1. Khi nào doanh nghiệp được xác định là có vị trí độc quyền?
Căn cứ Điều 25 Luật cạnh tranh 2018 quy định :
“Điều 25. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền
Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.”.
Như vậy, khi chỉ tồn tại chỉ duy nhất một doanh nghiệp kinh doanh trên một thị trường hàng hóa, dịch vụ nhất định thì doanh nghiệp đó có vị trí độc quyền. Vị trí độc quyền này có thể là do không có doanh nghiệp khác muốn tham gia thị trường hoặc do doanh nghiệp này sử dụng những cách thức để mua bản quyền duy nhất trên thị trường đó.
Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền là những hành vi của doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện nhằm củng cố vị trí độc quyền bằng cách loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường; ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác không cho gia nhập thị trường, phát triển kinh doanh hoặc nhằm thu lợi nhuận độc quyền bằng cách bóc lột khách hàng.
=> Độc quyền là thuật ngữ để chỉ doanh nghiệp nào đó duy nhất tồn tại trên thị trường mà không có đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp độc quyền có thể độc quyền nguồn cung (độc quyền bán) hoặc độc quyền cầu (độc quyền mua) trên thị trường.
Vị trí độc quyền đem lại cho doanh nghiệp quyền lực thị trường và khả năng chi phối các quan hệ trên thị trường. Quyền lực thị trường ở đây chính là lợi thế về cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác: Nguồn nhiên liệu, giá cả, số lượng sản phẩm đáp ứng cho người tiêu dùng, khả năng tài chính, thói quen tiêu dùng của khách hàng…Đối với khách hàng, quyền lựa chọn của khách hàng đã bị hạn chế, nhu cầu của khách hàng bị lệ thuộc vào khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có cơ hội bóc lột bằng cách đặt ra những điều kiện giao dịch không công bằng.
Về bản chất, lạm dụng vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh là việc các doanh nghiệp đã khai thác lợi thế mà quyền lực thị trường đem lại trong quan hệ với khách hàng để áp đặt những điều kiện giao dịch bất lợi cho khách hàng như áp đặt giá cao, áp đặt giá mua thấp, áp đặt các điều kiện mua bán bất hợp lý…Do đó, cạnh tranh đã không có cơ hội phát huy tác dụng đối với thị trường nói chung và đối với khách hàng, đối với người tiêu dùng nói riêng. Trong quan hệ cạnh tranh đối với đối thủ, các doanh nghiệp đã sử dụng lợi thế mà quyền lực thị trường đem lại để thực hiện các chiến lược cạnh tranh tiềm năng. Trong những trường hợp này, doanh nghiệp đã làm giảm, làm cản trở sự phát triển tình trạng cạnh tranh trên thị trường. Dưới góc độ kinh tế, các doanh nghiệp thực hiện hành vi khai thác sự yếu thế của khách hàng; của các đối thủ để củng cố, duy trì vị trí hiện tại trên thị trường. Dưới góc độ pháp lý, khi thực hiện hành vi lạm dụng, các doanh nghiệp đã vi phạm nghĩa vụ đặc thù của doanh nghiệp có vị trí độc quyền “không được làm giảm mức độ cạnh tranh hiện có trên thị trường”.
Việc thực hiện hành vi lạm dụng vị trí độc quyền có thể gây ra những thiệt hại cho một số đối tượng cụ thể, song nghiêm trọng hơn là làm suy giảm, cản trở tình trạng cạnh tranh của thị trường.
2. Những hành vi nào được xem là lạm dụng vị trí độc quyền
Theo Khoản 2 Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2019) thì các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm bao gồm:
– Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
– Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
– Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
– Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
– Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
– Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng;
– Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;
– Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.
=> Kết luận:
– Thứ nhất là hành vi áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng.
Hành vi phải được thực hiện trong các giao dịch giữa doanh nghiệp độc quyền với khách hàng. Trong đó, nội dung của hành vi là áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng.
– Thứ hai là hành vi lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng.
Hành vi này phải là hành vi đơn phương của doanh nghiệp độc quyền về việc thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã ký kết.
Luật cạnh tranh không quy định việc đơn phương thay đổi hợp đồng là thay đổi nội dung hay chủ thể của hợp đồng đó, nên khi có bất kỳ sự thay đổi nào trong hai trường hợp nói trên do ý trí của doanh nghiệp độc quyền đều có thể kết luận là vi phạm. Trong pháp luật về hợp đồng vấn đề thay đổi chủ thể rất ít khi xảy ra.
Huỷ bỏ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hoặc một phần nghĩa vụ hợp đồng. Trường hợp bãi bỏ một phần hợp đồng thì phần còn lại của hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
Ngoài hai hành vi trên, lạm dụng vị trí độc quyền còn bao gồm cả 06 hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nhưng do doanh nghiệp độc quyền thực hiện, bao gồm:
«1. Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
2. Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;
3. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng;
4. Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh;
5. Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
6. Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới ».
