Vậy pháp luật quy định như thế nào về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam? Điều đó sẽ được làm rõ ở bài viết dưới đây.
1. Cơ sở pháp lý quy định về ngân hàng nhà nước
– Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010
– Nghị định 16/2017/NĐ-CP
– Nghị định 123/2016/NĐ-CP
2. Ngân hàng nhà nước Việt Nam là gì?
Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 quy định, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hôi; thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước
Nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng Nhà nước được quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nghị định 123/2016/NĐ-CP và Nghị định 16/2017/NĐ-CP. Ngân hàng Nhà nước có 27 nhiệm vụ, quyền hạn, trong đó có
+ Hoạt động nhằm ổn định giá trị đồng tiền;
+ Bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thông các tổ chức tín dụng;
+ Bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia;
+ Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội;
+ Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ;
+ Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền;
+ Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng;
+ Kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm về ngân hàng;
+ Quản lý nhà nước về ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.
4. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước được quy định tại Điều 3 Nghị định 16/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:
1. Vụ Chính sách tiền tệ.
2. Vụ Quản lý ngoại hối.
3. Vụ Thanh toán.
4. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế.
5. Vụ Dự báo, thống kê.
6. Vụ Hợp tác quốc tế.
7. Vụ Ổn định tiền tệ – tài chính.
8. Vụ Kiểm toán nội bộ.
9. Vụ Pháp chế.
10. Vụ Tài chính – Kế toán.
11. Vụ Tổ chức cán bộ.
12. Vụ Thi đua – Khen thưởng.
13. Vụ Truyền thông.
14. Văn phòng.
15. Cục Công nghệ thông tin.
16. Cục Phát hành và kho quỹ.
17. Cục Quản trị.
18. Sở Giao dịch.
19. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
20. Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
21. Viện Chiến lược ngân hàng.
22. Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
23. Thời báo Ngân hàng.
24. Tạp chí Ngân hàng.
25. Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng.
26. Học viện Ngân hàng.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này là đơn vị hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương; các đơn vị quy định từ khoản 21 đến khoản 26 Điều này là đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Hợp tác quốc tế có 7 phòng; Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Tài chính – Kế toán, Vụ Dự báo, thống kê, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế có 6 phòng; Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Tổ chức cán bộ có 5 phòng; Vụ Thanh toán, Vụ Pháp chế có 4 phòng; Vụ Ổn định tiền tệ – tài chính có 3 phòng.
Văn phòng có 5 phòng; Cục Phát hành và kho quỹ có 09 phòng và Chi cục tại Thành phố Hồ Chí Minh; Cục Quản trị có 7 phòng và Chi cục tại Thành phố Hồ Chí Minh; Cục Công nghệ thông tin có 7 phòng và Chi cục tại Thành phố Hồ Chí Minh; Sở Giao dịch có 9 phòng.
Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Chi nhánh thành phố Hà Nội có 7 phòng; Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh có 8 phòng; Chi nhánh tỉnh, thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nghệ An, Đắk Lắk có 5 phòng; 56 Chi nhánh tỉnh còn lại có 4 phòng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật, trừ Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Như vậy, ngoài bộ máy điều hành, các vụ, cục và các cơ quan, đơn vị khác ở Trung ương, Ngân hàng Nhà nước còn có các chi nhánh ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đây là cơ quan bộ, ngành duy nhất có các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố. Các chi nhánh là đơn vị trực thuộc và phụ thuộc pháp nhân Ngân hàng Nhà nước, mà không phải là sở hoặc cơ quan thuộc chính quyền địa phương như các bộ, ngành khác.
Các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có từ 4 đến 7 phòng; có chức năng tham mưu, giúp Thông đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương theo ủy quyền của Thống đốc.
