên thị trường liên quan…. Nói cách khác, doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh là doanh nghiệp có khả năng tác động trực tiếp vào khả năng cung ứng sản phẩm, hàng hoá của thị trường cho người tiêu dùng.
Xét về bản chất, các hành vi vi phạm trong nhóm hành vi này đều được xem là hành vi hạn chế cạnh tranh thuộc chiến lược phân phối của doanh nghiệp thống lĩnh hoặc độc quyền để để duy trì, củng cố vị trí hoặc để bóc lột khách hàng.
2 Hành vi hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ gây thiệt hại cho khách hàng
Là những hành vi tạo sự khan hiếm sản phẩm trên thị trường bằng chiến lược kinh doanh cắt, giảm lượng hàng hoá, dịch vụ lưu thông ưên thực tế xuống thấp hơn mức có thể cung ứng. Nhóm hành vi hạn chế số lượng hàng hoá, dịch vụ bao gồm những dạng vi phạm sau:
+ Cắt giảm lượng cung ứng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường liên quan so với lượng hàng hoá, dịch vụ vẫn cung ứng trước đó trong điều kiện không có biến động lớn về quan hệ cung cầu; không có khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa; không có sự cố lớn về kĩ thuật hoặc không có tình trạng khẩn cấp. về hình thức, hành vi được xác định chỉ bằng hiện tượng lượng hàng hoá, dịch vụ được cung ứng trên thị trường giảm so vói trước đó. Do đó, để xác định hành vi, co quan có thẩm quyền sẽ điều tra các số liệu về lượng (số lượng, khối lượng…) hàng hoá, dịch vụ đang được cung ứng trên thực tế (hiện thực) và trước đó (quá khứ) để tiến hành so sánh giữa hai đại lượng đó với nhau, vấn đề đưọc đặt ra là đối với hành vi này có cần phải xác định lượng sản phẩm giảm xuổng đến mức nào thì bị coi là vi phạm. Cơ quan có thẩm quyền chỉ cần xác định có hiện tượng doanh nghiệp chủ động cắt giảm lượng cung ứng hàng hoá dịch vụ so với trước đó là kết luận về dấu hiệu vi phạm của hành vi. về bản chất, hành vi này được coi là hành vi tự giới hạn khả năng cung so với năng lực thực có của doanh nghiệp. Năng lực thực có được chứng minh bằng lượng hàng hoá, dịch vụ đã được doanh nghiệp cung ứng cho thị trường trong quá khứ – trước khi việc cắt giảm được thực hiện. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ chỉ bị coi là vi phạm khi hành vi cắt giảm sản lượng của họ được thực hiện trong điều kiện bình thường của thị trường. Điều kiện bình thường của thị trường được giả định là điều kiện thị trường không có những biến động bất thường ảnh hưởng đến:
1) quan hệ cung cầu;
2) khả năng cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Ấn định lượng cung ứng hàng hoá, dịch vụ ở mức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường. Có hai dấu hiệu của hành vi vi phạm cần phân tích là 1) xét về mặt khách quan, hành vi này được mô tả là việc doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền ấn định lượng cung ứng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường; 2) lượng hàng hoá, dịch vụ được ấn định ở mức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường. Luật không quy định thế nào là là mức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường. Khan hiếm được hiểu là tình trạng thiếu hẳn so với nhu cầu của thị trường/0 Như vậy, để có thể tạo ra sự khan hiếm trên thị trường liên quan, lượng hàng hoá, dịch vụ được cung ứng phải ở mức chênh lệch đáng kể (thiếu hẳn) so với nhu cầu của thị trường.
+ Găm hàng lại không bán để gây mất ổn định thị trường. Găm hàng không bán là hành vi giữ lại hàng hoá không chịu đưa ra bán nhằm mưu lợi riêng. Như vậy, để xác định về hành vi vi phạm, trước hết cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần chứng minh rằng doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền đã sản xuất hoặc thu mua hàng hoá nhưng lưu kho không bán ra thị trường.