3. Hậu quả pháp lý nào đặt ra khi doanh nghiệp có hành vi lạm dụng vị trí độc quyền?
Luật cạnh tranh sử dụng phương pháp cấm tuyệt đối để xử lý hành vi lạm dụng vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh. Theo đó các hành vi lạm dụng bị cấm tuyệt đối trong mọi trường hợp và không áp dụng biện pháp miễn trừ. Luật cạnh tranh áp dụng biện pháp xử phạt hành chính đối với các doanh nghiệp thực hiện hành vi lạm dụng vị trí độc quyền. Theo đó, hành vi lạm dụng vị trí độc quyền của doanh nghiệp có vị trí độc quyền của doanh nghiệp có vị trí độc quyền sẽ bị phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm.
Bên cạnh hình thức phạt tiền, doanh nghiệp thực hiện hành vi lạm dụng vị trí độc quyền có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả.
4. Các biện pháp kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí độc quyền
– Các biện pháp hành chính – kinh tế như: Kiểm soát quá trình thành lập, sáp nhập, chia tách các doanh nghiệp ;
– Kiểm soát hoạt động và xu thế tăng trưởng của các doanh nghiệp thông qua chính sách thuế;
– Quy định về yêu cầu bảo vệ môi trường, an toàn lao động, chính sách phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ;
– Kiểm soát giá cả hàng hoá, dịch vụ độc quyền, các doanh nghiệp phải công khai hoá phương pháp xác định giá cả hàng hoá, dịch vụ của mình để Nhà nước phê duyệt, có nhiều loai hàng hoá, dịch vụ Nhà nước còn trực tiếp ấn định ‘‘mức giá trần’’, hay giá cả của một số loại hàng hoá, dịch vụ vào một thời điểm nhất định. Ví dụ như xăng dầu.
– Quốc hữu hoá các doanh nghiệp độc quyền, áp đặt sở hữu Nhà nước đối với các doanh nghiệp độc quyền ở một số lĩnh vực trong nền kinh tế, đặc biệt ở lĩnh vực liên quan đến quốc kế dân sinh và lợi ích của đại bộ phận dân chúng ;
– Biện pháp ban hành pháp luật chống cạnh tranh và kiểm soát thống lĩnh và độc quyền.
5. Thoả thuận chống lại cạnh tranh và hành vi tập trung kinh tế có nguy cơ dẫn đến độc quyền
5.1 Các thoả thuận chống lại cạnh tranh (hành vi hạn chế, ngăn cản cạnh tranh)
Thoả thuận nhằm chống lại cạnh tranh được hiểu là thoả thuận giữa những người sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ với nhau hoặc giữa người sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ với các bên có liên quan nhằm ngăn cản, hạn chế cạnh tranh trên thị trường. Các thoả thuận này có thể theo chiều dọc (ví dụ: giữa nhà sản xuất với các nhà buôn bán lẻ), hoặc cũng có thể theo chiều ngang (ví dụ: giữa các nhà sản xuất với nhau hoặc giữa các nhà bán lẻ với nhau để hạn chế sản lượng, nâng giá độc quyền….).
Các hành vi bị cấm gồm có:
Theo pháp luật về cạnh tranh, các thoả thuận bị cấm là các thoả thuận có mục đích thực hiện độc quyền, chiếm vị trí ưu thế nổi trội trên thị trường, ngăn cản, hạn chế hoặc làm sai lệch quy luật cạnh tranh, nhất là trong các hành vi thoả thuận nhằm mục đích sau:
– Hạn chế các doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc tự do tham gia cạnh tranh;
– Cản trở việc hình thành giá trên thị trường thông qua việc hạn chế số lượng hàng hoá, dịch vụ, can thiệp để làm tăng hoặc giảm giá.
– Hạn chế hoặc kiểm soát mức sản xuất, đầu ra của sản phẩm dịch vụ, mức đầu tư hoặc mức độ cải tiến kỹ thuật;
– Phân chia thị trường hoặc nguồn cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ;
– Lập ra những điều kiện để một bên có thể thắng thầu trong đấu thầu;
– Giảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ xuống thấp hơn chất lượng thực sản xuất trước đó bằng cách bán hàng này ở mức giá cũ hoặc mức giá cao hơn…
Các hành vi này được coi là thoả thuận chống lại cạnh tranh phải có hai điều kiện sau:
Thứ nhất, về mục đích, hậu quả đối với cạnh tranh: các hành vi này phải có mục đích ngăn cản, hạn chế cạnh tranh hoặc có hậu quả làm sai lệch quy luật cạnh tranh trên thị trường.
Thứ hai, sự thông đồng thoả thuận này phải là sự thể hiện ý chí chung của các bên trong thoả thuận. ý chí này có thể được thể hiện ra bên ngoài hoặc hiểu ngầm với nhau: hình thức thoả thuận không quan trọng.
