Luật sư tư vấn:

1. Khách hàng ngân hàng là gì?

Khách hàng là thành phần có vị trí hết sức quan trọng trong việc quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng bởi khách hàng vừa tham gia trực tiếp vào quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, vừa trực tiếp sử dụng, hưởng thụ sản phẩm dịch vụ. Vì vậy, nhu cầu, mong muốn và cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng sẽ là yếu tố quyết định cả về số lượng, kết cấu, chất lượng sản phẩm dịch vụ và kết quả hoạt động của ngân hàng

Đối với các hoạt động kinh tế dù ở tầm vi mô hay vĩ mô, khách hàng luôn đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của chủ thể tham gia kinh tế. Mọi hoạt động kinh doanh đều hướng tới mục tiêu chung đó là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và thông qua đó mang lại lợi nhuận tối đa cho bản thân.

Khách hàng của các tổ chức tín dụng nói chung, ngân hàng nói riêng tham gia 4 nhóm giao dịch chính là: giao dịch tiền gửi, giao dịch tiền vay, giao dịch thanh toán và các dịch vụ khác.

Trước năm 2017, pháp luật thừa nhận 3 loại chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự gồm: cá nhân; pháp nhân; hộ gia đình, tổ hợp tác và các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân

Từ nám 2017 trở đi, thì chủ thể quan hệ dân sự chỉ còn cá nhân và pháp nhân. Theo đó, các tổ chức không có tư cách pháp nhân như doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác và các tổ chức khác không còn được phép giao dịch với tư cách của chính nó nữa, mà phải giao dịch với tư cách của một hoặc nhiều cá nhân là thành viên tổ chức.

Việc xác định lại chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự nói chung, quan hệ hợp đồng nói riêng như trên là hoàn toàn chính xác và cần thiết.

 

2. Khách hàng cá nhân

Khách hàng cá nhân giao dịch với ngân hàng thông thường là những người đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự).

Bộ luật Dân sự quy định về giao dịch của các đối tượng bị mất, bị hạn chế năng lực hành vi hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi như sau: Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Giao dịch của người bị hạn chê năng lực hành vi dân sự theo tuyên bô” của Tòa án phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác. Giao dịch của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì có thể phải có sự tham gia của người giám hộ theo quyết định của Tòa án.

Pháp luật ngân hàng quy định về giao dịch tài khoản thanh toán, gửi tiền tiết kiệm và gửi tiền có kỳ hạn với người mất hoặc hạn chế năng lực hành vi như sau:

Thứ nhất, cá nhân là người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, mở tài khoản thanh toán, thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn thông qua người đại diện theo pháp luật;

Thứ hai, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mở tài khoản thanh toán, thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn thông qua người giám hộ;

Thứ ba, việc sử dụng tài khoản thanh toán của cá nhân là người hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được thực hiện thông qua người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật.

Tuy nhiên, ngân hàng không thể tự quyết định được ai là người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự (trừ căn cứ vào độ tuổi), mà chỉ có thể căn cứ vào phán quyết của Tòa án. Vì vậy, khi có sự nghi ngờ về năng lực hành vi, thì cần hết sức thận trọng để tránh giao dịch bị vô hiệu.

Pháp luật ngân hàng không quy định về việc người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi được vay vốn, được mỗ và sử dụng thẻ ngân hàng, kể cả thẻ chính và thẻ phụ.

Khi giao dịch với ngân hàng, nếu là cá nhân thì do cá nhân quyết định việc giao dịch, nếu là một nhóm cá nhân thì phải được tất cả các thành viên trong nhóm quyết định.

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cũng đã quy định: trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng là người đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó. Tuy nhiên, quy định này chỉ có hiệu lực đối với “tài khoản ngân hàng” chứ không phải với tất cả các “tổ chức tín dụng” và chỉ đối với trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng, chứ không phải là tài sản do một người vợ hoặc chồng đứng tên, vì có thể là tài chung hoặc riêng của người khác.

