Song hành với việc mở rộng giao lưu, hợp tác để phát triển, các quốc gia cũng đặt ra cho mình nhiệm vụ quan ưọng là cần quan tâm tới việc duy trì, củng cố và tăng cường hiệu quả, hiệu lực của các hoạt động Quản lý nhà nước chuyên ngành, trong đó có hoạt động Quản lý nhà nước về hải quan nhằm mục đích bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh của chính quốc gia mình.

Từ điển tiếng Việt đã định nghĩa “hải quan” là “công tác kiểm soát, đánh thuế hàng hoá xuất nhập cảng”. Định nghĩa này về hải quan đã nêu một cách khái quát nội dung công việc của hải quan. Trên thực tế, hải quan là công việc phức tạp bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, cụ thể là:

– Giám sát, kiểm tra đối với việc xuất khẩu, nhập khẩu các hàng hoá, hành lí, bưu phẩm, bưu kiện, các tài sản, đồ vật khác theo quy định của pháp luật; Bên cạnh đó, thông qua việc thu thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoạt động hải quan đã đóng góp một phần không nhỏ vào nguồn thu cho ngân sách của các quốc gia.

– Hải quan được xác định là một trong những công cụ quan trọng góp phần vào việc bảo vệ an ninh chính tri, ttật tự an toàn xã hội của mỗi quốc gia. Vai trò này của hải quan được đặc biệt nhấn mạnh ttong việc phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan nói riêng và vi phạm pháp luật nói chung nhằm đảm bảo an ninh về văn hoá tư tưởng, an toàn về vệ sinh-dịch tễ, bảo vệ sức khỏe của nhân dân, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, ngăn chặn kịp thời những hành vi có nguy cơ đe dọa tới lợi ích, chủ quyền và an ninh của các quốc gia.

– Ngày nay, các quốc gia đang có nhu cầu thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế của quốc gia mình đều đặc biệt quan tâm tới việc cải thiện môi trường đầu tư, trong đó phải kể đến việc thay đổi luật lệ và chính sách về hải quan, xúc tiến việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan. Đây là việc làm cần thiết bởi luật lệ và chính sách hải quan, thủ tục hài quan là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy, hải quan là lĩnh vực hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt đổi với việc cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài đối với mỗi quốc gia.

Do có vai ttò như vậy nên các quốc gia đều đặc biệt quan tâm tới công tác Quản lý nhà nước về hải quan và xác định đây là một trong những nội dung quan trọng của các hoạt động Quản lý nhà nước chuyên ngành. Ở đây, cần phân biệt hoạt động quàn lí nhà nước về hải quan với với bản thân hoạt động hải quan. Neu như hoạt động hải quan được xác định là những hoạt động mang tính chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể do các cơ quan hải quan đảm này nhằm mục đích đảm bảo cho hoạt động hải quan được tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả, đúng pháp luật trên thực tế.

Ở nước ta, do nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động hải quan, ngay từ khi mới giành được độc lập, Hồ Chủ tịch đã kí Sắc lệnh sổ 27/SL ngày 10/9/1945 thành lập “Sở thuế quan và thuế gián thu”, – tiền thân của ngành hải quan Việt Nam sau này. Sau đó, để phù hợp với yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới của Quản lý nhà nước, Sở thuế quan và thuế gián thu được đổi tên thành Nha tổng giám đốc thuế quan và thuế gián thu. Khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, Bộ công thương đã ban hành Nghị định số 136/NĐ ngày 14/12/1954 thành lập Sở hải quan trung ương. Ở giai đoạn này, hoạt động của hải quan đã tập trung vào một số nội dung cơ bản nhằm tạo đỉều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá của nước ta với các nước bè bạn, đặc biệt là nhận hàng viện trợ của các nước anh em dành cho nhân dân Việt Nam để tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ngày 27/2/1960, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 03/CP về “Điều lệ hải quan”. Việc Điều lệ hải quan ra đời đã khẳng định vị trí độc lập của ngành hải quan. Từ chỗ chỉ là bộ phận của ngành thuế, hải quan đã trở thành một ngành có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt. Ngày 26/4/1984 Hội đồng bộ trưởng đã ra Quyết định số 139/HĐBT về việc thành lập Tổng cục hải quan, cơ quan trực thuộc Hội đồng bộ trưởng. Quyết định này đánh dẩu sự ra đời chính thức của một cơ quan riêng biệt chuyên điều hành hoạt động hải quan trong phạm vi cả nước, chứng tỏ sự cần thiết và vai trò quan trọng cùa ngành hải quan ttong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Ngày 24/02/1990, Chủ tịch Hội đồng nhà nước ban hành Lệnh sổ 32/LCT-HĐNN công bố “Pháp lệnh hải quan”. Đây là cơ sở pháp lí quan trọng cho tổ chức và hoạt động của ngành hải quan trong thời kì đổi mới.

quan Quản lý nhà nước về hải quan

Theo quy định của Luật hải quan, bộ máy cơ quan làm công tác Quản lý nhà nước về hải quan bao gồm:

+ Chính phủ

Chính phù thống nhất Quản lý nhà nước về hải quan ttong phạm vi toàn quốc. Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình theo quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan khác.

+ Tổng cục hải quan

Tổng cục hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ tài chính giúp Bộ trưởng Bộ tài chính thực hiện chức năng Quản lý nhà nước.

+ Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới ttong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Chính phủ;

+ Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các chủ trương, biện pháp Quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập. khẩu.

+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật hải quan; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ trong ngành hải quan.

+ Hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về hải quan; hỗ ượ đối tượng nộp thuế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức thực hiện thống kê nhà nước về hải quan.

+ Thực hiện hợp tác quốc tế về hải quan theo phân công, phân cấp của Bộ trường Bộ tài chính và quy định của pháp luật.

+ Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỉ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức

Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)