Các trường hợp ngoại lệ gồm:
Không phải mọi thoả thuận đều có hại, mà có những thoả thuận tuy có hạn chế tự do cạnh tranh nhưng lại có lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ kỹ thuật, có lợi cho người tiêu dùng,.. Do đó, cần phải xem xét bảo vệ các thoả thuận này. Hơn nữa, để bảo đảm thực hiện chủ chương của Nhà nước ta trong việc “Xây dựng một số tập đoàn doanh nghiệp lớn đi đầu trong cạnh tranh và hiện đại hoá, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi chúng ta tiến hành phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.” Việc quy định những trường hợp ngoại lệ đối với các thoả thuận có lợi cho nền kinh tế quốc dân, cho người tiêu dùng và cho các doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
Các điều kiện để xem dịch vụ trong thời gian dài không nhằm mục đích ngăn cản, hạn chế cạnh tranh hoặc có hậu quả làm sai lệch quy luật cạnh tranh trên thị trường;
– Bảo đảm xuất khẩu hoặc xúc tiến xuất khẩu. Để được cơ quan nhà nước cho phép tiến hành các thoả thuận trên, các bên liên quan nghiệp… được cho phép. Thậm chí hành vi này còn được khuyến khích bởi các chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc thành lập các tập đoàn kinh doanh lớn nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh quốc tế, củng cố cơ cấu ngành, đặc biệt là các ngành công nghiệp như dầu khí, than, đường sắt, cơ khí, luyện kim, hoá xét cho phép các thoả thuận này là: hiệu quả thúc đẩy tiến bộ kinh tế,
Mục đích của việc kiểm soát hành vi tập trung kinh tế không phải là để ngăn cấm hành vi này, cũng không phải để khuyến khích nó, mà là để nhằm ngăn chặn hậu quả làm ảnh hưởng đến tình hình cạnh tranh do hành vi tập trung kinh tế có nguy cơ gây ra cho thị trường, bảo vệ và khuyến khích cạnh chất, vật liệu xây dựng . . . Tuy nhiên, dưới góc độ của mang lại cho người sử dụng một phần lợi ích hợp lý, và không tạo cho các doanh nghiệp có liên quan loại bỏ cạnh tranh đối với phần lớn thị trường sản phẩm, đặc biệt là:
– Hợp lý hoá ngành, thúc đẩy việc cơ cấu hoá ngành;
– Đẩy mạnh sự phát triển nghiên cứu và công nghệ;
– Vượt qua suy thái về kinh tế;
– Củng cố sức cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ;
– Cùng nghiên cứu phát triển hàng hoá hoặc thị trường nhằm nâng cao kỹ thuật, cải tiến chất lượng, giảm chi phí và tăng hiệu quả, tạo ra những lợi ích từ việc hạ giá hàng hoá, phải chứng minh được rằng các thoả thuận đó trực tiếp đem lại những kết quả tích cực cho tiến bộ phát triển kinh tế mà không tạo ra khả năng để các doanh nghiệp liên quan loại bỏ cạnh tranh đối với phần lớn thị trường sản phẩm, dịch vụ liên quan, và các thoả thuận này phải là giải pháp cuối cùng mà không còn biện pháp nào khác để đạt đến tiến bộ kinh tế đó.
5.2 Hành vi tập trung kinh tế có nguy cơ dẫn đến độc quyền
Theo Bộ luật dân sự và Luật doanh nghiệp, hành vi tập trung kinh tế thông qua hình thức sáp nhập, hợp nhất, mua bán, cho thuê doanh pháp luật về cạnh tranh, hành vi này lại có thể dẫn đến vị trí ưu thế làm ngăn cản, hạn chế cạnh tranh trên thị trường. Do đó, pháp luật cạnh tranh cần phải có các quy định nhằm kiểm soát hành vi này dưới góc độ cạnh tranh. Mục đích của việc kiểm soát hành vi tập trung kinh tế không phải là để ngăn cấm hành vi này, cũng không phải để khuyến khích nó, mà là để nhằm ngăn chặn hậu quả làm ảnh hưởng đến tình hình cạnh tranh do hành vi tập trung kinh tế có nguy cơ gây ra cho thị trường, bảo vệ và khuyến khích cạnh tranh. Pháp luật về cạnh tranh không kiểm soát mọi hành vi tập trung kinh tế mà chỉ kiểm soát những hành vi có nguy cơ dẫn đến độc quyền, có hậu quả làm hạn chế, ảnh hưởng đến tình hình cạnh tranh trên thị trường. Hậu quả của hành vi tập trung kinh tế đối với cạnh tranh thể hiện ở chỗ nó có khả năng ảnh hưởng tới cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là trong trường hợp đó. Quyết định này có thể bị kháng cáo. Ngược lại, nếu hành vi tập trung kinh tế không có khả năng gây ra hậu quả đối với cạnh tranh thì cơ quan có thẩm quyền có thể cho phép thực hiện hành vi tập trung kinh tế đó, đặc biệt trong trường hợp việc tập trung kinh tế đem lại lơi ích cho nền kinh tế, người tiêu dùng và các doanh nghiệp định của pháp luật về kiểm soát độc quyền đối với những hành vi này bởi cơ quan có thẩm quyền.
Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật LVN Group tư vấn hành vi lạm dụng vị trí độc quyền dưới góc độ Luật cạnh tranh. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!