3. Hành vi giới hạn thị trường gây thiệt hại cho khách hàng
Là những hành vi của doanh nghiệp tự giới hạn vùng thị trường mua hoặc bán hàng hoá, dịch vụ. Khái niệm thị trường trong nhóm hành vi này bao gồm các khu vực địa lí và các nguồn cung ứng hàng hoá, dịch vụ, do đó, việc giới hạn thị trường có thể là giới hạn khả năng cung ứng theo khu vực địa lí hoặc mang tính chất của sự phân biệt bằng cách từ chối mua theo nguồn cung ứng.
Các dạng vi phạm cơ bản của nhóm này bao gồm:
+ Chỉ cung ứng hàng hoá. dịch vụ trong một hoặc một số khu vực địa lí nhất định. Hành vi xảy ra khi doanh nghiệp đóng vai trò là người cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho thị trường, theo đó doanh nghiệp chia thị trường địa lí thành các khu vực riêng biệt và chỉ cung ứng trong một hoặc một số khu vực nhất định, về hình thức biểu hiện của hành vi, có hai nội dung cần làm rõ: Một là việc hạn chế cung ứng theo khu vực địa lí là sự tự hạn chế, tức là doanh nghiệp chỉ cung ứng cho khu vực địa lí đã chọn mà không cung ứng đối với các phần thị trường còn lại. Hai là biểu hiện của hành vi là sự từ chối cung ứng hoặc thu hẹp phạm vi cung ứng hàng hoá, dịch vụ trong những khu vực địa lí nhất định mà không có lí do chính đáng. Theo đó, sẽ có một số khu vực thị trường không được cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho dù có nhu cầu tiêu thụ và điều kiện thị trường ở nơi đó không tồn tại bất cứ rào cản nào cho việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp.
+ Chỉ mua hàng hoá, dịch vụ từ một hoặc một số nguồn cung nhất định trừ trường hợp các nguồn cung khác không đáp ứng được những điều kiện hợp lí và phù hợp với tập quán thương mại thông thường do bên mua đặt ra. Xét về bản chất, hành vi này vừa mang bản chất của một hành vi giới hạn thị trường thông qua hình thức vi phạm là giới hạn nguồn cung song nó còn có dấu hiệu của sự phân biệt một cách không công bằng giữa các nguồn cung hàng hoá, dịch vụ, từ đó đẩy cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc nguồn cung vào tình trạng không bình đẳng. Tính chất không công bằng được chứng minh bằng dấu hiệu các nguồn cung không thuộc phạm vi chỉ định đã đáp ứng được những điều kiện hợp lí và phù hợp với tập quán thương mại thông thường do bên mua đặt ra.
4. Hành vi cản trở sự phát triển kĩ thuật, công nghệ làm thiệt hại cho khách hàng
Trong thị trường cạnh tranh, sự ganh đua đã làm cho các doanh nghiệp không ngừng đầu tư phát triển khoa học, kĩ thuật để nâng cao năng lực nội tại, tìm kiếm lợi thế trong kinh doanh bằng cách áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, để cản trở cạnh tranh doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường có thể áp dụng thủ đoạn lạm dụng vị trí khổng chế khả năng phát triển kĩ thuật công nghệ trên thị trường liên quan.