Đối với người khiếm thị (nếu không phải là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) vẫn có thể giao dịch với ngân hàng, nhưng cần phải có các biện pháp cần thiết để bảo đảm sự chính xác, an toàn. Việc giao dịch với người khiếm thị có thể áp dụng quy định của pháp luật kế toán như sau: Trưòng hợp người khiếm thị là người bị mù hoàn toàn thì khi ký chứng từ kế toán phải có người sáng mắt được phân công của đơn vị phát sinh chứng từ chứng kiến. Đốì với người khiếm thị không bị mù hoàn toàn thì thực hiện ký chứng từ kế toán như quy định chung.

Đối với giao dịch gửi tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền là người không viết được, người không đọc được, người không nhìn được, tùy theo mô hình quản lý, đặc điểm, điều kiện kinh doanh của tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng hướng dẫn thủ tục gửi tiền gửi tiết kiệm phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan, bảo đảm việc nhận tiền gửi tiết kiệm chính xác, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng .

 

3. Khách hàng chưa thành niên

Người chưa thành niên vẫn có thể tham gia một số giao dịch nhất định với ngân hàng.

Bộ luật Dân sự quy định về việc giao dịch với người chưa thành niên, tức là chưa đủ 18 tuổi như sau:

Thứ nhất, người chưa đủ 6 tuổi thì giao dịch do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện;

Thứ hai, ngưòi từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi;

Thứ ba, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Như vậy, nếu chỉ xét về độ tuổi thì chỉ người chưa đủ 6 tuổi không được giao dịch nói chung và giao dịch với ngân hàng nói riêng. Còn người từ đủ 6 tuổi cho đến chưa đủ 18 tuổi thì giao dịch phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.

Pháp luật ngân hàng quy định: khách hàng cá nhân vay vốn với độ tuổi từ đủ 15 tuổi trở lên không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật (Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN)

Pháp luật ngân hàng quy định về việc giao dịch gửi tiền tiết kiệm và gửi tiền có kỳ hạn đối với người chưa thành niên như sau: (Điều 3 Thông tư 48/2018/TT-NHNN)

Thứ nhất, người chưa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm và thực hiện việc gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn thông qua người đại diện theo pháp luật;

Thứ hai, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;

Thứ ba, giấy tờ xác minh thông tin của khách hàng gửi tiền là Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực hoặc Giấy khai sinh của cá nhân chưa đủ 14 tuổi.

Như vậy, người dưới 18 tuổi, gồm cả dưới 15 tuổi và dưới 6 tuổi vẫn được phép đứng tên giao dịch gửi tiền tiết kiệm và thông qua người đại diện để thực hiện các giao dịch tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn.

Pháp luật ngân hàng quy định về việc giao dịch tài khoản ngân hàng đối với người chưa thành niên như sau:

Thứ nhất, người chưa đủ 15 tuổi và được mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật.

Việc sử dụng tài khoản thanh toán của người chưa đủ 15 tuổi, phải được thực hiện thông qua ngưòi giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật. Ngưòi giám hộ, người đại diện theo pháp luật thực hiện các giao dịch thanh toán thông qua tài khoản thanh toán của người được giám hộ hoặc người mà mình làm đại diện theo quy định của pháp luật dân sự về giám hộ và đại diện;

Thứ hai, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được quyền mở tài khoản thanh toán;

Thứ ba, giấy tờ xác minh thông tin khách hàng là Thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi), thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh (đối với cá nhân là người nước ngoài) của chủ tài khoản.

Pháp luật ngân hàng quy định về việc giao dịch thẻ ngân hàng đối với người chưa thành niên như sau:

Thứ nhất, ngưòi từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được ngưòi đại diện theo pháp luật của ngưòi đó đồng ý bằng văn bản về việc sử dụng thẻ được là chủ thẻ phụ (được chỉ định cụ thể của chủ thẻ chính), được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ trả trước;

Thứ hai, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được người đại diện theo pháp luật của người đó đồng ý bằng văn bản về việc sử dụng thẻ được là chủ thẻ phụ (được chỉ định cụ thể của chủ thẻ chính), được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước;

Thứ ba, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được là chủ thẻ chính, được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.

