Luật sư tư vấn:

1. Tiền gửi là gì?

Khoản 13 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định:Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng bao gồm các hình thức tiền gửi của tổ chức (trừ của tổ chức tín dụng), cá nhân dưối hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu – trái phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

 

2. Pháp luật về an toàn tiền gửi và phòng ngừa rủi ro tiền gửi

2.1 Trách nhiệm của ngân hàng trong việc đảm bảo an toàn tiền gửi

Trách nhiệm bảo đảm an toàn, chính xác tiền gửi cho khách hàng gửi tiền là yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với tổ chức tín dụng nói chung, ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy, Luật Các tổ chức tín dụng đã 54 lần nhắc đến từ “an toàn” và 10 lần từ “chính xác”. Quy định về tiền gửi tiết kiệm cũng nhắc đến 10 lần từ “an toàn” và 5 lần từ “chính xác”.

Quy định của pháp luật về trách nhiệm của ngân hàng trong việc bảo đảm an toàn tiền gửi của khách hàng như sau:

Thứ nhất, việc sai sót, vi phạm của khách hàng thường không phải là nguyên nhân chính dẫn đến việc bị mất tiền. Thẻ tiết kiệm không phải là giấy tờ có giá, nên mất thẻ tiết kiệm không đồng nghĩa với việc dẫn đến rủi ro mất tiền. Vì vậy, các ngân hàng đều quy định, nếu bị mất thẻ tiết kiệm thì hoàn toàn có thể được cấp thẻ khác, thậm chí không được cấp lại thẻ tiết kiệm vẫn có thể rút được tiền. Như vậy, về nguyên tắc, người gửi tiền không phải “chịu trách nhiệm về những thiệt hại do không khai báo kịp thời việc mất thẻ tiết kiệm” như pháp luật đã từng quy định không hợp lý trước năm 2019

Thứ hai, ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ với những yêu cầu, đòi hỏi rất cao về sự tuân thủ; nguyên tắc chặt chẽ, quy trình đầy đủ, công nghệ hiện đại, nhân viên chuyên nghiệp, nhằm bảo đảm chính xác, an toàn tiền gửi của khách hàng.

Vì vậy, khách hàng có thể mắc phải những sơ suất, thậm chí là nhầm lẫn, sai trái, nhưng nhân viên ngân hàng thì phải nắm vững nguyên tắc và làm đúng quy định, không được phép sai sót dẫn đến mất an toàn tiền gửi;

Thứ ba, ngân hàng có trách nhiệm quy định về từng hình thức, địa điểm chi trả tiền gửi tiết kiệm đều phải bảo đảm chính xác, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động.

Theo quy định của pháp luật, để rút được tiền gửi tiết kiệm từ ngân hàng thì đòi hỏi 4 yếu tố bắt buộc phải bảo đảm sự khớp đúng là: thẻ tiết kiệm, chứng minh nhân dân (căn cước công dân hoặc hộ chiếu), chữ ký rút tiền và sự hiện diện của người gửi tiền. Nếu chủ thẻ tiết kiệm ủy quyền cho người khác thì phải có hợp đồng ủy quyền hợp pháp, chứng minh nhân dân, chữ ký rút tiền và sự hiện diện của người rút tiền được ủy quyền. Như vậy, nếu làm đúng, thì ngân hàng không thể trả tiền cho người khác dù họ có thẻ tiết kiệm, chứng minh nhân dân, thậm chí cả giấy tờ rút tiền có chữ ký của người gửi tiền;

Thứ tư, ngân hàng là một pháp nhân phải chịu hoàn toàn trách nhiệm dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện cũng tương tự như trong lĩnh vực hành chính, Nhà nước phải bồi thường khi cán bộ, công chức làm sai, sau đó mổi xử lý trách nhiệm của cá nhân. Hành động của một người đảm nhiệm một công việc nhất định trong pháp nhân chính là hành động của pháp nhân. Khi nhân viên ngân hàng gây thiệt hại thì trước hết pháp nhân phải chịu trách nhiệm.

Do đó, bất kỳ trường hợp nào có lỗi của nhân viên dẫn đến mất tiền gửi, thì ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho khách hàng theo quy định: pháp nhân phải chịu hoàn toàn trách nhiệm dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện.

Khách hàng tin tưởng khi giao dịch với ngân hàng, thì cũng đồng nghĩa với việc tin vào những nhân viên thay mặt cho ngân hàng. Do đó, về nguyên tắc, việc mất tiền gửi của khách hàng do lỗi của nhân viền ngân hàng, đặc biệt khi họ là tội phạm, thì ngân hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm;

Thứ năm, tiền khách hàng đã gửi vào ngân hàng về bản chất là cho ngân hàng vay, đã thuộc sỏ hữu của ngân hàng theo quy định “bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó”. Kể cả trường hợp số tiền bị phong toả trong tài khoản tại ngân hàng thì vẫn được tính vào số vôh huy động chung để tính vào các giới hạn an toàn vốn.

Do vậy, mọi trường hợp mất tiền trong ngân hàng, kể cả do tội phạm thực hiện, về bản chất là chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của ngân hàng, chứ không phải của khách hàng. Khách hàng chỉ là người liên quan đến vụ việc. Tội phạm chiếm đoạt bằng các thủ đoạn gian lận, trộm cắp, lừa đảo hay tham ô tiền của ngân hàng thì cũng đều phải chịu trách nhiệm trực tiếp với ngân hàng.

Điển hình là vụ một Phó giám đốc Chi nhánh Hồ Chí Minh, Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã chiếm đoạt 245 tỷ đồng tiền gửi của khách hàng. Năm 2019, Bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phô’ Hồ Chí Minh đã quyết định: Eximbank phải có trách nhiệm thanh toán cho khách hàng 245 tỷ đồng tiền gốc, 115 tỷ đồng tiền lãi, trong đó có 16 tỷ đồng tiền lãi quá hạn.