Nhóm hành vi này thường được thực hiện dưới các dạng vi phạm sau đây:
+ Mua phát minh sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu huỷ hoặc khồng sử dụng. Dưới góc độ quyền sở hữu đối với các sáng chế về kĩ thuật công nghệ có khả năng ứng dụng trong kinh doanh, pháp luật của các quốc gia luôn nỗ lực bảo hộ quyền của chủ sở hữu (bao gồm người phát minh hoặc người mua lại phát minh). Khi xác lập quyền bảo hộ, pháp luật đã làm cho những đối tượng cần bảo hộ trở thành bất khả xâm phạm, trong đó chủ sở hữu là người duy nhất chiếm hữu, sử dụng và định đoạt mà không ai được xâm phạm. Thực tế lại cho thấy, sự phát triển của khoa học, công nghệ-kĩ thuật luôn mang tính kế thừa. Những giải pháp hữu ích, phát minh sáng chế… luôn được sáng tạo từ những trình độ của sáng chế… trước đó. Khi mua lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghệ, doanh nghiệp đã xác lập quyền sở hữu hợp pháp và được pháp luật bảo hộ. Việc doanh nghiệp có quyền lực thị trường mua các đối tượng nói trên để tiêu huỷ hoặc không sử dụng mang bản chất của sự lạm dụng bởi những lí do sau:
1) hành vi này đã lợi dụng sự bảo hộ của pháp luật và lạm dụng quyền lực thị trường để cản trở việc ứng dụng những thành quả kĩ thuật, công nghệ vào thực tiễn;
2) Có khả năng làm tê liệt khả năng sáng tạo, khả năng phát triển công nghệ, kĩ thuật trên thị trường bởi các thế hệ sau khó có cơ hội tiếp cận những thành quả sáng tạo trước đó để thực hiện quy luật về sự kế thừa;
3) Hành vi đã ngăn cản quyền được hưởng thụ thành tựu sáng tạo của con người. Với hành vi này, không chỉ doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh dậm chân tại chỗ trong tiến trình phát triển mà còn làm cho thị trường có sức ỳ lớn trong việc phát triển trình độ kĩ thuật.
+ Đe dọa hoặc ép buộc người đang nghiên cứu phát triển kĩ thuật, công nghệ phải ngừng hoặc huỷ bỏ việc nghiên cứu đó. Nếu như hành vi thứ nhất mang bản chất ngăn cản sự ứng dụng của các thành quả sáng tạo của khoa học và công nghệ vào thực tiễn thì trong hành vi này, doanh nghiệp vi phạm lại thực hiện chiến lược cản trở sự nghiên cứu để phát triển công nghệ bằng những thủ đoạn mang tính ép buộc. Hành vi này kìm hãm sự phát triển chung về trình độ kĩ thuật, công nghệ của thị trường, hạn chế sự phát triển khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia nói chung. Hành vi giới hạn khả năng phát triển khoa học kĩ thuật làm cho khả năng đáp ứng nhu cầu mới trên thị trường bị hạn chế. Như vậy, thiệt hại mà khách hàng gánh chịu không thể hiện ngay ở sự giảm sút số lượng sản phẩm ở hiện tại, mà thể hiện ở việc khả năng kinh doanh của doanh nghiệp bị dậm chân tại chỗ.
5 Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật công nghệ, hạn chế đầu tư
Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ là việc thống nhất mua phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghệ để tiêu hủy hoặc không sử dụng.Thỏa thuận hạn chế đầu tư là việc thống nhất không đưa thêm vốn để mở rộng sản xuất, cải tiến chất lượng hàng hoá, dịch vụ hoặc để nghiên cứu phát triển khác. Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật – công nghệ, hạn chế đầu tư hàm chứa trong nó khả năng kìm hãm sự phát triển khoa học – kỹ thuật hoặc kìm hàm mức độ đầu tư trên thị trường. Việc các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận thống nhất mua các giá trị kỹ thuật – công nghệ mới được phát minh để tiêu hủy hoặc không sử dụng đã làm cho thị trường không có cơ hội thụ hưởng những thành quả sáng tạo của con người, làm cho khoa học, công nghệ và kỹ thuật khó có thể phát triển những bước tiếp theo, loại trừ khả năng cạnh tranh giữa họ về công nghệ, kỹ thuật. Ngoài ra, việc hạn chế mức độ đầu tư làm giảm đi khả năng phát triển trên thị trường liên quan, kìm hãm khả năng cạnh tranh và mở rộng quy mô kinh doanh từ thoả thuận có tính chiến lược kìm hãm của các doanh nghiệp.
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật cạnh tranh, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại. Trân trọng cảm ơn!