Như vậy, có thể hiểu là, tên của những người chưa đủ 18 tuổi vẫn được ghi nhận trên thẻ tiết kiệm, hợp đồng gửi tiền, tài khoản ngân hàng, thẻ ngân hàng.

Đôì với các giao dịch khác của người chưa thành niên, như cầm cố tiền gửi, thế chấp tài sản hay định đoạt tài sản, bán tài sản thế chấp thuộc sở hữu riêng để trả nợ ngân hàng, thì cha mẹ hoặc người giám hộ khác là người thực hiện giao dịch hoặc là phải có sự đồng ý bằng văn bản.

 

4. Khách hàng pháp nhân của ngân hàng

Khách hàng giao dịch với tổ chức tín dụng không là cá nhân thì phải là pháp nhân. Các tổ chức không có tư cách pháp nhân thì giao dịch với tư cách của một hoặc tất cả các thành viên là cá nhân.

Theo quy định của pháp luật thì tất cả các tổ chức kinh tế là công ty, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã đều là pháp nhân.

Đối với các tổ chức khác, sẽ là pháp nhân nếu đủ 4 điều kiện là: được thành lập hợp pháp; có cơ quan điều hành; có tài sản độc lập vổi cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Tuy nhiên, không dễ dàng trong việc xác định tổ chức có hay không tư cách pháp nhân, mà thường phải căn cứ vào các quy định cụ thể của pháp luật chỉ rõ các tổ chức đó có hay không có tư cách pháp nhân. Chẳng hạn, pháp luật quy định các tổ chức sau đây có tư cách pháp nhân: cục, tổng cục thuộc bộ; đoàn Luật sư của LVN Group; trung tâm trọng tài thương mại; trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; trường đại học, viện nghiên cứu là đơn vị thành viên của đại học. Hoặc là hướng dẫn của các tổ chức chính trị – xã hội như “công đoàn cơ sở thành viên”.

Còn các tổ chức sau đây không có tư cách pháp nhân: phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học, vụ thuộc bộ. Nhìn chung, các đơn vị phụ thuộc có tên gọi là chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tương đương như chi bộ, chi đoàn, chi đội, chi hội, v.v. đều không có tư cách pháp nhân. Ngoại lệ đặc biệt như Chi cục bảo vệ môi trường có tư cách pháp nhân.

Khi giao dịch với pháp nhân thì cần phải xác định đúng người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của pháp nhân để tránh rủi ro về thẩm quyền đại diện.

Khi ký hợp đồng và giao dịch tiền gửi, tiền vay, thanh toán, dịch vụ, thế chấp, v.v. với các tổ chức không phải là pháp nhân thì cần xác định những vấn đề sau:

Thứ nhất, khi giao dịch với doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác và các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thì phải giao dịch với chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc tất cả các thành viên đủ tư cách giao dịch của hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác.

Trường hợp giao dịch với thành viên không có quyền đại diện, vượt quá phạm vi đại diện thì không có giá trị pháp lý.

Thứ hai, khi giao dịch với hộ gia đình sử dụng đất (giao dịch thế chấp, chuyển nhượng, tặng cho, v.v. quyền sử dụng đất) thì việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai (hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thông, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đỉnh, đang sông chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất);

Thứ ba, khi giao dịch với tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, là tổ chức không có tư cách pháp nhân thì phải xác định thực chất là giao dịch với pháp nhân là công ty mẹ (có thể được gọi tên là tập đoàn, tổng công ty);

Thứ tư, khi giao dịch với chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện và các đơn vị khác phụ thuộc pháp nhân (có thể tên gọi là nhà máy, xí nghiệp, cửa hàng, trung tâm, V.V.), không có tư cách pháp nhân, thực chất là giao dịch với pháp nhân thông qua các đơn vị phụ thuộc đó (không phải là giao dịch với cá nhân).

Trên đây là bài viết phân tích pháp luật về khách hàng ngân hàng của Luật LVN Group.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực tố tụng hình sự về quyền bào chữa, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ Luật sư của LVN Group giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng uôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể. Trân trọng cảm ơn!