Trước năm 1978, ngân hàng cấp huyện được gọi là Chi điếm Ngân hàng Nhà nước. Thậm chí đến tận năm 1986, vẫn còn văn bản sử dụng từ “chi điếm”, như quy định “Tiền bán hàng thu được hàng ngày phải gởi ở chi điếm ngân hàng tại Hội chợ”
Trước năm 1990, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước cấp huyện được xác định theo cơ chế song trùng trực thuộc, vừa là “cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nước”, đồng thời lại vừa là một “ban chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện”
Thời kỳ trước khi thành lập các ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh, do nền kinh tế vận hành theo chế độ kế hoạch hóa tập trung, nên Ngân hàng Nhà nước không những thực hiện vai trò cho vay, mà còn “phải chủ động tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch kinh tế từ cơ sở và từ cấp huyện, qua đó, phát hiện những tiềm năng kinh tế cụ thể, giảm bốt nhu cầu vốn xã hội và góp phần nâng cao chất lượng kế hoạch”. Ngân hàng Nhà nước còn “thường xuyên kiểm soát chi tiêu quỹ tiền lương, tiền thưởng của các tổ chức kinh tế quốc doanh, bảo đảm mức tiền lương chi ra phù hợp với mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh, phù hợp với khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành, bảo đảm quan hệ hợp lý giữa ba mặt lợi ích”
5. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước
Tuy tên gọi là ngân hàng, nhưng Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý nhà nước, không thực hiện chức năng kinh doanh như các ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, để thực hiện chức năng của một Ngân hàng trung ương về quản lý nhà nước về tiền tệ, ngân hàng, ngoại hối và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước được phép thực hiện một số hoạt động tương tự như hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Chẳng hạn, Ngân hàng Nhà nước thực hiện các hoạt động sau:
Thứ nhất, cho tổ chức tín dụng vay ngắn hạn, cho vay đặc biệt để bảo đảm khả năng chi trả tiền gửi và bảo lãnh cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước không cho vay và bảo lãnh cho cá nhân, pháp nhân không phải là tổ chức tín dụng.
Thứ hai, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng.
Thứ ba, mua bán ngoại hối trên thị trường trong nước; mua, bán ngoại hối với ngân sách nhà nước, các tổ chức quốc tế và các nguồn khác; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch ngoại hôì khác.
Thứ tư, tổ chức thực hiện việc xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.
Thứ năm, thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương như tái cấp vốn nhằm mục đích cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng; tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ; tổ chức quản lý, vận hành thị trường nội tệ, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Thứ sáu, cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng.
Thứ bảy, làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước.
Thứ tám, thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vôn của Nhà nước tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, doanh nghiệp có vốn nhà nước. Sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước.
Thông qua các hoạt động trên và các hoạt động khác, Ngân hàng Nhà nước có các khoản thu sau đây: thu về nghiệp vụ tiền gửi, cấp tín dụng và đầu tư gồm thu lãi cho vay, thu lãi tiền gửi, thu về đầu tư chứng khoán, thu khác về hoạt động tín dụng; thu về nghiệp vụ thị trưòng mở; thu về nghiệp vụ mua, bán và giao dịch ngoại hối (ngoại tệ và vàng); thu về dịch vụ thanh toán, thông tin và ngân quỹ; thu lợi tức từ vốn góp vào doanh nghiệp đặc thù và các khoản thu khác.
Trong các khoản chi của Ngân hàng Nhà nước, có khoản chi gần giông với doanh nghiệp nhà nước là chi khen thưởng, phúc lợi định kỳ và đột xuất cho cán bộ, công chức và nhân viên của Ngân hàng Nhà nước, với mức chi bằng tổng quỹ lương thực hiện trong năm; chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân của các ngành có đóng góp xuất sắc cho hoạt động của Ngân hàng, với mức chi tối đa bằng 1 tháng lương bình quân thực hiện trong năm.
Kết quả hoạt động của Ngân hàng Nhà nước gọi là “chênh lệch thu chi”, mà không gọi là lợi nhuận. Pháp luật đã từng quy định “lợi nhuận là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu phải thu trừ đi tổng các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ”. Tuy nhiên, chỉ có doanh nghiệp được gọi là “lợi nhuận” còn của hợp tác xã thì được gọi là “thu nhập” và của Ngân hàng Nhà nước thì được gọi là “chênh lệch thu chi”.
Ngân hàng Nhà nước được trích từ kết quả tài chính hằng nám để lập các quỹ sau đây: Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia (bằng 20% chênh lệch thu, chi hằng năm); Quỹ dự phòng tài chính (bằng 10% chênh lệch thu, chi hằng nám) và Quỹ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; đóng góp vào các tổ chức quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là đại diện cho Chính phủ Việt Nam; số còn lại nộp vào ngân sách nhà nước.
Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia có số dư thực có không quá 01 lần mức vôn pháp định của Ngân hàng Nhà nước và do Thông đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định sử dụng cho các mục đích như cho vay hở trợ tín dụng, thanh toán, bảo hiểm tiền gửi để bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng hay mua cổ phần của ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt.
Quỹ dự phòng tài chính có mức tối đa không quá 25% vôn pháp định của Ngân hàng Nhà nước và được sử dụng để bù đắp phần còn lại những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình hoạt động và bù đắp khoản chênh lệch chi lớn hơn thu do ảnh hưởng từ hoạt động điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.
Ngân hàng Nhà nước không phải nộp các loại thuế đôì với hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!