Tuy nhiên, trước đó vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đã làm xôn xao dư luận vì Tòa án lại tuyên nhân viên ngân hàng phải bồi thường cho khách hàng.

 

2.2. Pháp luật về phòng ngừa rủi ro tiền gửi

Pháp luật chỉ quy định tương đối chung chung về việc xử lý rủi ro trong giao dịch tiền gửi, đó là: tổ chức tín dụng hướng dẫn việc xử lý đối với trưòng hợp nhàu nát, rách, mất Thẻ tiết kiệm hoặc hợp đồng tiền gửi và các trường hợp rủi ro khác đốì với tiền gửi phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan, mô hình quản lý, đặc điểm, điều kiện kinh doanh của tổ chức tín dụng và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền.

Đối với tài khoản thanh toán, là loại tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, thì pháp luật quy định cụ thể hơn đối với rủi ro. Cụ thể là chủ tài khoản có một trong các nghĩa vụ là: “chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản do lỗi của mình”. Đồng thời ngân hàng cũng có một trong các nghĩa vụ tương tự là: “chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo trên tài khoản thanh toán của khách hàng do lỗi của mình”.

 

2.3. Một số lưu ý đối với người gửi tiền

Trên thực tế những năm 2010-2020 đã xảy ra rất nhiều vụ mất tiền gửi nói chung, tiền tiết kiệm nói riêng và gây ra tranh cãi rất phức tạp về trách nhiệm bồi thường.

Theo quy định trên, thì bên nào có lỗi, bên đó sẽ phải chịu thiệt hại. Tuy nhiên, cái khó ở chỗ, việc xác định lỗi của khách hàng hay của ngân hàng hầu như đều do phía ngân hàng kết luận. Trong khi lỗi thì có nhiều nhưng quan trọng đâu là lỗi chính yếu dẫn đến việc bị mất tiền do bị lợi dụng, lừa đảo? Đặc biệt là, nếu như cả hai bên cùng có sai sót thì đâu là sai sót quyết định dẫn đến việc mất tiền?

Do vậy, để hạn chế bớt những rủi ro không đáng có thì người gửi tiền cần lưu ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, cẩn trọng đối với việc giao dịch tại nhà, đặc biệt là việc chỉ giao dịch với một người, dù việc giao dịch vẫn là hợp pháp, vì lợi ích của cả hai bên và nếu việc đó không an toàn, thì là do lỗi của ngân hàng chứ không phải là do khách hàng;

Thứ hai, luôn thực hiện đúng, đầy đủ thủ tục, quy trình theo đúng quy định của pháp luật và của ngân hàng;

Thứ ba, xem xét kỹ lưỡng nội dung giấy tờ giao dịch trước khi ký và khi nhận thẻ tiết kiệm, giấy tờ xác nhận tiền gửi, tài sản gửi. Không ký các giấy tờ không, cưng cấp mật khẩu giao dịch ngân hàng điện tỏ cho người khác, truy cập các đường link lạ, vì rất dễ bị lợi dụng rút, chuyển và chiếm đoạt tiền;

Thứ tư, để phát hiện và xử lý kịp thời rủi ro thì có thể thực hiện các biện pháp kiểm tra đối chiếu số dư tài khoản bằng cách trực tiếp đến nơi giao dịch, gọi điện, nhắn tin, truy cập internet.

Pháp luật quy định, ngân hàng phải cung cấp một biện pháp để người gửi tiền tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm. Ngoài ra, ngân hàng và ngưòi gửi tiền được thỏa thuận về các biện pháp khác để người gửi tiền tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm và biện pháp ngân hàng thông báo cho người gửi tiền khi có thay đổi đốĩ với khoản tiền gửi tiết kiệm. Tương tự là việc quy định đối với tiền gửi có kỳ hạn.

Quy định trên dễ bị hiểu nhầm thành trách nhiệm bảo đảm an toàn tiền gửi là của người gửi tiền. Thực ra, việc kiểm tra số dư không có tác dụng bảo đảm an toàn, mà chỉ để biết tiền gửi còn hay đã bị mất. Chưa kể nếu khách hàng thường xuyên phải kiểm tra sô’ dư tiền gửi để biết có bị mất tiền hay không, thì cũng đồng nghĩa vói việc không tin tưỏng vào sự an toàn của ngân hàng.

Việc kiểm tra, tra soát số dư tiền gửi là quyền chứ không phải là nghĩa vụ của khách hàng. Kiểm tra hằng ngày, tuần, tháng, năm hay không kiểm tra thì cũng không vi phạm quy định nào và không phải chịu trách nhiệm rủi ro do không kiểm tra.

Không có quy định nào của pháp luật, kể cả trong số 9 nghĩa vụ của chủ tài khoản thanh toán về trách nhiệm của khách hàng trong việc kiểm tra thông tin tài khoản nói chung và thông tin tiền gửi nói riêng.

Vì thế, khách hàng có quyền tiếp nhận hay không tiếp nhận các biện pháp này và có quyền tra cứu hay không tra cứu khoản tiền gửi mà không có lỗi trong việc bị mất tiền gửi.

Trách nhiệm bảo đảm chính xác và an toàn tiền gửi hoàn toàn là của ngân hàng. Việc kiểm tra không có tác dụng phòng tránh rủi ro, mà chỉ để góp phần xử lý, khắc phục hậu quả và quy kết trách nhiệm kịp thời.

Trên đây là phân tích về pháp luật đảm bảo an toàn tiền gửi và phòng ngừa rủi ro tiền gửi. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!