1. Báo giảm bảo hiểm y tế

1.1 Quy trình cập nhật và tra cứu thông tin thẻ BHYT

Đối  với đơn vị sử dụng lao động cùng tham gia BHXH, BHYT. Khi có phát sinh tăng, giảm người tham gia BHYT, đơn vị phải kịp thời lập danh sách tăng, giảm gửi cho cơ quan BHXH theo mẫu quy định tại Quyết định 595/QĐ – BHXH Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết tháng đó.

1.2 Mức đóng bảo hiểm y tế

 

 Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:

– Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

– Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3;

– Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

– Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

– Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền trợ cấp thất nghiệp và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

– Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng đối với người hưởng lương, tối đa bằng 6% mức lương cơ sở đối với người hưởng sinh hoạt phí và do ngân sách nhà nước đóng;

– Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 3 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do ngân sách nhà nước đóng;

– Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm n khoản 3 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng;

– Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng;

– Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do đối tượng đóng theo hộ gia đình.

2. Thủ tục báo giảm người lao động tham gia bảo hiểm y tế

Theo quy định tại phiếu giao nhận Hồ sơ: 103/…/THU, cần những giấy tờ sau:

– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS,01 bản);

– Thẻ y tế còn giá trị sử dụng.

3. Người lao động bị dương tính với covid 19 tự cách ly ở nhà có được hưởng chế độ ốm đau không ?

Câu hỏi: Chào công ty Luật LVN Group, em hiện đang làm ở huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh vào đầu tháng 11 em bị phát hiện có dương tính với covid là f0 phải tự cách ly ở nhà 14 ngày. Vậy em có được hưởng chế độ ốm đau trong 14 ngày nghỉ ở nhà không ạ, em có làm hồ sơ lên bên phía công ty nhưng công ty em bảo do em không có giấy ra viện mà chỉ có quyết định tự cách ly tại nhà của trạm xá nên không được hưởng chế độ này. Luật sư cho em hỏi công ty trả lời như vậy có đúng không? Mong Luật sư của LVN Group sớm hồi đáp giúp em!

Trả lời: Chào bạn,cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến công ty Luật LVN Group chúng tôi. Về trường hợp của bạn chúng tôi đã nghiên cứu và phân tích như sau

Nội dung phân tích

Theo quy định Luật BHXH và Thông tư số 56/2017/TT-BYT của Bộ Y tế thì chứng từ để thanh toán các chế độ ốm đau là giấy xuất viện đối với trường hợp điều trị nội trú và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH nếu điều trị ngoại trú.

Trong thời gian giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh cho đến nay cơ quan BHXH đã tiếp nhận các hồ sơ, giấy tờ do các cơ quan có thẩm quyền đã cấp cho NLĐ và làm căn cứ kịp thời giải quyết chế độ chính sách theo tinh thần của Công văn 2321 ngày 3.8.2021 của BHXH Việt Nam gửi Bộ Y tế về hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ BHXH đối với NLĐ điều trị COVID-19.

Tuy nhiên, đến ngày 19.11.2021, Bộ Y tế có Công văn trả lời số 1492/KCB-PHCN&GĐ về việc cấp hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ BHXH đối với NLĐ. Theo công văn này, đối với các hồ sơ, giấy tờ không theo mẫu quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT do các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cấp cho NLĐ thì hướng dẫn NLĐ hoàn thiện hồ sơ và xem xét, giải quyết chế độ BHXH theo đúng các quy định của pháp luật.

Theo công văn số 1492/KCB-PHCN&GĐ trả lời về trường hợp này như sau:

Để đảm bảo quyền lợi của người lao động và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – Bộ Y tế đề nghị Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Các bệnh viện trường Đại học; Giám đốc các Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành chỉ đạo các cơ sở khám bệnh (bao gồm cả Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19) triển khai thực hiện các nội dung sau:

1. Việc cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thực hiện theo đúng quy định tại chương IV, các mẫu quy định tại phụ lục của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/ 12 /2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Một lần khám, người bệnh được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tối đa là 30 ngày. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.

3. Đối với các hồ sơ, giấy tờ không theo mẫu quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT nêu trên do các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cấp cho người lao động nghỉ ngoại trú quá 30 ngày cho một lần khám bệnh, chữa bệnh và cấp các giấy tờ khác mà BHXH đã tiếp nhận, đề nghị Ban Chính sách xã hội- Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn người lao động hoàn thiện hồ sơ và xem xét, giải quyết chế độ BHXH theo đúng các quy định của pháp luật.

Câu hỏi: Chào Luật sư của LVN Group, tôi có một vướng mắc sau, muốn Luật sư của LVN Group giải đáp như sau, gia đình tôi hiện đang ở Sài Gòn, con tôi bị mắc bệnh tim bẩm sinh năm nay cháu mới có 2 tuổi, tôi muốn con tôi ra bệnh viện nhi trung ương thì con tôi có được thanh toán tiền bảo hiểm y tế bao nhiêu phần trăm ? Cảm ơn Luật sư của LVN Group !

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về công ty Luật LVN Group chúng tôi. Về trường hợp của bạn chúng tôi đã nghiên cứu và phân tích như sau:

Nội dung phân tích:

Theo điều 22 của Luật bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 như sau

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;

b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;

đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.

3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

4. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

6. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.

7. Chính phủ quy định cụ thể mức hưởng đối với việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các địa bàn giáp ranh; các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu và các trường hợp khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này

Như vậy, trong trường hợp gia đình bạn không đi đúng tuyến nơi khám chữa bệnh ban đầu và gia đình bạn không có giấy chuyển tuyến thì đi tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề về Giao dịch độc lập. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./

Bộ phận tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội – Công ty luật LVN Group